Việt Nam là tấm gương sáng ngời không chỉ cho các nước đang phát triển

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNSản xuất các loại loa và tai nghe điện thoại di động tại nhà máy của Công ty TNHH Điện tử Foster (Bắc Ninh), tại Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất các loại loa và tai nghe điện thoại di động tại nhà máy của Công ty TNHH Điện tử Foster (Bắc Ninh), tại Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Câu chuyện thành công. Nói một cách ngắn gọn, đây là nội dung chính của các bài viết và thông tin về Việt Nam trên báo chí Nga và các nước, mà chúng tôi tập hợp trong tổng quan hàng tuần của Sputnik – «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Phi công người Anh đã phục hồi

Trước hết là những thông tin về tình hình với COVID-19. Bảy người được xác nhận như các ca mới bị nhiễm bệnh tại Việt Nam, theo Tân Hoa Xã. Tất cả những người nhiễm bệnh vừa trở về từ Kuwait, đã được kiểm dịch sau khi về nước và đang được điều trị tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tổng số ca mắc COVID-19 được xác nhận tại Việt Nam là 342 trường hợp, không có ca tử vong. Trong vòng 63 ngày liên tiếp không xuất hiện lây nhiễm trong cộng đồng, trong khi gần 6.300 người đã được cách ly. Reuters đưa tin về số phận của bệnh nhân nặng nhất mắc COVID-19  - phi công người Anh của Vietnam Airlines, người suốt nhiều ngày thở máy, các bác sĩ thậm chí chuẩn bị phương án ghép phổi. Hiện nay, bệnh nhân phục hồi và có thể sớm xuất viện.

Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Giáo sư Mỹ chọc giận Việt Nam
Devpolicy viết về những vấn đề của các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam, và gợi ý rằng, đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến những cải cách ở Việt Nam và các quốc gia khác nhằm cải thiện hoạt động của các bệnh viện và chế độ bảo hiểm y tế.

Tấm gương sáng ngời về cuộc chiến chống lại Covid-19, về kinh tế và ngoại giao

Việt Nam đã đạt được thành công ấn tượng trong cuộc chiến chống lại coronavirus, và kết quả của Việt Nam trong việc phục hồi nền kinh tế sau những hậu quả của đại dịch Covid-19 là những hoạt động tốt nhất trên thế giới, theo Carnegie Endowment for International Peace. Mặc dù Việt Nam không thể thay thế Trung Quốc trên tư cách “công xưởng thế giới” vì có dân số nhỏ hơn và phụ thuộc nhiều vào sản xuất nước ngoài, nhưng, Việt Nam đạt được nhiều thành công trong việc mở rộng sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và cải thiện mức sống của người dân, đây là một tấm gương tốt cho các quốc gia khác. Bài báo nhắc đến rất nhiều hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, nhưng, theo các tác giả, thỏa thuận với EU là quan trọng nhất. Hiệp định EVFTA sẽ đi vào thực thi vào mùa hè này. Xuất khẩu của Việt Nam đạt mức Thái Lan và Malaysia và vượt mức xuất khẩu của Indonesia, quốc gia có GDP cao gấp 4 lần so với Việt Nam. Ngoài việc tự do hóa chính sách thương mại, Việt Nam đã thu hút doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc tạo ra các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng được cải thiện và ưu đãi thuế. Thành công của Việt Nam là một bài học cho các nước đang phát triển tìm cách tận dụng sự đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc và cải thiện mức sống của người dân.

Khu công nghiệp Long Hậu 1, huyện Cần Giuộc đã được lấp đầy - Sputnik Việt Nam
Các nhà đầu tư Mỹ sẽ đổ xô đến Việt Nam?

Tờ The Australian Financial Review nhắc nhở rằng, tạp chí chính trị uy tín Politico đánh giá Việt Nam ứng phó COVID-19 thành công nhất thế giới và  đi đầu về hiệu suất kinh tế và sức khoẻ cộng đồng. Việt Nam chắc chắn đã chinh phục thế giới, tờ báo Úc viết. “Không phải là nước lớn nhất cũng không phải là nước giàu nhất Đông Nam Á, nhưng, Việt Nam là thành viên ASEAN quan trọng nhất trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa bành trướng chiến lược của Trung Quốc. Ngành ngoại giao của Việt Nam là linh hoạt, khéo léo nhất trong khu vực”.

Cách ứng phó với đại dịch COVID-19 đã thể hiện vai trò lãnh đạo của Việt Nam với tư cách là chủ tịch luân phiên của ASEAN, đồng thời nâng cao uy tín quốc tế của nước này trong cuộc chiến chống lại đại dịch, theo Bangkok Post. Tờ báo đưa tin về Hội thảo trực tuyến về tăng cường thực thi biện pháp hình sự chống lại tội phạm liên quan đến Covid 19 sắp diễn ra vào ngày 26 tháng 6, trong đó các thành viên ASEAN sẽ thảo luận về việc ngăn chặn và kiểm soát Covid-19, tăng cường mối quan hệ giữa Hiệp hội và các đối tác đối thoại và phát triển kế hoạch khắc phục hậu quả của đại dịch.

Kinh tế Việt Nam có triển vọng tích cực

Trang tin của Nga Finanz cho biết về bản báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của Việt Nam (VEPR). Theo dự báo của VEPR, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong cả năm 2020 sẽ đạt khoảng 5,5% nhờ vào điều kiện thuận lợi hơn sau khi hiệp định thương mại tự do với EU có hiệu lực.

Quốc hội thông qua với tỉ lệ 94,62%. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua EVFTA – sự kiện mong chờ từ lâu

Lexology đưa những chi tiết về thỏa thuận này, theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần một nửa số dòng thuế EU ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2020, và 98% số dòng thuế sau 10 năm. Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế. Jakarta Post đưa tin rằng, Việt Nam đang đàm phán mở lại đường bay từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong tháng này khoảng 1.000 lao động Trung Quốc sẽ đến Việt Nam bằng tàu hỏa để làm việc tại các khu công nghiệp Quảng Ngãi. Họ sẽ được cách ly 14 ngày sau khi đến.

Nikkei Asian Review cho biết rằng, Hà Nội đã phê duyệt dự án thương mại lớn nhất trong năm nay. Chính phủ Việt Nam tìm cách duy trì tốc độ kỷ lục của đầu tư công và tư nhân để giúp nền kinh tế nổi lên hậu COVID-19. Đây là dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng trị giá 9 tỷ USD của tập đoàn Vingroup. Tech Wire Asia cho biết về kế hoạch của chính phủ phát triển thương mại điện tử, ở Việt Nam ngành này sẽ tăng trưởng 25% mỗi năm và đến năm 2025, hơn một nửa dân số của đất nước sẽ mua sắm trực tuyến. Fruitnet đưa tin rằng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hà Lan đã gia tăng. Tờ Whitman County Gazette của Hoa Kỳ cho biết rằng, Việt Nam giảm thuế nhập khẩu mặt hàng lúa mì Mỹ, điều này sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngũ cốc Mỹ tại thị trường Việt Nam đang phát triển.

Và trang tin của Nga Dairy News viết rằng, kim ngạch xuất khẩu nông sản Nga sang Việt Nam đã tăng gấp 5 lần so với 2019. Các mặt hàng chính là ngô, lúa mì và thịt lợn. Đến năm 2035, Việt Nam sẽ trở thành một nền kinh tế công nghiệp hiện đại với thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới, người dân Việt Nam sẽ sẵn sàng chi trả cho thực phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Về mặt này, thị trường Việt Nam có tiềm năng đáng kể để tăng trưởng doanh số bán thực phẩm, bài báo lưu ý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала