Một lần nữa lại nhắc đến Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông

© REUTERS / KhamMột người lính Việt Nam canh giữ trước U.S. Tàu sân bay USS Carl Vinson sau khi cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam.
Một người lính Việt Nam canh giữ trước U.S. Tàu sân bay USS Carl Vinson sau khi cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đầu tháng 9 có thông tin về việc các nước ASEAN và Trung Quốc lại lên tiếng bàn bạc về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, ông Piotr Tsvetov, nhà phân tích của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Có thể bàn bạc trực tuyến về Bộ quy tắc ứng xử

Cách đây một tuần, tại Diễn đàn khu vực ASEAN với sự tham dự của Ngoại trưởng 27 nước, đại diện nước chủ trì, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết ASEAN sẽ cùng với Trung Quốc nhanh chóng thông qua Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là với Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

Tàu Bakamla của Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia truy đuổi tàu Cảnh sát biển Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Xung đột ở Biển Đông: Sẽ không bùng nổ

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro L. Locsin, người đã có cuộc gặp trực tuyến với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cho biết cuối năm nay các bên sẽ làm tất cả để hoàn thành lần đọc thứ hai dự thảo Bộ quy tắc và chuyển sang lần đọc thứ ba.

Trước đó, ngày 3/9, cuộc họp nhóm công tác về xây dựng Bộ quy tắc đã được tổ chức (cũng chế độ trực tuyến).

Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy vì sao công việc nghiên cứu tài liệu quan trọng trước đây bị hoãn do đại dịch coronavirus đòi hỏi các biện pháp cách ly, hiện nay không có tính quyết định. Xét cho cùng, Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông có mục đích trở thành một văn kiện khôi phục hòa bình và ổn định trong khu vực, làm giảm căng thẳng trong quan hệ giữa các nước láng giềng. Rõ ràng là tuy còn quá sớm để nói về một chiến thắng hoàn toàn trước Covid-19, đại diện của 11 quốc gia đồng ý làm việc với tài liệu này. Nhiều sự kiện, kể cả những sự kiện trong khuôn khổ ASEAN, cho thấy rằng điều này có thể được thực hiện thành công qua định dạng trực tuyến.

© Ảnh : Lâm Khánh – TTXVNPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hoa Kỳ.
Một lần nữa lại nhắc đến Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hoa Kỳ.

Lạc quan hơn hay bi quan hơn?

Việc đại diện ASEAN và Trung Quốc tuyên bố tiếp tục xây dựng Bộ Quy tắc là một tin tốt. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi về việc vấn đề soạn thảo và thông qua Bộ quy tắc sẽ ra khỏi điểm chết. Cho đến nay, không có dòng mới nào được bổ sung vào văn bản so với năm ngoái. Trung Quốc và các nước ASEAN có quan điểm trái ngược nhau. Đúng hơn, các nước ASEAN có nhiều lập trường khác nhau, và điều này làm suy yếu vị thế của khối này khi đàm phán với Trung Quốc.

“Mọi người đều đi theo con đường riêng của mình”, - nhà ngoại giao Philippines đã nghỉ hưu Julio S. Amador III đánh giá về vị thế của các nước ASEAN như vậy.

Việt Nam đang ở một tình thế khá khó khăn. Chuyên gia nổi tiếng về quan hệ quốc tế của Việt Nam, ông Lê Hồng Hiệp cho rằng Hà Nội hy vọng Bộ Quy tắc sẽ là văn bản hiệu quả hơn Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông được ký năm 2002. Người dân ASEAN cần Bộ Quy tắc có giá trị pháp lý ràng buộc và được tất cả những người ký nó thực hiện. Nhưng có vẻ như Bắc Kinh không cần điều này.

© AP Photo / Jim GomezHải quân Trung Quốc mô phỏng một tình huống ứng phó khẩn cấp trên Biển Đông.
Một lần nữa lại nhắc đến Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Hải quân Trung Quốc mô phỏng một tình huống ứng phó khẩn cấp trên Biển Đông.

Tại sao các nhà ngoại giao Trung Quốc lại lần nữa lên tiếng nói về Bộ quy tắc? Trước điều kiện đối đầu công khai (tuy không vũ trang) với Mỹ, Bắc Kinh không muốn làm xấu thêm quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, ngược lại, họ muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc đang giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, rằng tiến trình đàm phán với ASEAN vẫn tiếp tục. Các chuyên gia không loại trừ rằng những khoảnh khắc đáng khích lệ có thể xuất hiện trong lập trường của Bắc Kinh. Gần đây, tờ South China Morning Post đã đăng tải ý kiến ​​của chuyên gia Trung Quốc (tên người này là Li Nan), cho rằng Trung Quốc có thể từ bỏ một phần nào đó của đường lưỡi bò 9 đoạn, hơn nữa những người đầu tiên vẽ ra đường đó là Quốc dân đảng - kẻ thù của những người cộng sản Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 9/2020. - Sputnik Việt Nam
Mỹ sợ Trung Quốc nên đăng thiếu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam? Bộ Ngoại giao lên tiếng

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khu vực hoài nghi cuộc đàm phán sẽ thành công. Khi Trung Quốc trỗi dậy, sức mạnh quân sự của họ tăng lên, họ sẽ ngày càng ít muốn có người thảo luận và lên án hành vi của họ trên Biển Đông. Mặc dù vậy, các nước ASEAN khó có thể từ bỏ lập trường chính nghĩa của mình, dựa trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Nhưng Ngoại trưởng Philippines rất lạc quan khi viết trên Twitter: “Đây sẽ là Bộ quy tắc mà cả thế giới sẽ hoàn toàn cảm thấy thoải mái”.

Trong mọi trường hợp, các cuộc tranh luận, dù là trực tuyến, vẫn tốt hơn nhiều so với đụng độ thực sự trên Biển Đông. Và ý định của ASEAN và Trung Quốc trong việc tiếp tục xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông cần được hoan nghênh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала