Phần lớn người Mỹ cần học hỏi từ Việt Nam

© AFP 2023 / Nhac NguyenNgười đeo khẩu trang đi xe máy trước đèn hiệu giao thông ở Việt Nam.
Người đeo khẩu trang đi xe máy  trước đèn hiệu giao thông ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần vừa qua trên báo chí nước ngoài có nhiều bài viết và thông tin phong phú về Việt Nam: từ tin tức chính trị trong nước cho đến công tác bảo vệ môi trường, từ kinh tế cho đến việc chế tạo bản sao chiếc xe có hình cái mặt nạ dơi lừng danh.

Sputnik mời các bạn theo dõi tổng quan trong chuyên mục truyền thống hàng tuần “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha, nhà ngoại giao cấp cao đầu tiên thăm Việt Nam sau khi dịch coronavirus bùng phát, đã yêu cầu người đồng cấp Phạm Bình Minh giảm bớt các hạn chế đối với doanh nhân Hàn Quốc để thúc đẩy mối quan hệ của nước này với ASEAN, hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin.

Mặc dù coronavirus không còn là chủ đề chính trên các phương tiện truyền thông, chúng tôi không thể bỏ qua hai bài báo thú vị về kinh nghiệm của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Tờ báo Anh The Conversation cho biết chi tiết về những kinh nghiệm của Việt Nam sử dụng các công nghệ hiện đại trong đợt bùng phát gần đây tại Đà Nẵng nhằm giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội của đại dịch: bản đồ điện tử về sự lây lan của dịch bệnh, robot diệt khuẩn tại các bệnh viện và những nơi công cộng.

Medic chuẩn bị một ống tiêm với vắc-xin - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xác định nguyên nhân bé gái tử vong sau khi tiêm vắc-xin

Bài báo tập trung chú ý đến các hoạt động từ thiện: sáng kiến cây "ATM gạo", những thành viên tự nguyện của nhóm thiện nguyện “Mỗi ngày một quả trứng" và nhiều hoạt động khác.

“Trong bảy tháng qua, chúng tôi rất ngạc nhiên với quy mô và tốc độ đổi mới, cũng như với những người dân và công ty đang làm việc vì lợi ích chung. Mỗi cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện tại Việt Nam cũng nhắc nhở chúng tôi về giá trị tinh thần cao quý của con người. Những tấm gương sáng đáng khâm phục về tình đoàn kết có thể giúp tất cả chúng ta vượt qua cuộc khủng hoảng này”, bài báo viết.

Và Mark Ashwill, một nhà giáo dục quốc tế, đã làm việc tại Việt Nam từ năm 2005, viết một bài dài về sự cân bằng giữa chủ nghĩa cá nhân và tinh thần đoàn kết trong đại dịch Covid-19, ông so sánh các tình hình dịch bệnh diễn ra ở Việt Nam và Hoa Kỳ và rút ra các kết luận như sau: Trong khi tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 có vẻ như đang được khống chế tốt nhờ vào tầm nhìn lãnh đạo và sự hợp tác chung của toàn thể nhân dân, thì tại Mỹ, tình hình càng lúc càng hỗn loạn.

Công nhân nhà máy SanQi Việt Nam kiểm tra và đóng gói khẩu trang y tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới

Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của một người bất tài, bạo lực và tự ái, người đã chính trị hóa vấn đề sức khỏe cộng đồng, về cơ bản không làm gì cả, mà chỉ hy vọng rằng COVID-19 sẽ biến mất một cách kỳ diệu. Hành động phản đối đeo khẩu trang vô cùng phi lý cho thấy chủ nghĩa cá nhân siêu đẳng đang ngự trị ở Mỹ. Và hiện nay Hoa Kỳ, một quốc gia mà quyền cá nhân thường quan trọng hơn nhân quyền, đang phải trả một cái giá rất đắt. Như vậy, phần lớn người Mỹ cần học hỏi từ Việt Nam, tác giả lưu ý và nhấn mạnh:

“Bạn chỉ cần duy trì sự cân bằng hiện có giữa chủ nghĩa cá nhân và tinh thần đoàn kết xã hội. Dựa trên những gì tôi chứng kiến trong suốt 15 năm sinh sống ở Việt Nam, thái độ cởi mở và sẵn sàng học hỏi từ các quốc gia khác phản ánh khuynh hướng tự nhiên của công dân toàn cầu. Trong một thế giới toàn cầu hóa, tư duy này là lý do khác để chúng ta có thể lạc quan về tương lai của Việt Nam, cả trong nước và trên trường quốc tế”.

EVFTA đi vào thực thi

Như thường lệ, các phương tiện truyền thông nước ngoài viết nhiều về chủ đề kinh tế. The Diplomat có bài về nhiệm vụ chính của Đảng Cộng sản Việt Nam - đảm bảo an ninh kinh tế và đề xuất cách giải quyết vấn đề này. Theo tác giả bài báo, trước hết, Việt Nam phải tìm được sự cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng và tăng trưởng kinh tế, cần phải tiếp tục đấu tranh chống tham nhũng và cải cách các quy tắc và tiêu chuẩn kinh tế của mình. Anadolu Agency cho biết rằng, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu nhóm hàng nông sản sang các thị trường châu Âu theo hiệp định thương mại với EU: thanh long, cà phê, dừa, bưởi, chanh leo.

Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) về thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Tech Wire Asia cho biết về kế hoạch biến thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh, The Star đưa tin rằng, về chỉ số đầu tư mua bán và sáp nhập (M&A), Việt Nam được dự báo là một trong những thị trường có hoạt động M&A năng động, tiềm năng nhất toàn cầu năm nay chỉ đứng sau Mỹ. Việt Nam lên kế hoạch tăng tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% vào năm 2030 và tăng lên 25 - 30% vào năm 2045, theo Reuters. Việt Nam dự định đầu tư 1,8 tỷ USD vào việc thúc đẩy sản xuất thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, theo Undercurrent News.

Người dơi Batmobile của Việt Nam

Anh Nguyễn Đắc Chung, 23 tuổi, từ Hà Nội đã quyết định tập hợp nhóm của riêng mình để chế tạo một bản sao kích thước thật của chiếc Batmobile có hình cái mặt nạ dơi lừng danh. Xe Batmobile của anh Chung chế tạo có chiều dài 3,6 m, rộng 2,6 m và cao 1,5 m. Xe có hai chỗ ngồi và có thể di chuyển trên con đường thẳng với tốc độ tối đa 100 km/giờ. Anh Chung đã bắt đầu dự án chế tạo xe Batmobile vào năm 2019, thời gian lắp ráp và hoàn thành là 10 tháng, tiền chi ra cho một chiếc xe khoảng 21.600 đô la Mỹ, theo Mashable.

Bảo vệ “kỳ lân châu Á”

Khép lại mục điểm báo là thông tin về công tác bảo vệ thiên nhiên. Phys đăng một bài dài về công việc bảo vệ khu rừng Khe Nước Trong, vùng rừng thường xanh trên núi đất thấp ở Việt Nam. Quyết định thành lập khu dự trữ thiên nhiên sẽ giúp bảo vệ hệ động thực vật đa dạng phong phú, kể cả hơn 40 loài động vật quý hiếm. Một trong số đó là Sao la (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) - một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi Việt Nam được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992.  Sao la còn được gọi là "Kỳ lân Châu Á".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала