Khi nào Trung Quốc lọt vào nhóm các nước dẫn đầu thế giới về sản xuất bộ xử lý?

© AFP 2023 / Vincent YuChip xử lý Kunpeng 920 cho trung tâm dữ liệu và lưu trữ đám mây
Chip xử lý Kunpeng 920 cho trung tâm dữ liệu và lưu trữ đám mây - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đại lục và Đài Loan sẽ là động lực tăng trưởng chính trong sản xuất bộ vi xử lý và chất bán dẫn vào năm 2020, theo Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI). Cần lưu ý rằng năm tới trên 50 tỷ đô la sẽ được đầu tư vào việc phát triển sản xuất chip và vi điều khiển mới trên toàn thế giới.

Cần lưu ý rằng năm tới trên 50 tỷ đô la sẽ được đầu tư vào việc phát triển sản xuất chip và vi điều khiển mới trên toàn thế giới. 

Chip xử lý và chất bán dẫn là nền tảng của thiết bị điện tử hiện đại. Không có chúng, sẽ không thể sản xuất máy tính, điện thoại thông minh, tivi và nhiều loại thiết bị gia dụng khác. Vì Trung Quốc vẫn là “công xưởng toàn cầu”, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhu cầu chính đối với các sản phẩm này rơi vào Trung Quốc. Theo số liệu của IC Insights, năm ngoái Trung Quốc chiếm gần 60% nhu cầu thế giới về chất bán dẫn. Đồng thời theo tính toán của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), chỉ có 16% sản phẩm này được sản xuất tại Trung Quốc. Năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu chip và chất bán dẫn trị giá 312 tỷ USD - nhiều hơn cả nhập khẩu dầu của Trung Quốc về tổng kim ngạch.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc như vậy vào hàng nhập khẩu đe dọa sự thịnh vượng kinh tế đất nước. Sau khi Hoa Kỳ đưa ra lệnh cấm cung cấp thiết bị và linh kiện cho công ty viễn thông Trung Quốc ZTE, doanh nghiệp này đã rơi vào tình trạng khó khăn. Sau đó, các biện pháp trừng phạt đối với ZTE đã được dỡ bỏ, nhưng ngay sau đó, "chiếc hạm viễn thông" Trung Quốc- tập đoàn Huawei rơi vào vòng hỏa hoạn do các lệnh trừng phạt tương tự của Mỹ. Năm 2018, công ty đã mua linh kiện và sản phẩm công nghệ cao từ Qualcomm, Intel, Micron Technology Inc. và Broadcom Inc. với trị giá 13 tỷ USD.

Nói chung Trung Quốc cũng đã sản xuất chip của riêng mình. Huawei, ví dụ, có chip Kirin và Ascend. Nhà sản xuất Trung Quốc Unisoc Communications, đang chuẩn bị tung ra thị trường chip 5G vào năm tới. Xiaomi và Alibaba cũng đã báo cáo về thành tựu của họ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, thay thế hoàn toàn bộ xử lý nước ngoài vẫn không dễ dàng, Zhang Baijun, giáo sư tại Viện Điện tử và Công nghệ Thông tin tại Đại học Sun Yat-sen nói với Sputnik.

“Tôi tin rằng việc thay thế nhập khẩu chip hoàn toàn là một quá trình rất dài. Xét cho cùng, chất bán dẫn là  lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, và có yêu cầu đồi hỏi rất khắt khe. Đây còn là việc phát triển những thiết bị riêng để sản xuất. Mỗi quy trình cần thực hiện trên thiết bị của riêng mình, hiện tại rất ít. Chúng tôi có các nhà sản xuất thiết bị khắc bằng a xít hoặc MCDVD riêng, nhưng Trung Quốc chưa biết cách làm máy móc khắc quang học các bóng bán dẫn riêng lẻ trên một con chip. Đây là thiết bị cực kỳ phức tạp, để tự  sản xuất được cần tới khả năng công nghệ rất cao. Trong ngắn hạn, đơn giản là không thể có được. Ngoài ra còn vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế. Vì vậy, để đạt được một bước đột phá trong lĩnh vực này là vô cùng khó khăn. Ngoài ra, những sản phẩm như vậy đòi hỏi nhân sự có trình độ, tiềm năng trí tuệ. Để tích lũy cũng cần  thời gian.

© AFP 2023Công nhân Trung Quốc lắp ráp linh kiện điện tử trong nhà máy thuộc công ty khổng lồ Foxconn của Đài Loan tại Thâm Quyến, Trung Quốc
Khi nào Trung Quốc lọt vào nhóm các nước dẫn đầu thế giới về sản xuất bộ xử lý? - Sputnik Việt Nam
Công nhân Trung Quốc lắp ráp linh kiện điện tử trong nhà máy thuộc công ty khổng lồ Foxconn của Đài Loan tại Thâm Quyến, Trung Quốc

Không thể giải quyết vấn đề với các khoản đầu tư vốn thông thường. Việc chi tiêu số tiền khổng lồ sẽ không mang lại hiệu quả khi không có chuyên gia hoặc thiết bị phù hợp. Cần tập trung vào nghiên cứu toàn diện, phát triển có hệ thống, chỉ khi đó mới có thể dần dần đạt được tiến bộ. Tôi nghĩ thay thế nhập khẩu hoàn toàn là một vấn đề tương lai xa. Tất nhiên, chúng ta có thể tự làm các sản phẩm riêng lẻ. Như Huawei đang tự sản xuất chip. Nhưng ở đây cần phải xem liệu chúng có thể so sánh về đặc điểm với các sản phẩm cùng loại của Intel hoặc các công ty phương Tây khác hay không. Ngay cả khi chúng tôi mới có thể đạt được kết quả tương tự về mặt chức năng, thì điều đó cũng đã là rất tuyệt vời”.

Việc sản xuất chip và vi điều khiển là một quy trình công nghệ nhiều giai đoạn. Hoàn toàn bằng sức mình, Trung Quốc hiện có thể chỉ sản xuất được chip 14nm. Để so sánh: Các nhà sản xuất Mỹ hiện sản xuất chip 7nm và thậm chí 5 nm. Do đó Trung Quốc hiện đang  tụt hậu so với các đối thủ phương Tây trong sản xuất chip ít nhất ba thế hệ. Và những bộ vi xử lý tiên tiến mà Huawei phát triển, ví dụ như Kirin 980/985 công nghệ 7nm dùng cho các thiết bị di động, được công ty ARM của Anh thiết kế và sản xuất tại các cơ sở GlobalFoundries của Mỹ.

Hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng Trung Quốc sẽ có thể hoàn toàn dựa vào các công nghệ của riêng mình trong việc sản xuất chip và vi mạch không sớm hơn 5 - 10 năm nữa. Từ quan điểm này, nhiệm vụ do chính quyền Trung Quốc đặt ra - tự cung cấp 70% nhu cầu về chip vào năm 2025 - có vẻ khá thực tế. Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh phương Tây cũng không đứng yên tại chỗ và không ngừng cải tiến công nghệ. Do đó, cuộc chiến giành quyền thống lĩnh thế giới về chip trong thập kỷ tới hứa hẹn sẽ nóng bỏng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала