Tại sao Hoa Kỳ muốn cấm cửa ứng dụng di động của Trung Quốc?

© Depositphotos.com / opturadesignỨng dụng Tik Tok
Ứng dụng Tik Tok  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, chính quyền của ông đang xem xét việc cấm ứng dụng video ngắn TikTok tại Hoa Kỳ. Theo ông, việc cấm TikTok là “một trong nhiều cách” mà ông có thể trả đũa chính quyền Bắc Kinh về virus Corona.

Phát ngôn viên của công ty đáp trả, TikTok được lãnh đạo bởi một CEO người Mỹ, có rất nhiều nhân viên khắp thế giới, và chưa bao giờ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc.

Ai là chủ sở hữu TikToK?

TikToK thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, công ty được đăng ký chính thức tại Quần đảo Cayman. ByteDance có hai sản phẩm chính là Douyin và TikTok hoạt động trên các máy chủ khác nhau. Trên thực tế, ứng dụng video ngắn Douyin là phiên bản Trung Quốc của TikTok. TikTok được lãnh đạo bởi cựu giám đốc điều hành khối dịch vụ phát trực tuyến của Walt Disney - ông Kevin Mayer. Ông cũng giữ chức Giám đốc Điều hành (COO) ByteDance. 

ByteDance có khoảng 60 nghìn nhân viên. Công ty sở hữu 15 trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới và văn phòng đại diện tại 126 thành phố, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Los Angeles, New York, London, Paris, Berlin, Dubai, Mumbai, Singapore, Jakarta, Seoul và Tokyo. ByteDance có cả những ứng dụng di động khác: Toutiao, BaBe, Lark, v.v. Nhưng, chính TikTok đã trở thành một ứng dụng “hot trend” trong giới trẻ trên toàn thế giới. Ứng dụng này có hơn 1 tỷ người dùng tại 150 quốc gia. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, ứng dụng đã được tải xuống hơn 165 triệu lần.

Như vậy, một công ty từ Trung Quốc đã trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới. ByteDance đạt giá trị thị trường 150 tỷ USD và thu hút khoảng 1,5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng cho tất cả các ứng dụng của công ty. 

TikTok phổ biến nhất ở những nước nào?

Các thị trường nước ngoài quan trọng nhất đối với công ty là Hoa Kỳ và Ấn Độ, nơi ByteDance có nhiều người dùng tích cực nhất (ngoài Trung Quốc).

Có lẽ do sự phổ biến rộng lớn và ảnh hưởng xã hội của công ty, các quốc gia này chĩa mũi nhọn chính trị vào TikTok. Sau khi mối quan hệ Trung-Ấn trở nên căng thẳng hơn do cuộc xung đột biên giới, Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm sử dụng TikTok ở nước này, không chỉ cho việc tải xuống ứng dụng mà còn cho tất cả những người dùng khác đã cài đặt nó. New Delhi đã giải thích rằng, quyết định này được áp dụng bởi vì sản phẩm phần mềm được phát triển ở Trung Quốc có thể đe dọa an ninh quốc gia của Ấn Độ và an toàn dữ liệu cá nhân của người dùng Ấn Độ. Bây giờ Washington cũng bày tỏ sự lo ngại về an ninh quốc gia do ứng dụng TikTok. Trước đây, Hoa Kỳ đã cấm các quân nhân và quan chức sử dụng TikTok. Và theo Bloomberg, Mỹ đang xem xét việc cấm ứng dụng video ngắn TikTok tại Hoa Kỳ. 

Việc cấm tiktok ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ cấm TikTok của Trung Quốc

Như đã đề cập trước đây, TikTok đã phát triển quá nhanh, kết quả là có phản ứng gay gắt của các đối thủ vô đạo đức, những người sử dụng các phương pháp chính trị để chống lại công ty. Tuy nhiên, điều này cho thấy rằng, các quy luật của thị trường vấp phải rảo cản ở các quốc gia đang hạn chế hoạt động bình thường của các công ty. Thật đáng tiếc khi những người dùng bình thường, bao gồm cả người Mỹ, bị ảnh hưởng bởi điều này, - ông Wang Peng, phó giáo sư tại Viện Nghiên cứu tài chính Chungyang, Đại học Nhân dân Trung Hoa, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

“Nói về ứng dụng di động cụ thể, điều này chỉ cho thấy rằng, TikTok tăng trưởng vượt bậc và trở nên rất phổ biến. Nhưng, vì ứng dụng này được phát triển bởi công ty từ một quốc gia mà Mỹ coi là đối thủ, nó tự động trở thành mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tôi cho rằng, cáo buộc này là vô lý. Đây là một sự lạm dụng lý thuyết chứng khoán hóa và các công cụ chính trị. Trong trường hợp này Hoa Kỳ hành động không phải như một nền kinh tế thị trường. Washington có thể dễ dàng sử dụng các biện pháp hành chính để phá hủy cạnh tranh thị trường bình thường. Tôi rất thông cảm với người dùng Mỹ. Thật vậy, nhiều blogger nổi tiếng đã sử dụng các mạng xã hội và các ứng dụng như TikTok để kiếm tiền. Việc cấm cửa ứng dụng TikTok ở Mỹ sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Cuối cùng, phải nói về sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Gần đây, Hoa Kỳ đã gây áp lực lên Trung Quốc trong một số lĩnh vực cụ thể: khoa học và công nghệ, kinh tế và thương mại, đặc biệt là về CNTT, lĩnh vực kỹ thuật số, gây áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc có tầm ảnh hưởng quốc tế nhất định. Hoa Kỳ hiện đang sử dụng các phương pháp cạnh tranh bất hợp pháp và không công bằng để giành lợi thế và kiềm chế sự phát triển của các công ty Trung Quốc. Theo tôi, đây là cạnh tranh không lành mạnh”.

Liệu TikTok có thể đe dọa an ninh quốc gia Mỹ?

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Trump xác nhận khả năng cấm TikTok ở Mỹ

Tuy nhiên, Hoa Kỳ không bao giờ cung cấp bằng chứng cụ thể về việc TikTok là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tất cả những lời cáo buộc tương tự như trong trường hợp với các công ty khác của Trung Quốc. Theo quan điểm của Washington, vì TikTok thuộc sở hữu một công ty Trung Quốc, thì theo Luật An ninh quốc gia của Trung Quốc, mọi thông tin và dữ liệu người dùng có thể chuyển sang máy chủ của các cơ quan đặc nhiệm Trung Quốc. Cũng có những cáo buộc rằng, TikTok chặn nội dung chống Trung Quốc. Tuy nhiên, TikTok đáp trả rằng, công ty kiểm duyệt nội dung theo cách tương tự như các ứng dụng nước ngoài khác, bao gồm Facebook, Youtube, v.v. Điều này có nghĩa là Tik Tok khá nghiêm về luật nội dung và không cho đăng các nội dung kêu gọi bạo lực, kích động hận thù sắc tộc và chủng tộc hoặc quảng bá tài liệu khiêu dâm.

Trong khi đó, Ủy ban Thương mại Liên bang và Bộ Tư pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra về các hoạt động của TikTok thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng. Vào mùa xuân đã có tin rằng, vì có những người dùng tuổi 13 hoặc nhỏ hơn, theo luật pháp Mỹ về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, việc thu thập dữ liệu về những người dùng này chỉ có thể được thực hiện nếu có sự đồng ý của cha mẹ họ. Đến lượt mình, TikTok tuyên bố rằng, công ty không ngừng cải tiến hệ thống bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng và sẵn sàng đưa ra một số hạn chế về quyền truy cập cho người dùng dưới 13 tuổi.

Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa cung cấp lý do chính đáng để cấm TikTok. Mặt khác, kinh nghiệm của những công ty Trung Quốc cho thấy rằng, Washington không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải có bằng chứng vững chắc để ban bố lệnh cấm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала