Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo vệ thế giới chống coronavirus

© AP Photo / Hau DinhHà Nội, Việt Nam
Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đã trụ vững khi đối đầu với đại dịch coronavirus, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm thực tế và giúp đỡ các nước khác trong cuộc chiến gay go này. Có thể khái quát ngắn gọn rằng đó là nội dung chính trong các bài viết và tin tức nói về Việt Nam trong tuần qua.

Sputnik mời các bạn theo dõi chuyên mục tổng quan hàng tuần của chúng tôi – «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Nhà máy sản xuất khẩu trang bảo vệ toàn cầu

Bloomberg thông báo rằng Việt Nam đã tặng 250 nghìn khẩu trang y tế cho Hoa Kỳ, nơi gánh chịu tổn thất hơn 30 nghìn người tử vong vì dịch bệnh coronavirus. Hà Nội cũng chuyển khẩu trang và thiết bị y tế sản xuất nội địa  trị giá 100.000 USD cho Nhật Bản, và trước đó đã quyên góp số lượng tương tự tặng cho các nước láng giềng Campuchia, Lào rồi các nước châu Âu. Rossiyskaya Gazeta cung cấp thông tin về việc 150 nghìn khẩu trang kháng khuẩn sản xuất tại Việt Nam được chuyển sang Nga. Tuần trước, Nga đã nhận thêm 50 nghìn khẩu trang nữa cũng do Việt Nam trao cho. Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đang chuyển từ may áo sơ mi và váy sang sản xuất các thiết bị bảo hộ y tế.

Sĩ quan Cảnh sát Việt Nam đeo khẩu trang - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến đấu của Việt Nam chống coronavirus đã thành kiểu mẫu

The Malaysian Reserve viết rằng đại dịch đã tạo cơ hội cho đất nước Việt Nam trở thành nhà máy sản xuất khẩu trang tầm thế giới. Ngành may mặc Việt Nam nhận được đơn đặt hàng làm hàng trăm triệu khẩu trang cho các đối tác Hoa Kỳ và Đức. Asia Times trích dẫn ý kiến ​​chuyên gia nhận xét rằng chính sách «ngoại giao khẩu trang» này cho thấy sự gia tăng «sức mạnh mềm» của Việt Nam và sẽ rất hữu ích cho đất nước trong tương lai. Một số chuyên gia nêu giả thiết rằng nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn các nước Đông Nam Á khác vào năm 2021, đặc biệt là nếu như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU mạnh tay chuyển chuỗi sản xuất-cung ứng của họ từ Trung Quốc sang đất Việt Nam.

Cảnh báo dịch bệnh dễ hơn đấu tranh chống lại nó

Ngày càng có nhiều bài viết trên báo chí thế giới chú ý tập trung phân tích nguyên nhân thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch coronavirus. NPR nêu nhận định rằng nền tảng thành công là dựa chắc trên kinh nghiệm đấu tranh chống các trận đại dịch trước đó, sớm thực hiện chính sách quyết liệt về giãn cách xã hội, có hành động cứng rắn của ban lãnh đạo chính trị và sức mạnh kỷ luật có hệ thống của chế độ độc đảng cầm quyền.

Ấn phẩm trích dẫn lời các chuyên gia phương Tây làm việc tại Việt Nam, nói về tính xác thực qua những dữ liệu do Việt Nam công bố về diễn biến lây lan căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính trên lãnh thổ đất nước. The Strategist bổ sung thêm rằng số trường hợp mắc bệnh thấp «một cách đáng ngạc nhiên» ở Việt Nam (dưới 300 ca) và không có bất kỳ ca tử vong nào - là kết quả của việc theo dõi cẩn thận và rộng rãi việc di chuyển của cư dân, đo nhiệt độ thường xuyên tại các cửa khẩu sân bay và những nơi công cộng, quản lý tốt việc cách ly tập trung. Việt Nam cũng đã thể hiện phong cách thủ lĩnh đáng nể trong lĩnh vực ứng nghiệm đổi mới bằng cách sáng chế và xuất khẩu những bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh, giá cả phải chăng, cho lắp đặt các buồng khử trùng toàn thân để ngăn ngừa lây nhiễm tại các phòng khám và những nơi khác mà mọi người dân tập trung xếp hàng. Việt Nam tổ chức cách ly người trong các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nhằm tránh tiếp xúc với hàng xóm và thân nhân. Chiến lược quan trọng then chốt đối với Việt Nam là phản ứng mau lẹ để giảm lây nhiễm và tránh bớt gánh nặng cho các y bác sĩ. Nhưng đồng thời, hệ thống y tế Việt Nam cũng cho thấy mặt mạnh là có trang thiết bị và tính cơ động tốt. Năm 2003, Việt Nam từng trở thành đất nước chính sau Trung Quốc, nơi đối mặt với dịch bệnh SARS. Các kết luận cần thiết đã được đưa ra, và bây giờ các y bác sĩ Việt Nam có đủ trang bị kiến thức và phương tiện để đáp trả cuộc tấn công của coronavirus. Các bệnh viện được cũng cấp giường, máy móc và thuốc men cần thiết, các y bác sĩ có tất cả các phương tiện bảo hộ.

Một người đàn ông đi xe máy tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Giữa thời đại dịch Việt Nam bình tĩnh và có tổ chức

Tờ Nikkei Asian Review lưu ý rằng các nước với mô hình dân chủ phương Tây ban đầu phản đối biện pháp của Việt Nam vì cho rằng có tính áp đặt vi phạm quyền riêng tư. Thế nhưng sau khi lộ ra và bùng nổ nhiều căng thẳng trong hệ thống y tế của chính nước họ với con số tử vong cao chóng mặt, chính các nước này bắt đầu «tỉnh ngộ» và đang xem xét sử dụng những biện pháp như vậy vì lợi ích của toàn cộng đồng. Ở Ý và Pháp đã ban hành quy định hạn chế khi đại dịch hoành hành còn tại Việt Nam quyết tâm ngăn chặn hoàn toàn không để xảy ra dịch bệnh. Và đây là điểm khác biệt cơ bản.

Hỗ trợ doanh nghiệp, giúp đỡ cư dân

Tờ The Star Online cho biết rằng các doanh nhân Hà Nội đã đề nghị chính quyền địa phương ban hành chính sách thuế theo cách giúp đối phó với suy thoái kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Thành phố sẽ dành hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện sử dụng hệ thống quản trị điện tử và cấp xung lực kích thích sự phát triển của các cơ sở khởi nghiệp. CEO của «Vietnam Airlines» thông báo rằng, có thể các hãng hàng không sẽ phải mất ít nhất 5 năm để phục hồi và bù đắp những thiệt hại phát sinh trong bối cảnh bùng phát coronavirus.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc.  - Sputnik Việt Nam
Vũ khí tối thượng giúp ASEAN chiến thắng Covid-19

Còn New York Post nói về việc lắp đặt chuỗi «cây ATM» cấp gạo tại TP Hồ Chí Minh - máy định lượng tự động tuôn gạo, làm việc suốt 24 giờ cả 7 ngày trong tuần, đảm bảo cung cấp gạo miễn phí cho dân nghèo thất nghiệp, nhiều người trong số này trước khi xảy ra dịch bệnh chỉ biết mưu sinh bằng nghề bán hàng rong, gác cổng hoặc bán vé số, nhặt ve chai. The Star Online viết rằng thị trường chứng khoán Việt Nam, từng sụt giảm mạnh nhất vào tháng 3 kể từ năm 2001, bây giờ bắt đầu hồi sinh. Báo e27 giới thiệu những lợi thế của cách tổ chức làm việc từ xa.

Hiện giờ về cơ bản phần lớn các nước châu Á-Thái Bình Dương đều tập trung lo chống dịch bệnh COVID-19, những vấn đề khác của chính trị khu vực hiện đã xuống hàng thứ yếu. Nhưng Hà Nội cần chuẩn bị để sớm trở lại xúc tiến hoạt động địa chính trị, đặc biệt là trong năm Việt Nam đảm trách vai trò Chủ tịch ASEAN, - tờ East Asia Forum nhắc nhở. Không nghi ngờ gì, sau tất cả những thử thách cam go này, tiếng nói của Việt Nam nhiều uy tín sẽ rất có trọng lượng và đầy thuyết phục, không chỉ trên diễn đàn khu vực mà cả trên trường quốc tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала