Việt Nam từ chối hợp tác với Trung Quốc vì lý do an ninh

© AFP 2023 / Laurent FievetCờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam
Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan hệ Việt-Trung, ưu và nhược điểm của sự tăng trưởng kinh tế, ngành du lịch và thể thao - đây là những chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Bác bỏ câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non”

Việt Nam “cô độc” trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, tờ Asia Times viết như vậy trong một bài viết dài về cuộc đấu tranh của Hà Nội chống lại các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Hầu hết các nước Đông Nam Á, bao gồm Philippines, Malaysia, và  Thái Lan - Chủ tịch ASEAN trong năm nay, đã nỗ lực hòa giải với hy vọng giành được chiến thắng. Chỉ có Việt Nam chỉ trích công khai các hành động của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các đảo tranh chấp.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Vụ Bãi Tư Chính: Việt Nam có nên khởi kiện Trung Quốc?
Đồng thời, Việt Nam đang tích cực giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc bằng cách mở rộng quan hệ thương mại với các cường quốc phương Tây, bao gồm thỏa thuận gần đây nhất với EU, tờ báo viết. Hà Nội tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan khu vực và quốc tế trong việc lên án các hành động của Bắc Kinh đang đe dọa tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cường quốc trong khu vực, bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản, giúp củng cố an ninh và an toàn trên biển. Tác giả bài báo nhắc đến các tàu ngầm và máy bay Nga cũng đóng một vai trò lớn trong hoạt động này, và đề cập đến việc Hà Nội mời các công ty năng lượng Nga làm việc trên thềm lục địa Việt Nam với hy vọng Trung Quốc sẽ không gây áp lực với Nga trong vấn đề này.

Sự sáng suốt chiến lược và sự kiên trì đã biến Việt Nam thành quốc gia duy nhất trong khu vực đang chống lại áp lực từ Trung Quốc, tờ Asia Times kết luận.

Chiến thắng trong cuộc chiến thương mại có cả những nhược điểm

Việt Nam chống lại áp lực từ Trung Quốc không chỉ về mặt chính trị mà cả về mặt kinh tế. South China Morning Post bình luyện về quyết định của chính quyền Việt Nam từ chối đầu tư nước ngoài trong dự án xây dựng tuyến đường cao tốc chạy từ Bắc vào Nam. Theo tác giả bài báo, lý do là bởi vì trong số 60 bộ hồ sơ thầu tham gia sơ tuyển, các nhà đầu tư ngoại, chủ yếu là Trung Quốc, chiếm hơn một nửa. Nhà thầu Trung Quốc là danh xưng mang tiếng xấu ở Việt Nam. Ngoài ra, chính quyền lo ngại rằng, sự tham gia của Trung Quốc vào dự án xây dựng đường cao tốc sẽ gây ra làn sóng phản đối của người dân. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc đang tìm cách mở rộng các cơ hội kinh tế và địa chiến lược thông qua dòng đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nước ngoài, Việt Nam lo ngại về hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia. Mặc dù các nhà đầu tư Việt Nam không có đủ khả năng hỗ trợ dự án này, ban lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng trì hoãn dự án này vì lý do an ninh, tác giả bài báo kết luận.

 Dự án cao tốc Bắc Nam - Sputnik Việt Nam
Thiếu tiền, doanh nghiệp Việt lấy gì làm cao tốc Bắc-Nam?
Smart Energy đưa tin rằng, đây lần đầu tiên Việt Nam sắp có dàn pin điện mặt trời nổi lớn nhất Đông Nam Á. Và Mashable SE Asia hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam đến năm 2022 sẽ xây dựng gần Hà Nội một thành phố thông minh, hiện đại, với rất nhiều công trình công cộng, tiện ích nhằm phục vụ người dân, cung cấp sản phẩm thông minh cho khoảng 7.000 căn hộ. Huyndai đề nghị xây đường hầm dưới nước qua cửa vịnh Hạ Long đến năm 2025, theo GCR. Tất cả điều này là bằng chứng cho sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Nhưng sự tăng trưởng có cả những nhược điểm.

Euronews cho biết rằng, nhiều doanh nghiệp thiếu hụt lao động có chuyên môn cao, tình hình trở nên trầm trọng hơn bởi vì tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều công ty mới. Chỉ 12% lực lượng lao động 57,5 ​​triệu người của Việt Nam có tay nghề cao, theo công ty tuyển dụng Manpowergroup. Vấn đề chính là hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, hệ thống này phải được cải cách khẩn cấp. Và Vietnam Briefing viết về vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn của Việt Nam và các biện pháp mà chính phủ đang thực hiện.

Làm “gián điệp” không giúp giành chiến thắng

CNN tiếp tục giới thiệu với độc giả những hoạt động hấp dẫn nhất ở Việt Nam: từ chuyến du lịch ngắm cảnh Vịnh Hạ Long từ trên cao đến chuyến đi đến sông Mê Kông. Tờ báo Anh The Guardian viết rằng, khách du lịch phản đối lệnh cấm khách du lịch chụp ảnh tự sướng vào "xóm cà phê đường tàu" ở Hà nội. FOX Sports Asia cho biết, HLV Park Hang-seo “tố” ông Tan Cheng Hoe, HLV đội tuyển Malaysia,  làm “gián điệp” cho đội mình trong buổi tập huấn của đội tuyển Việt Nam. Như chúng ta biết, điều này vẫn không giúp đội Malaysia giành chiến thắng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала