Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Việt năm 2019: hợp tác giữa hải quân, cảnh sát đặc nhiệm hiện đại hóa phòng không Việt Nam. Phần 4
Sputnik tiếp tục tổng kết kết quả hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Nga trong năm 2019.

1
Tín hiệu SOS từ sâu thẳm đại dương
Vào ngày 2 - 8 tháng 12 năm 2019, cuộc tập trận hải quân Việt - Nga đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam dưới sự chỉ huy của Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga, Phó đô đốc Andrei Volozhinsky (sỹ quan tàu ngầm có kinh nghiệm) và Tham mưu trưởng Hải quân Việt nam, Chuẩn đô đốc Trần Thanh Nghiêm.
Việt Nam đã có một hạm đội tàu ngầm đầy đủ, nhưng đây vẫn là một thiết bị tương đối mới. Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam cần tiếp tuc học hỏi. Và lần này là cần thiết trong việc nắm bắt công nghệ hỗ trợ cho "tàu ngầm gặp nạn nằm dưới đáy biển"! Vì tất cả các tàu ngầm lớn của Việt Nam đều do Nga sản xuất, nên đã có quyết định hợp lý để nắm bắt kinh nghiệm từ Hải quân Nga.
Igor Belousov (dự án Cá heo 21300C) - tàu cứu hộ hiện đại Hạm đội Thái Bình Dương (Nga), đã cập cảng Cam ranh.Tàu được Cục thiết kế hàng hải trung ương "Almaz" (St.Petersburg) phát triển.

Lượng giãn nước 5000 tấn, chiều dài - khoảng 100 mét, chiều rộng - 17 mét. Tốc độ - 15 hải lý (28 km\giờ), tầm hoạt động - lên đến 3500 dặm. Đội thủy thủ gần 100 người. Ưu điểm chính của tàu dự án này là trang thiết bị với nhiệm vụ chính - cứu hộ tàu ngầm khẩn cấp.
Nhà thiết kế chính lớp tàu Alexander Forst trong cuộc phỏng vấn với Sputnik cho biết:
"Tàu có khả năng thực hiện toàn bộ các hoạt động cứu hộ khẩn cấp ở cấp độ kỹ thuật tiên tiến nhất. Trang bị radar, sonar và phương tiện hàng không tìm kiếm con tàu gặp sự cố, thiết bị điều hướng, liên lạc, tổ hợp y tế với một phòng phẫu thuật, thiết bị lặn cứu hộ cố định, đảm bảo xả nén hiệu quả các tàu ngầm được giải cứu. Một tính năng đặc biệt là hệ thống điện thống nhất. Bao gồm hai động cơ điện diesel đặt trong các khoang hoàn toàn khác nhau, nhưng hoạt động như một trạm điện duy nhất".


Trên tàu có hai ca nô cứu hộ tốc độ cao Katran do Nga sản xuất, chuông lặn mới nhất, cùng một tàu ngầm nhỏ không người lái điều khiển từ xa. Và quan trọng nhất là phương tiện cứu hộ dưới biển sâu tự hành AS-40 Bester-1, có thể lặn xuống độ sâu 720 mét, tiếp cận tàu ngầm bị tai nạn ngay cả khi nằm nghiêng 45 độ. Trong một lần lặn xuống, thiết bị có thể cứu hộ 22 người.
Trên tàu có hai ca nô cứu hộ tốc độ cao Katran do Nga sản xuất, chuông lặn mới nhất, cùng một tàu ngầm nhỏ không người lái điều khiển từ xa. Và quan trọng nhất là phương tiện cứu hộ dưới biển sâu tự hành AS-40 Bester-1, có thể lặn xuống độ sâu 720 mét, tiếp cận tàu ngầm bị tai nạn ngay cả khi nằm nghiêng 45 độ. Trong một lần lặn xuống, thiết bị có thể cứu hộ 22 người.
Thiết bị "Bester" được phát triển tại Cục thiết kế trung tâm "Lazurit" (Nizhny Novgorod). Tàu dự án "Cá heo" chỉ cần hạ thủy nó xuống nước. Thiết bị này tự lặn xuống, tiến hành một cuộc tìm kiếm bổ sung tàu ngầm gặp nạn, kết nối, theo nghĩa đen là "dính" vào khoang cứu hộ tàu ngầm. Cửa khoang mở và nhân viên Bester giúp thủy thủ tàu ngầm leo vào. Sau đó thiết bị nổi lên mặt biển, tàu "Cá heo" nhấc thiết bị lên boong.
Alexander Forst, nhà thiết kế chính lớp tàu.
Trong cuộc diễn tập, đã thực hiện các công việc thực tế tìm kiếm và kiểm tra "một tàu ngầm diesel - điện gặp tai nạn khẩn cấp giả định", sơ tán các thủy thủ khỏi tàu bằng phương tiện cứu hộ dưới nước. Các chuyên gia Việt Nam đã tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chuyên môn cho các thủy thủ tàu ngầm được giải cứu. Sau đó các thủy thủ diễn tập việc tự mình rời khỏi các khoang tàu ngầm (ví dụ thông qua ống phóng ngư lôi).
Tổng kết cuộc tập trận hải quân Nga - Việt, thông cáo báo chí chính thức của Bộ Quốc phòng Nga cung cấp cho Sputnik cho biết:


"Các thủy thủ Việt Nam cho thấy sự gắn kết và chuyên nghiệp ở tất cả các giai đoạn cuộc diễn tập. Một trong những đặc điểm nổi bật là không có rào cản ngôn ngữ giữa các thủy thủ Nga và Việt Nam. Sự hiểu biết đầy đ về quá trình có ở cả hai phía, cho phép chúng tôi hoàn thành tất cả các nhiệm vụ.
Ngược lại, các chuyên gia Hải quân Việt Nam ghi nhận tính hiệu quả và đơn giản trong hoạt động của thiết bị tìm kiếm, cứu hộ Nga, cũng như
chuyên môn cao từ các thủy thủ hạm đội Thái Bình Dương. Những bài tập như vậy và việc tiếp thu kinh nghiệm thực tế từ hoạt động trên biển giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhau và có tác động tích cực trong việc củng cố niềm tin lẫn nhau trong khu vực".



2
"Vệ binh quốc gia" (Rosgvardia) và "Cảnh sát cơ động" Việt Nam: trao đổi kinh nghiệm hoạt động
Đầu tháng 12 năm 2019, phái đoàn chính thức của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga (Rosgvardia), đứng đầu là Tướng Viktor Zolotov, đã có chuyến thăm. Tướng Zolotov đã gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, thảo luận về các vấn đề hợp tác hơn nữa giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh và chống khủng bố.
Phái đoàn Vệ binh quốc gia Nga cũng đã đến thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Việt nam, làm quen với cơ cấu tổ chức và hoạt động của lực lượng.
Chúng tôi tiếp tục hợp tác hiệu quả với Bộ Công an Việt Nam. Đặc biệt, lên kế hoạch trao đổi kinh nghiệm giữa chuyên gia lực lượng đặc biệt hai nước. Đang lên kế hoạch các cuộc tập trận chung và các sự kiện khác trong đó các nhân viên và quân nhân chúng ta có thể trao đổi kinh nghiệm, phương pháp tiếp cận hiện đại và cách giải quyết thực tiễn tốt nhất.
— dịch vụ báo chí Rosgvardia trích dẫn lời người đứng đầu cơ cấu.
Việc huấn luyện chung giữa lính "mũ nồi đỏ" (mũ trang phục của Rosgvardia Nga) và "Cảnh sát cơ động" có lẽ sẽ có lợi cho cả hai bên. Các nhiệm vụ như trấn áp các cuộc ẩu đả bạo loạn trên đường phố, kiềm chế những huligan bóng đá, bắt giữ những tên cướp có vũ trang, khủng bố hoặc buôn bán ma túy có liên quan đều hiện hữu ở cả Nga và
Việt Nam.

3
Nhìn về tương lai của hợp tác kỹ thuật quân sự
Đưa ra dự đoán là một nhiệm vụ khó khăn. Một điều rõ ràng: năm 2020 hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục theo mọi hướng. Quân đội Việt Nam đang dần được hiện đại hóa, Lực lượng Vũ trang Nga cũng mài giũa kỹ năng chiến đấu của mình, ngành công nghiệp quốc phòng Nga, Việt Nam nỗ lực cải thiện các hệ thống vũ khí hiện có và phát triển các vũ khí mới.
Tình hình chính sách đối ngoại phức tạp đòi hỏi cả hai nước chúng ta luôn phải "giữ gìn thuốc súng khô ráo". Và hướng hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh được đặc biệt ưu tiên – tương lai sẽ cho thấy. Chuyên gia Nga, giám đốc Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới (TsAMTO), ông Igor Korotchenko tin tưởng:
Ngay lập tức tôi có thể chắc chắn bất kỳ yêu cầu nào của Việt Nam đối với vũ khí Nga sẽ được xem xét và thỏa mãn trong thời gian ngắn nhất và với chất lượng cao nhất. Chẳng hạn, hiện tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiệm vụ tăng cường phòng không, bao gồm cả việc bảo vệ các đối tượng quan trọng nhất, ví dụ như căn cứ tàu ngầm. Nga có thể cung cấp hệ thống tên lửa TorM2 cho đối tác Việt Nam. Chúng được thiết kế như một phương tiện phòng không xác suất được đảm bảo 100% bắn hạ bất kỳ mục tiêu trên không nào. Khi đối phó với cuộc tấn công "máy bay không người lái" của những kẻ khủng bố tại căn cứ không quân Khmeimim ở Syria, TorM2 đã hoạt động hoàn hảo.
Rõ ràng là việc sử dụng các cuộc tấn công từ trên không bằng UAV hay tên lửa hành trình, sẽ ngày càng phát triển. Và Việt Nam cũng sẽ phải đáp lại thử thách này. Cùng với TorM2, tôi không loại trừ khả năng cung cấp cho Việt Nam các radar hiện đại để kiểm soát không phận và hỗ trợ nâng cấp các hệ thống phòng không hiện có trong quân đội Việt Nam. Đối với bất kỳ quốc gia nào, sự hiện diện của lực lượng phòng không mạnh mẽ và hiệu quả là một công cụ thực sự để đảm bảo chủ quyền của đất nước.
— chuyên gia nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала