Xung quanh Thông báo của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ

© AFP 2023 / Maddie Meyer/Getty ImagesĐại học Harvard
Đại học Harvard - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khi các trường đại học đang “xử lý khéo léo” thì tâm trạng của nhiều sinh viên và phụ huynh Việt Nam là không tốt. Nhiều người cho rằng, chính phủ Mỹ ra lệnh này hoàn toàn không hay và nó làm họ mất cảm tình với nước Mỹ.

Cách đây một tuần, ngày 6-7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo du học sinh quốc tế sẽ phải rời khỏi Mỹ nếu trường đại học mà họ đang theo học chỉ dạy trực tuyến vào mùa thu này. Nếu sinh viên nào muốn ở lại,  thì sẽ phải chuyển sang các cơ sở giáo dục khác vẫn còn giảng dạy trực tiếp. Thông báo của ICE áp dụng với những người đang sở hữu các loại visa F-1 và M-1, vốn là visa cho các du học sinh theo học những ngành học thuật và học nghề. Tin này được tung ra trong bối cảnh các trường đại học trên toàn nước Mỹ đang bắt đầu chuyển sang học trực tuyến vì đại dịch COVID-19.

"Trường học phải mở cửa vào mùa thu", -  Trên trang tweet của mình Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết như thế.

Tâm trạng của sinh viên Việt Nam

Một sinh viên Việt Nam tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota chia sẻ rằng khi mới đọc được thông tin thì em đã rất bối rối và lo sợ, cho dù trường em học có thông báo sẽ mở lại vào mùa thu,  nhưng tất cả các lớp của em đều đã có lịch học online, đồng nghĩa với việc khả năng cao là phải về. Vấn đề là hiện nay các chuyến bay về vẫn chưa hoạt động bình thường, phải đăng kí với lãnh sự quán và chờ cũng không biết bao giờ tới lượt mình, mặt khác nguy cơ lây nhiễm trên chuyến bay, sân bay, trại cách ly khi về tới việt nam cũng rất cao.

© AFP 2023 / Maddie Meyer/Getty ImagesĐại học Harvard
Xung quanh Thông báo của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đại học Harvard
“Về nước thì bị ngược múi giờ, chất lượng wifi cũng không đảm bảo, mọi thứ đều ở xa rất bất tiện, nhất là trong khi năm tới của em là năm thứ ba, rất cần phải xây dựng các mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội. Em lại không theo các ngành có thực nghiệm như lý, hóa, ... nên không tìm thấy môn nào là không online cả. Tiếp theo là chưa biết bao giờ mới được cấp lại visa. Nếu dịch bùng thêm đợt 3, 4, 5, 6, 7,... kéo thêm 2 năm nữa thì tiếp tục chương trình như vậy có hợp lý không, vì tiền học rất cao nhưng học online thì khó để tận dụng được các lợi ích của nhà trường”, - Sinh viên nói trên, xin được giấu tên, chia sẻ với phóng viên Sputnik.

Vấn đề tiếp theo gây lo lắng cho một số sinh viên Việt Nam thuộc diện được đề cập tới trong Thông báo của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ là hợp đồng nhà cửa đã kí, về rồi biết tìm ai trả tiền giúp.

“Nói chung là em rất lo lắng và chỉ biết trông đợi xem trường có biện pháp gì hay không, tuy nhiên có vẻ như hiện nay chính sách đó đã chắc chắn là sẽ được thực hiện, trường cũng chưa có giải pháp chi tiết cho sinh viên, nên em vẫn đang trong vòng lo lắng”, - Sinh viên từ thành phố Minneapolis,  bang Minnesota nói tiếp tâm trạng của mình với phóng viên Sputnik.

Có sinh viên còn phản ứng gay gắt hơn, đánh giá động thái trên của ICE là vô nhân đạo.

“Các trường bắt học online, chứ có phải sinh viên lựa chọn học các lớp online đâu. Tất cả như là muốn đuổi du học sinh về nước, trong khi  đó thì họ vẫn đang trả tiền học”, - Hương Lan, một sinh viên Việt Nam tại California nói với Sputnik.

Phạm Hiếu, sinh viên năm cuối tại đại học Auburn, thành phố Auburn, bang Alabama. Học kỳ vừa rồi Phạm Hiếu đi học bình thường, từ tháng 1 cho tới tháng 3, sau kì nghỉ xuân thì trường đã cho tất cả học sinh học online tại nhà. Em chia sẻ, cho tới hết học kì và các bài kiểm tra cũng được làm online trên hệ thống của trường.

Các em học sinh sử dụng nước sạch từ hệ thống Nước sạch học đường.  - Sputnik Việt Nam
Trường chuyên có còn là nơi “ươm nhân tài”?

Với luật visa thì các sinh viên quốc tế nếu chỉ học online thì mới phải về nước. Còn trường đại học Auburn và nhiều trường khác đã quyết định cho học hybrid, tức là trường sẽ có cả những lớp học trên trường và cả lớp học online điều đó tùy thuộc vào giáo viên. Nhưng thế cũng đủ để các sinh viên quốc tế của những trường này không phải lo lắng về vấn đề visa.

“Ban đầu tôi nghĩ nó sẽ khá là bất công với các bạn chỉ cần một kì nữa là tốt nghiệp và đang theo học tại các trường chỉ đang cho học sinh học các lớp online”, -Phạm Hiếu nói với Sputnik.

Trong khi có những  sinh viên Việt Nam đang lo lắng về vấn đề visa, thì cũng có những sinh viên lo lắng hơn về dịch bệnh. Những bạn này dù đang phải đi học nhưng cũng đang tìm cách về Việt Nam và nghỉ học kì thu sắp tới.

Đằng sau Thông báo của ICE là gì?

Nhiều chuyên gia chú ý tới thời điểm ra đời của chỉ thị mới này của ICE. Nó xuất hiện trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump có nhiều động thái giới hạn nhập cư trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến.

“Nhiều quyết sách của chính quyền Trump là để lấy lòng cử tri. Và Thông báo trên tôi đánh giá cũng có ý nghĩa tương tự”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Lê Hòa, Hà Nội nói với Sputnik.

Các địa phương thực hiện phương châm gieo cấy sớm, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bệnh lùn sọc đen - Sputnik Việt Nam
Những gì hỗ trợ và kìm hãm Việt Nam trên con đường tới thành công?
Còn các sinh viên thì đánh giá như thế nào?

“Chính sách này, em nghĩ, thật ra thì không nhắm tới sinh viên quốc tế, mà chỉ là một biện pháp để bắt buộc các trường phải mở cửa. Thật ra, em cũng mong mở cửa, không thích học online, nhưng trong tình hình dịch bệnh lại bùng phát việc mở cửa trường học vẫn có nguy cơ lây nhiễm rất lớn và theo em là không nên đánh đổi”, - Một sinh viên Việt Nam từ thành phố Minneapolis,  bang Minnesota nói đánh giá  của mình về Thông báo của ICE với Sputnik.
“Có bạn Việt Nam ở chỗ tôi thì nghĩ điều đó hợp lý vì chính sách đó bảo vệ được đầy đủ quyền lợi cho học sinh, khi sẽ không để các bạn bị bất lợi khi vẫn đóng tiền học đủ, nhưng lại học online”,- Phạm Hiếu, sinh viên năm cuối tại đại học Auburn, thành phố Auburn, bang Alabama nói với phóng viên Sputnik.

Làm sao để ở lại?

Theo thông cáo hôm 6/7 của ICE thì “Các sinh viên đang học trong các chương trình như vậy (100% online) phải rời Mỹ hoặc có các biện pháp khác, chẳng hạn như chuyển sang một trường giảng dạy trực tiếp, để có thể ở lại hợp pháp. Nếu không, họ có thể gặp hậu quả về mặt di trú, bao gồm các thủ tục trục xuất”.

Văn phòng trung quốc - Sputnik Việt Nam
Sau đại dịch những ngành nghề mới nào sẽ có nhu cầu cao ở Trung Quốc?

Theo trang The Chronicle of Higher Education, chuyên về ngành giáo dục ở Mỹ, thì chỉ 8% trường đại học sẽ cho học trực tuyến vào mùa thu tời này. Khoảng 60% các trường đại học đang lên kế hoạch học trên lớp, số còn lại đang xem xét cách tiếp cận “cả hai” (hybrid), gồm cả học online lẫn offline.

“Các trường đại học sẽ xử lý khéo léo để giúp các du học sinh, nhưng hiện tại, họ chưa thông báo phương án cụ thể vì cần thêm thời gian để ngã ngũ các phương án”, - Đại diện một Công ty Việt Nam chuyên về tư vấn du học Mỹ nói với Sputnik.
“Nếu chỉ dạy 100% online hoặc 100% lên lớp thì đều gây tranh cãi lớn và không hợp lý. Kết hợp cả 2 hình thức là phương án tốt nhất”, - Chị Quỳnh Nga, có cháu đang học ở Mỹ nói với Sputnik về quan điểm chung của nhiều phụ huynh học sinh.

Trong khi các trường đại học đang “xử lý khéo léo” thì tâm trạng của nhiều sinh viên và phụ huynh Việt Nam là không tốt. Nhiều người cho rằng, chính phủ Mỹ ra lệnh này hoàn toàn không hay và nó làm họ mất cảm tình với nước Mỹ.

“Chính sách của ICE đã làm mất cảm tình của tôi với nước Mỹ”, - Ông Nguyễn Lượng, người có 3 con đang học ở Mỹ nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала