Liệu Trung Quốc có nổi nóng trước những khiêu khích của Trump

© AP Photo / Andrew HarnikDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong những ngày gần đây, ở Mỹ đã cất lên những lời kêu gọi "trừng phạt" Trung Quốc về hành vi được cho là không đúng đắn trong cuộc chiến chống COVID-19. Các đồng minh của Hoa Kỳ cũng bị lôi kéo vào chiến dịch chống Trung Quốc.

Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn cho rằng bằng cách này Donald Trump giải quyết các nhiệm vụ tranh cử của mình, cố gắng kìm hãm bước đột phá mới ở Trung Quốc trong quá trình phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

Chiến dịch chống Trung Quốc chưa từng có ở Hoa Kỳ

Chiến dịch chống Trung Quốc ở Hoa Kỳ tiến gần đến đỉnh điểm. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marsha Blackburn đã viết một bức thư cho các đồng nghiệp kêu gọi không gặp gỡ các doanh nghiệp và cẩn thận khi làm việc với các quan chức Trung Quốc. Bà kêu gọi hãy tránh tiếp xúc với họ trong hội trường Quốc hội.

Các bác sĩ ở Manhattan ở New York - Sputnik Việt Nam
Đức coi các cáo buộc của Mỹ chống lại Trung Quốc về COVID-19 là chiêu đánh lạc hướng

Tuần trước, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đề xuất một dự luật cho phép Tổng thống Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, nếu họ không đưa ra một "tổng kết toàn diện" về vai trò của Trung Quốc trong dịch coronavirus. Các nhà lập pháp yêu cầu điều tra tất cả các tình huống trong vòng 60 ngày, cũng như xác nhận việc đóng cửa các khu chợ búa được gọi là "ẩm ướt" ở Trung Quốc và thả các nhà hoạt động bị bắt vì bạo loạn ở Hồng Kông. Mặt khác, họ đề xuất đóng băng tài sản Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đưa ra lệnh cấm du lịch, thắt chặt việc cấp thị thực và hạn chế doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận nguồn tài chính ngân hàng ở Hoa Kỳ và thị trường vốn.

Mỹ tiếp tục cuộc chiến tranh «thị thực trực tuyến» với Trung Quốc trong tuần này bằng cách giới hạn thị thực cho các nhà báo Trung Quốc làm việc tại Mỹ trong 90 ngày. Tân Hoa Xã gọi quyết định này là một hành động phân biệt đối xử và áp lực chưa từng có lên các nhà báo Trung Quốc. Điều này phơi bày hoàn toàn sự giả tạo về tuyên bố của Hoa Kỳ về "quyền tự do báo chí", người phát ngôn của hãng tin nói.

Một nỗ lực "gây sự" chưa từng thấy và áp lực đối với Trung Quốc là tuyên bố của Donald Trump, cho rằng Hoa Kỳ hoàn toàn có thể chấm dứt mối quan hệ với Trung Quốc do tình hình đại dịch. Trong cuộc phỏng vấn với Fox Business, Trump lưu ý ông có mối quan hệ tốt với nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng giờ ông không muốn gọi điện cho ông Tập.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi các lực lượng bị cáo buộc liên quan đến Trung Quốc, hãy ngừng việc đánh cắp dữ liệu nghiên cứu coronavirus. Trước đó, FBI và Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã buộc tội Bắc Kinh về điều này. Mike Pompeo gọi hành vi của Trung Quốc trong không gian mạng là "sự tiếp nối các hành động thiếu xây dựng khi chống lại coronavirus".

Người dân đeo mặt nạ bảo vệ tại một ga tàu điện ngầm ở Đài Bắc, Đài Loan. - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ dùng "bài" Đài Loan để tăng cường chiến dịch chống Trung Quốc tại WHO

Những lời chỉ trích Trung Quốc về đại dịch chỉ được Trump sử dụng cho mục đích chính trị và không thể thực hiện được sự đe dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, chuyên gia Zhou Rong từ Đại học Nhân dân Trung Quốc nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

"Trump sử dụng các cáo buộc chống lại Trung Quốc chủ yếu cho mục đích chính trị của riêng mình. Vì lợi ích của chiến thắng bầu cử, ông có thể bêu xấu Trung Quốc, đưa ra những lời buộc tội không đúng với Tổ chức Y tế Thế giới và xung đột với Nga. Tôi sợ rằng điều này sẽ tiếp tục trong tương lai. Đối với ý định đã nêu của Trump muốn phá vỡ quan hệ với Trung Quốc, một quyết định như vậy không thể được đưa ra chỉ bởi một người. Với thị trường khổng lồ 1,4 tỷ người của Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ không đồng ý. Hơn nữa, trong trường hợp tách ra khỏi Trung Quốc, Hoa Kỳ không thể tìm thấy một thị trường thay thế tương đương, và theo đó là các vấn đề về việc làm, xuất nhập khẩu. Trung Quốc sẽ đứng vững và sẽ không chịu khuất phục trước sự khiêu khích của các chính trị gia Mỹ".

Mỹ sẽ thua Trung Quốc khi bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng

Mặt trận mới của cuộc đối đầu Mỹ - Trung trên cơ sở đại dịch diễn ra vào thời điểm tham vọng và sự tự tin của Trung Quốc gia tăng trong bối cảnh thành công chống lại dịch bệnh. Đồng thời, đại dịch cho thấy Hoa Kỳ đang mất cơ hội giữ vị trí lãnh đạo thế giới, như chính họ tuyên bố. Mỹ phải suy nghĩ lại về vị trí của mình trên thế giới sau khi lây lan đại dịch. Họ sẽ thua Trung Quốc khi bắt đầu phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng, chuyên gia Mikhail Belyaev từ RISI nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik:

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đeo khẩu trang y tế - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Pháp Macron không tin Trung Quốc chống coronavirus thành công
"Bây giờ họ đang lên kế hoạch thoát khỏi cuộc khủng hoảng đại dịch. Hơn nữa, các quốc gia vượt qua khủng hoảng với tốc độ khác nhau. Trung Quốc đã bắt đầu con đường phục hồi kinh tế, sau khi thực hiện chống dịch thành công và dường như người Mỹ đang ngày càng bị mắc kẹt trong tình trạng này. Họ nỗ lực thoát ra, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực thao túng tài chính. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, người Mỹ đã tụt lại phía sau Trung Quốc về mặt phát triển và bắt đầu thua cuộc trong nhiều lĩnh vực. Bây giờ các nước bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng. Trung Quốc chiến thắng khi xuất phát, và khoảng cách khi bắt đầu luôn có ý nghĩa rất lớn cho cuộc thi tiếp theo. Người Mỹ hiểu họ đang thua, do đó không có cơ hội thúc đẩy nền kinh tế, họ đang cố gắng ít nhất là kiềm chế Trung Quốc về chính trị. Như thường lệ, nói chung họ không coi thường việc sử dụng bằng bất kỳ phương tiện và phương pháp nào".

Một trong những thủ thuật - sử dụng WHO để tấn công Trung Quốc. Lúc đầu với lý do được cho là sự hợp tác không đủ giữa WHO và Trung Quốc trong vấn đề coronavirus, mặc dù thực tế Bắc Kinh đã tương tác chặt chẽ và mang tính xây dựng với cộng đồng thế giới trong cuộc chiến chống dịch. Sau đó - bằng việc sử dụng "con bài Đài Loan" tại WHO, trước khi diễn ra Đại Hội đồng Y tế Thế giới dự kiến vào ngày 18 đến 19 tháng 5. Yang Mian, chuyên gia Viện Truyền thông đại chúng Trung Quốc, tin rằng Hoa Kỳ đang cố gắng sử dụng sự kiện sắp tới để trỏ mũi tên sang Trung Quốc, và chuyển sự chú ý khỏi tình hình dịch tễ học khó khăn ở nước này:

"Hiện tại, các chuyên gia y tế Mỹ và chính quyền địa phương tin rằng chính phủ liên bang phản ứng với dịch bệnh không hiệu quả. Chính quyền Trump muốn giảm bớt trách nhiệm cho những sai lầm rõ ràng. Do đó, các cáo buộc của chính phủ Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là một sự xao lãng, một cách tương đối đơn giản để ngụy trang cho lỗi của họ. Các cáo buộc chống lại WHO phục vụ cùng một mục đích. Với lý do không hài lòng với hoạt động của WHO, Hoa Kỳ dự định ngừng tài trợ. Với các cuộc công kích vào Trung Quốc và WHO, Mỹ sẽ cố gắng sử dụng Đại Hội đồng Y tế Thế giới sắp tới".

Hoa Kỳ ngại phải đấu tay đôi với Trung Quốc

Trước thềm Đại Hội đồng Y tế Thế giới, Hoa Kỳ tích cực lôi kéo đồng minh và các tổ chức quốc tế mà họ kiểm soát để tạo ra một mặt trận quốc tế chống Trung Quốc rộng lớn. Ngay cả với NATO. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong phỏng vấn với tờ báo la Repubblica của Ý nói Trung Quốc và Nga bị cáo buộc truyền bá thông tin sai lệch nhằm tăng cường ảnh hưởng đối với các tiến trình chính trị ở NATO và Liên minh châu Âu, làm mất ổn định tình hình thế giới trong đại dịch. Đồng thời, Tổng thư ký NATO không đưa ra được trích dẫn các ví dụ cụ thể về việc này.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trump đe dọa chấm dứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc

Các quốc gia thành viên của cấu trúc tình báo Five Eyes (Năm con mắt), bao gồm Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Vương quốc Anh và Canada cũng góp phần vào chiến dịch chống Trung Quốc. Các nước này ủng hộ Mỹ kêu gọi điều tra về vai trò của WHO và Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại đại dịch, và một số nước, bất chấp sự phản đối gay gắt của Bắc Kinh, đã ủng hộ việc mời Đài Loan tham dự Đại Hội đồng Y tế Thế giới. Theo công ty phát thanh CBC của Canada, dẫn lời một quan chức cấp cao chính phủ Canada, các đại sứ Pháp, Đức và Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc ở Geneva, cùng với các đại sứ Canada, Úc, New Zealand, Anh và Hoa Kỳ trong cuộc họp với giới chức cấp cao của WHO đã lên tiếng ủng hộ việc mời Đài Loan gia nhập tổ chức quốc tế này. Chiến dịch chống Trung Quốc tại WHO do các đại sứ Hoa Kỳ và Nhật Bản dẫn đầu.

Việc thành lập một liên minh chống Trung Quốc khó có thể giúp Hoa Kỳ kiềm chế Trung Quốc và duy trì trật tự thế giới trước đây, chuyên gia Mikhail Belyaev tin tưởng:

"Đây là phong cách đặc trưng của chính trị Hoa Kỳ - cố gắng thu hút nhiều quốc gia phụ thuộc vào họ bằng cách này hay cách khác vào dòng chính của chính sách. Nó có thể là sự phụ thuộc về kinh tế, chính trị, hay ý thức hệ. Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc lần này, Mỹ hiện đang cố gắng duy trì trật tự thế giới mà họ đã tạo ra, hiện đang sụp đổ trước mắt chúng ta. Họ cố gắng củng cố ít nhất những tàn dư của thế giới này xung quanh họ, và gây ra thiệt hại nhiều nhất về đạo đức hoặc danh tiếng cho đối thủ. Trung Quốc khá vững chắc trên đôi chân mình, và không chỉ trong lĩnh vực kinh tế. Trung Quốc đã đạt được những điểm đáng kể trong cạnh tranh chính trị với Hoa Kỳ, rõ ràng họ đang trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới".
Trung Quốc có ý định hợp tác, không tham gia đối đầu

Trung Quốc cần nghiêm túc phản ứng với các hành động của Hoa Kỳ, xây dựng một đường lối hợp lý, kiềm chế và phù hợp với lợi ích đối ngoại của mình, chuyên gia Zhou Rong lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

Nhà máy Tesla tại Thượng Hải, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ thiệt hại nhiều hơn từ việc giảm quan hệ đầu tư với Trung Quốc
"Tôi chắc chắn rằng không nên quá chú ý đến các hành động của Mỹ. Yêu cầu bồi thường thiệt hại được cho là do Trung Quốc gây ra, hoặc tịch thu tài sản Trung Quốc tại Hoa Kỳ rất khó thực hiện trong thực tế. Hơn nữa, thái độ của các đồng minh Mỹ đối với Trung Quốc không giống với thái độ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, họ có lập trường riêng. Trung Quốc phải phản ứng (trước các cuộc tấn công của Mỹ) một cách gay gắt, nhưng đồng thời cũng có lý trí, kiềm chế và tính đến lợi ích chính sách đối ngoại của mình. Ngoài ra, chúng tôi phải tách người dân Mỹ ra khỏi chính phủ Hoa Kỳ, phân biệt giới trí thức với các nhóm chống Trung Quốc trong chính phủ Hoa Kỳ, hiểu rằng ngoài Trump và Pompeo, còn có các quan chức và chính trị gia khác. Mục tiêu của chúng tôi là phát triển mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ, ủng hộ những suy nghĩ lành mạnh và hiểu rõ người dân Hoa Kỳ. Ngoài ra, tôi sợ rằng nếu có đợt bùng dịch thứ hai, sẽ có nhiều trường hợp nhiễm virus hơn nữa ở Hoa Kỳ. Khi đó Trump chắc chắn sẽ không nghĩ gì đến Trung Quốc nữa, chứ nói chi đến việc cắt đứt quan hệ với Trung Quốc".

Các nhà quan sát lưu ý việc Hoa Kỳ cố gắng kích động Trung Quốc trong cuộc chiến ngôn từ tâm lý, kéo họ vào một số hành động chống Mỹ khắc nghiệt, đã không mang lại hiệu quả như mong đợi. Cụ thể, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cấp giấy phép cho Fitch Bohua, thuộc sở hữu của công ty Mỹ Fitch Raitings, để tiến hành kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, theo thông tin công bố vào ngày 14 tháng 5. Công ty được phép định giá một số trái phiếu trên thị trường chứng khoán liên ngân hàng của Trung Quốc. Sự chấp nhận Fitch Raitings vào thị trường Trung Quốc là một phần trong thỏa thuận giai đoạn đầu tiên của giao dịch thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ.

Ngoài ra, như một phần của giao dịch này, chính phủ Trung Quốc sẽ hủy bỏ thuế nhập khẩu bổ sung đối với lô hàng thứ hai từ Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng Năm, bao gồm 79 mặt hàng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала