Việt -Trung: Chính trị ảnh hưởng ra sao đến kinh tế và văn hóa

© Depositphotos.com / HuythoaiTòa nhà Landmark 81
Tòa nhà Landmark 81 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và mối quan hệ Việt-Trung, nền kinh tế và chương trình tên lửa, an toàn giao thông và ngành du lịch - đây là những chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

50 năm trước ở Mỹ đã tiến hành cuộc biểu tình lớn nhất phản đối chiến tranh Việt Nam

Vào tuần này, báo chí Mỹ đăng tải nhiều thông tin về những lễ tôn vinh các cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam. Trong bối cảnh đó, một bài dài trên tạp chí Jacobin magazine về phong trào phản chiến ở Mỹ trong thập niên 60 thu hút sự chú ý của chúng tôi. 50 năm trước, vào ngày 15 tháng 10 năm 1969, ở Mỹ đã tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất chống chiến tranh Việt Nam.

Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc kêu gọi đối thoại hòa bình, Việt Nam nói không nhượng bộ
Khoảng hai triệu người đã tham gia làn sóng biểu tình tại 200 thành phố của đất nước, bao gồm cả hàng ngàn người lính trải qua cuộc chiến “đáng xấu hổ nhất” của Hoa Kỳ.

Giao dịch bất động sản và bộ phim hoạt hình bị cấm tại Việt Nam

Một trong những thông tin về Việt Nam được phản ánh rộng rãi trên báo chí nước ngoài là việc Việt Nam đã cấm chiếu bộ phim hoạt hình Abominable. Bộ phim Abominable là một dự án do Mỹ và Trung Quốc hợp tác sản xuất, cụ thể là hai hãng phim DreamWorks Animation và Pearl Studio. Chính quyền rút bộ phim này khỏi các rạp chiếu ở Việt Nam, xóa các đoạn giới thiệu và thông tin khác về nó từ các trang web của các nhà phân phối Việt Nam và từ các mạng xã hội. Nguyên nhân xuất phát từ việc khán giả phát hiện nhà làm phim đã cài cắm đường lưỡi bò vào trong các phân cảnh phim, phản ánh các yêu sách của Trung Quốc đối với hầu hết khu vực Biển Đông, theo The Diplomat.

Còn South China Morning Post cho biết rằng, hộ chiếu “đường lưỡi bò” khiến người Trung Quốc phải đối mặt với những khó khăn lớn trong việc giành quyền sở hữu bất động sản tại các thành phố của Việt Nam. Tranh chấp lãnh thổ giữa Hà Nội và Bắc Kinh tác động đến khả năng của các nhà đầu tư Trung Quốc mua những nhà ở cao cấp tại Việt Nam với giá chỉ bằng một nửa so với bất động sản tương tự ở Bangkok và thấp hơn 10% so với Hồng Kông, tờ báo viết.

Nền kinh tế và xã hội

Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn thu hút sự chú ý của các tạp chí kinh tế có uy tín. Bloomberg viết về Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (“THP”) có mục tiêu trở thành tập đoàn sản xuất nước đồ uống hàng đầu châu Á nhờ việc xây dựng ba nhà máy mới. Tạp chí Nikkei Asia Review viết về dự án Việt Nam Topica Edtech giảng dạy công nghệ thông tin điện tử để cải thiện kỹ năng của các chuyên gia trẻ trong thời đại kỹ thuật số. Khoảng 1,5 triệu học viên ở Việt Nam và Thái Lan đang tham gia 3.000 khóa học Topica Edtech khác nhau. Việc thiếu nhân sự có trình độ là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của nền kinh tế Internet tại Việt Nam.

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam từ chối hợp tác với Trung Quốc vì lý do an ninh
Tờ Vietnam Briefing có một bài viết dài về vấn đề tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ đưa ra các sửa đổi vào pháp luật. Đến năm 2020, khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt Nam sẽ được tư nhân hóa một phần. Áp lực của Mỹ đối với Việt Nam để giảm thâm hụt thương mại tạo cơ hội hiếm có cho các nhà sản xuất LNG của Mỹ tiếp cận thị trường của đất nước này đang tăng trưởng nhanh chóng, theo Petroleum Economist. Tạp chí viết về các dự án trị giá hàng tỷ USD về xây dựng  tại Việt Nam các nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG).

The New Straits Times có một bài viết về chủ đề an toàn giao thông đường bộ. Ma túy, rượu bia tạo nên những “tử thần” lái xe trên đường phố, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Việt Nam trong năm nay.

Một bản tin về Việt Nam được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nước ngoài là như sau, giới chức Úc đã trục xuất một phụ nữ Việt Nam sau khi tìm thấy túi thịt heo không được khai báo trong hành lý của bà này. Đây là lần đầu tiên Úc hủy bỏ thị thực vì vi phạm liên quan đến thực phẩm theo luật an ninh sinh học nghiêm ngặt mới nhằm mục đích ngăn chặn bệnh cúm lợn châu Phi đến đất nước này.

Việt Nam vào thành phần "câu lạc bộ tên lửa"

Báo chí Nga đăng tải rất nhiều tài liệu về sự phát triển của Việt Nam. Ví dụ, chúng tôi lưu ý đến thông tin của tạp chí Voyennoe obozrenie về việc Việt Nam đã phóng tổ hợp tên lửa thử nghiệm, đây là bước phát triển của chương trình tên lửa nội địa Việt Nam. Agroinvestor viết về việc Nga đình chỉ việc xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam. Còn RZD-Partner đưa tin rằng, Việt Nam tăng nhập khẩu than Nga thông qua cảng Posyet ở vùng Viễn Đông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала