Trung Quốc tự tay phá huỷ uy tín quốc tế bằng hành động ở Biển Đông

© AFP 2023 / STRNgày 14 tháng 1 năm 2020. Cảnh sát biển Trung Quốc tới Philippines để tham gia cuộc tập trận chung. Manila
Ngày 14 tháng 1 năm 2020. Cảnh sát biển Trung Quốc tới Philippines để tham gia cuộc tập trận chung. Manila - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Căng thẳng trên Biển Đông vẫn chưa dịu bớt. Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận thứ ba trong năm nay ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Hoạt động quân sự của Bắc Kinh không chỉ làm các nước Đông Nam Á lo ngại bất bình mà còn chọc giận cả Hoa Kỳ.

Trong tuyên bố hôm Chủ nhật, Thư ký báo chí Nhà Trắng Morgan Ortagus cáo buộc Trung Quốc thất hứa và nhắc nhở rằng vào năm 2015, trong chuyến thăm nước Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam đoan rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa quần đảo Trường Sa, còn các tiền đồn của họ ở biển Hoa Nam (Biển Đông) không nhằm hướng chống lại bất cứ nước nào. Nhưng thay vào đó, Trung Quốc đang sử dụng các tiền đồn quân sự hóa này để thiết lập quyền kiểm soát với vùng biển mà Bắc Kinh không có quyền hợp pháp, - đại diện chính thức của Nhà Trắng tuyên bố. Trong những điều kiện đó Hoa Kỳ tích cực mở mang tiềm lực cần thiết để ngăn chặn xu thế bá quyền thống lĩnh của Trung Quốc.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink dự tiệc chiêu đãi kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020). - Sputnik Việt Nam
Chính sách về châu Á và Biển Đông của Mỹ ‘không đổi’ dù Trump hay Biden làm Tổng thống
«Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là tâm điểm cạnh tranh của cáccường quốc với Trung Quốc», - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper nhận định hồi tháng trước.
Ông kiên quyết nhấn mạnh: «Chúng tôi  không sửa soạn nhường dù chỉ một tấc đất ở khu vực này cho nước khác».

Lần đầu tiên các cường quốc châu Âu như Pháp, Đức và Anh lên tiếng phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Các nước ASEAN thực sự «tấn công» Liên Hợp Quốc bằng những công hàm ngoại giao đầy phẫn nộ. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lui khỏi lập trường «im lặng là vàng» của mình và trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông đã dành sự ủng hộ vô điều kiện cho phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay năm 2016, tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền rộng rãi của Trung Quốc đối với Biển Đông trong khuôn khổ «đường chín đoạn» là bất hợp lệ. Nhà lãnh đạo Philippines nhận định: «Phán quyết này tượng trưng cho chiến thắng khải hoàn của lý trí trước sự náo loạn, chiến thắng của luật pháp trước sự bừa bãi, chiến thắng của sự thân thiện trước tham vọng. Điều này, như nó lẽ ra phải thế, là sự uy nghiêm của luật pháp». Ông Duterte cũng kêu gọi lập lại hòa bình trong khu vực, cảnh báo về tổn thất nhân mạng và sự hủy diệt tiềm ẩn nếu xảy ra đụng độ giữa các siêu cường thế giới ở vùng tây Thái Bình Dương.

“Vì vậy, tôi kêu gọi các bên hữu quan ở Biển Đông ... nếu chúng ta chưa thể là bạn, thì vì Chúa, cũng đừng quá căm hận nhau», - ông nói.
© AP Photo / Jim GomezHải quân Trung Quốc mô phỏng một tình huống ứng phó khẩn cấp trên Biển Đông.
Trung Quốc tự tay phá huỷ uy tín quốc tế bằng hành động ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Hải quân Trung Quốc mô phỏng một tình huống ứng phó khẩn cấp trên Biển Đông.
Nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg nhận xét: «Để chống lại tham vọng thống lĩnh của Bắc Kinh, Hoa Kỳ đang tập hợp một liên minh chống Trung Quốc gồm các nước Đông Nam Á…Và trong những điều kiện đó, tôi thấy giải pháp cho vấn đề Biển Đông chỉ hiện hữu trong thỏa thuận của các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay rõ ràng mang tính chất phản xây dựng. Cả các quốc gia Đông Nam Á tiếp giáp Biển Đông, cả Đại hội đồng hay Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều không công nhận tham vọng của Trung Quốc muốn chiếm đoạt 2 triệu cây số vuông ở vùng biển này, đó là điều rõ ràng. Hành động của Trung Quốc khi quân sự hóa các đảo, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và trấn cướp tàu cá của các nước khác đang gây lên cơn bão bài viết và tư liệu phản biện trên báo chí nước ngoài. Trung Quốc đang tự mình tạo dựng «danh tiếng» là quốc gia xâm lược, là «đại côn đồ» trong khu vực và điều đó không hề góp phần củng cố uy tín quốc tế của nước lớn này. Trung Quốc cần hiểu ra và đi đến thỏa thuận với các nước Đông Nam Á một cách thân thiện, nếu không sẽ có thỏa thuận sau lưng theo kiểu chẳng tốt lành».

Cách tháo gỡ tốt nhất là huy động chính sách ngoại giao khu vực, thuyết phục Bắc Kinh tán thành lợi ích của cả Trung Quốc và các nước Đông Nam Á theo cách khiến không một ai thấy bị lừa dối. Một điển hình như vậy là thỏa thuận của các nước vùng ven biển Caspia, - chuyên gia Nga nêu ý kiến. Hơn thế nữa, cần nhớ lại rằng ý tưởng về «đường chín đoạn» mà Bắc Kinh đang ráo riết thúc đẩy và bảo vệ, chính là do Quốc Dân đảng đề xướng vào năm 1947, trước khi khai sinh CHND Trung Hoa, và sở dĩ có điều này là bởi theo sự cho phép và mách nước của Hoa Kỳ. Nhìn chung, đó là hành động khiêu khích mà người Mỹ thực hiện rất thành thạo, trở thành cơ sở cho việc hình thành khối bài Trung. Thế mà người Trung Quốc hôm nay đã nuốt miếng mồi này và dấn sâu vào xung đột, đầu độc cuộc sống của toàn khu vực. Chỉ con đường đàm phán là có thể và cần giải quyết vấn đề, vì lợi ích hòa bình, thịnh vượng của châu Á và toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam giơ tay thực hiện nghi thức chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam
Quân đội ASEAN tìm kiếm đối thoại và hợp tác, an toàn Biển Đông

Nhưng hiện thời quá trình này diễn ra quá chậm chạp khó khăn. Tại loạt cuộc gặp của ASEAN trong tháng này, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Loxin tuyên bố rằng các cuộc hội đàm về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ được nối lại vào tháng 11, nhưng giới chuyên gia lấy làm hồ nghi về khả năng đó. Trung Quốc chống lại nguyện vọng của các nước ASEAN bằng cách trì hoãn gây khó. Và trong Bộ Quy tắc còn hàng loạt điều khoản không vừa ý bên này hoặc không phù hợp với bên kia. Chẳng hạn, Trung Quốc khăng khăng nhấn vào quyền phủ quyết của tất cả các nước ký kết nếu có cuộc tập trận hải quân với bất kỳ quốc gia không ký kết nào, nhưng điều này không phù hợp với các nước ASEAN vốn có hướng xây dựng quan hệ với các cường quốc bên ngoài làm đối trọng với sức mạnh ngày càng bành trướng của Trung Quốc. Vì vậy, hành trình đàm phán diễn ra trên con đường đầy khó khăn, nhưng đó là con đường duy nhất. Nếu khác đi, khu vực này sẽ trở thành đấu trường quân sự nơi các cường quốc thi thố võ lực, còn các nước vừa và nhỏ có thể sẽ kiệt quệ trong lửa cháy cạnh tranh này

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала