Có phải Việt Nam đối phó với nguy cơ trừng phạt của Mỹ bằng dự án nhà máy điện khí?

© Fotolia / EfiredQuốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam thỏa thuận phát triển “nhiệt điện khí” với Mỹ không chỉ là mua khí đốt của Mỹ mà còn là “tạo đầu ra” để các liên doanh khai thác khí đốt của Việt Nam với các nước khác tiêu thụ sản phẩm, nhằm tăng cường sức mạnh cho công nghiệp năng lượng của Việt Nam.

Việt Nam sẽ chi 5 tỷ USD cho dự án khí hỏa lỏng để tăng nhập khẩu từ Mỹ, theo Bloomberg. Viết về vấn đề này, Bloomberg còn bình luận: Việt Nam đã có cách xoa dịu chính quyền Hoa Kỳ và vô hiệu hóa mối đe dọa thuế quan từ Mỹ.

Việt Nam có một dự án khí hóa lỏng trị giá 5 tỷ USD, trong đó bao gồm cả cảng, nhà máy nhiệt điện sử dụng khí đốt. Để đảm bảo sự vận hành cho nhà máy này, Việt Nam sẽ phải chi hàng tỷ đô la để nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu khí đốt từ Hoa Kỳ. Dự án này đang được theo dõi sát sao và trên tinh thần chỉ đạo khẩn trương từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bloomberg bình luận, đây được xem như một phần trong nỗ lực tăng cường nhập khẩu sản phẩm, mua bán hàng hóa của Mỹ về thị trường Việt Nam.

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về tin Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Mỹ

“Tôi nghĩ rằng phía Việt Nam đã nhìn nhận dự án khí hóa lỏng LNG là một phương cách nhằm giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam. Hiện tại có rất nhiều áp lực từ Nhà Trắng”, - John Rockhold, Giám đốc điều hành của Energy Capital Vietnam nói.

“Việt Nam cần thực hiện các biện pháp để giảm sự mất cân đối thương mại không bền vững hiện nay”, - Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết.

Thực chất, có phải Việt Nam đang đối phó với nguy cơ trừng phạt của Mỹ bằng dự án nhà máy điện khí hay không? Bản chất của vấn đề này như thế nào?

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử phát triển nền kinh tế Việt Nam 15 năm về trước. Thực ra, từ năm 2004, ngay dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, việc chuyển đổi một phần nguồn năng lượng chiến lược của Việt Nam nhiệt điện từ “điện-than” sang “điện-khí” đã được Ban lãnh đạo Việt Nam hoạch định. Đích thân ông Phan văn Khải đã cắt băng khánh thành Nhà máy nhiệt điện Cà Mau sử dụng khí đốt (đuôi hơi) từ Nhà máy Khí-điện-đạm Cà Mau và nhà máy điện-khí Phú Mỹ. Nhưng do năng lực khai thác khí đốt và công nghệ thu gom khí đồng hành (khí thiên nhiên đi kèm với dầu thô) khi đó còn kém cộng với suất đầu tư cao nên nhiều dự án “điện-khí” bị bỏ qua hoặc chỉ triển khai ở mức độ “thử nghiệm”.

Ngày nay, khi “nhiệt điện-khí” đã chứng tỏ tính ưu việt của nó như giảm tới 85% lượng phát thải carbon cũng như tận dụng được “khí đồng hành” thì các lãnh đạo Việt Nam mới chú ý đến các đặc tính ưu việt của “nhiệt điện khí đốt”.

Cần lưu ý rằng trong thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang vừa dùng sức ép kinh tế (chèo kéo giá đầu tư rẻ), vừa dùng nguy cơ chiến tranh để răn đe nhằm “đánh bật” Exxon Mobil của Mỹ ra khỏi mỏ khí “Cá Voi Xanh” thì Việt Nam thỏa thuận phát triển “nhiệt điện khí” với Mỹ không chỉ là mua khí đốt của Mỹ mà còn là “tạo đầu ra” để các liên doanh khai thác khí đốt của Việt Nam với các nước khác tiêu thụ sản phẩm, nhằm tăng cường sức mạnh cho công nghiệp năng lượng của Việt Nam”, - Một chuyên gia kinh tế Việt Nam bình luận với Sputnik.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Mỹ đã có cách giúp Việt Nam đối đầu với Trung Quốc?

Theo một số nhà phân tích, khi các đối tác nước ngoài (trong đó có Mỹ) tìm được đầu ra ổn định và có cơ sở để phát triển khai thác, kinh doanh dầu khí với Việt Nam và được Việt Nam “bảo hiểm”, thì họ sẽ “làm ăn” lâu dài với Việt Nam bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc. Đó chính là bản chất của việc Việt Nam hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực năng lượng chứ không đơn giản chỉ là nhằm giảm sự mất cân đối thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Và tới đây, sự hợp tác Việt Nam-Ấn Độ về năng lượng cũng đi theo xu hướng này.

Lần đầu tiên, Trump gây áp lực với Việt Nam về thương mại. Vào tháng tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ​​sẽ có chuyến thăm Nhà Trắng với danh sách thỏa thuận cho các sản phẩm made-in-America (sản xuất tại Mỹ). Theo Bloomberg, đó có thể là khí đốt tự nhiên từ Texas, than đá từ Pennsylvania, thịt lợn từ Iowa và thậm chí cả động cơ máy bay - gói hàng có thể có trị giá hàng tỷ đô la.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала