20 tỷ USD liệu có «lấy lại ưu thế Mỹ» ở châu Á?

© Ảnh : U.S. Air Force/Tech. Sgt. Jason Robertsonđảo Guam, nơi bố trí căn cứ không quân Mỹ.
đảo Guam, nơi bố trí căn cứ không quân Mỹ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần trước, đại diện Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã gửi thư cho Quốc hội yêu cầu tăng khoản phân bổ thêm 20 tỷ USD. Văn kiện tài chính mới có tên gọi là «Lấy lại lợi thế» («Regain the Advantage»).

Hàng chục tỷ USD sẽ tiêu vào đâu

Các nhà quân sự Mỹ yêu cầu lượng «khủng» tiền ngân sách với thuyết trình là để tăng cơ số các đơn vị tên lửa phòng không, bổ sung hệ thống cảnh báo radar mới, thực hiện những cuộc tập trận quy mô và hỗ trợ quân sự cho các đồng minh của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Cũng sẽ thành lập các trung tâm tình báo mới. Tương ứng với yêu cầu gửi cho kế hoạch tài chính, khoảng 1,6 tỷ USD sẽ được phân bổ năm 2021 và 18,5 tỷ USD khác phải được cấp trong dự toán những năm 2022-2026.

Lầu Năm Góc  - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Yêu cầu dành chú ý đặc biệt cho Guam, căn cứ Mỹ quan trọng nhất ở cùng tây Thái Bình Dương. Để xây dựng hệ thống phòng không trên đảo này, có phạm vi bao quát 360 độ, dự kiến ​​chi 1,7 tỷ USD.

Tất cả là lỗi của Trung Quốc?

Nhằm biện minh cho sự cần thiết phải tăng kinh phí phân bố quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, giới quân sự và các chính trị gia ủng hộ họ đang khuyếch trương thông tin về đà gia tăng phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc và Nga. Công chúng Mỹ nhận toàn những tin cho rằng Lầu Năm Góc đang bắt đầu thua kém ở khu vực này so với trước hết là lực lượng vũ trang Trung Quốc, cũng như Nga.

Trong bản yêu cầu gửi Quốc hội, cơ quan quân sự Mỹ tuyên bố thẳng: «Nếu không có động lực hiệu quả và xứng tầm để kiềm chế Trung-Nga bằng các phương tiện thông thường, hai quốc gia này sẽ chiếm giữ cơ may thuận tiện để thực hiện những bước đi đẩy bật Hoa Kỳ ra khỏi khu vực».
USS Decatur - Sputnik Việt Nam
Lộ clip tàu Trung Quốc cố tình va chạm với chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông

Để đạt hiệu quả lớn hơn, chính giới Hoa Kỳ đã dành vị trí quan trọng trong không gian thông tin để đăng tải diễn biến thời sự gần đây, nói về cuộc tấn công của tàu hải cảnh Trung Quốc nhắm vào tàu cá Việt Nam làm con tàu của các ngư dân Việt bị chìm. Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố «đây là vụ việc mới nhất trong chuỗi hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách lâu dài của Bắc Kinh về hàng hải bất hợp pháp», và phía Mỹ cáo buộc Bắc Kinh «lợi dụng lúc tất cả đang bận tâm chống đại dịch coronavirus trên toàn cầu để xác định chủ quyền bất hợp pháp ở Biển Đông».

Lộ rõ sự gia tăng hoạt tính quân sự Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Rõ ràng, cần có đánh giá pháp lý thích đáng về hành động của lực lượng tuần duyên hàng hải Trung Quốc, tấn công vào các ngư dân Việt Nam ôn hòa. Ngay từ bây giờ đã có thể nói rằng hành động đó trái với thỏa thuận của các nhà lãnh đạo cấp cao của CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, gây tổn hại  cho  quan hệ láng giềng thân thiện, cho nền hòa bình và ổn định ở Biển Đông và không tương ứng với chuẩn mực luật pháp quốc tế.

Tàu của Hải quân Trung Quốc trong cuộc tập trận ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẽ đáp trả như thế nào trước thách thức từ phía Mỹ tại Biển Đông?

Nhưng ngay cả trong những điều kiện như vậy, Lầu Năm Góc cũng không có quyền gì để vơ lấy chức trách trọng tài phán xử, hơn thế nữa là yêu cầu bổ sung cho các kế hoạch của mình trong khu vực. Sự thật chứng tỏ rằng Hoa Kỳ đang liên tục tăng hoạt tính quân sự trong khu vực. Người Mỹ đã thực hiện 8 cái gọi là chiến dịch đảm bảo tự do lưu thông hàng hải trong năm 2019 - nhiều hơn 3 cuộc so với năm 2018 - trong đó tàu Mỹ di chuyển cả trong phạm vi 12 hải lý cách các chủ thể trên đất liền mà người Trung Quốc chiếm giữ hoặc tuyên bố là lãnh thổ thuộc Bắc Kinh. Binh lính Mỹ cũng tham gia vào ít nhất là 50 cuộc tập trận chung với các nước Đông Nam Á. Có tối thiểu 3 tàu đổ bộ và hai tàu bảo vệ bờ biển của Mỹ đã tham gia tập trận, còn 8 tàu hải ​​giám thực hiện những sứ mệnh dài ngày. Những chuyến đi của tàu chiến Mỹ diễu qua eo biển Đài Loan đã trở nên thường xuyên hơn và đây là đòn giáng mạnh vào thể diện của Bắc Kinh bởi Trung Quốc luôn ráo riết tuyên bố đảo Đài Loan là lãnh thổ của mình.

Những hành động như vậy của Hoa Kỳ ở một khu vực cách xa bờ biển nước Mỹ chỉ tổ chọc giận Trung Quốc khiến Bắc Kinh dấn tới những bước đi kế tiếp để tăng cường sức mạnh quân sự và củng cố tham vọng lãnh thổ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала