Thay vì hỗ trợ kinh tế, Mỹ đề nghị các đối tác châu Á cùng nỗ lực đối phó với Trung Quốc

© REUTERS / Oktavianto Dermawan/Indonesian Ministry of Foreign AffairsNgoại trưởng Indonesia Retno Marsudi chào mừng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Jakarta
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi chào mừng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Jakarta - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Indonesia, Sri Lanka và Maldives đã kết thúc mà không ký kết bất kỳ thỏa thuận kinh tế lớn nào. Các nước này không ủng hộ việc Mỹ chỉ trích Trung Quốc.

Indonesia muốn mở rộng hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ, bao gồm việc mở rộng danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Indonesia được miễn thuế nhập khẩu. Theo Reuters, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nói như vậy trong cuộc gặp tại Jakarta vào hôm 29/10 với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Về phần mình, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi kêu gọi các công ty Mỹ đầu tư nhiều hơn vào Indonesia, bao gồm cả các dự án ở các hòn đảo xa xôi. 

© REUTERS / Indonesian Presidential PalaceTổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Jakarta
Thay vì hỗ trợ kinh tế, Mỹ đề nghị các đối tác châu Á cùng nỗ lực đối phó với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Jakarta

Nhà ngoại giao Mỹ thừa nhận sự tồn tại của những lỗ hổng trong quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Indonesia. Tuy nhiên, ông không đưa ra bất kỳ sáng kiến ​​cụ thể nào để giải quyết những “nút thắt”. Hơn nữa, ông không muốn cam kết với Indonesia về việc Mỹ sẽ duy trì quyền truy cập của nước này vào cơ chế Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Cơ chế này cho phép hơn 3.500 mặt hàng của Indonesia được miễn thuế nhập khẩu. Washington thậm chí đang xem xét khả năng hạ mức ưu đãi thương mại với Indonesia. Trong bối cảnh đó, sự tăng trưởng hợp tác thương mại và đầu tư giữa Indonesia và Trung Quốc là đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, Indonesia có kế hoạch ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực vào cuối năm nay, trong đó Trung Quốc gần như đóng vai trò chính.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ đã đến thăm Sri Lanka và Maldives. Đối với cả hai quốc gia này, việc mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế là yêu cầu cấp thiết. Thời gian gần đây, các cuộc tiếp xúc cấp cao của hai nước này với Trung Quốc và Ấn Độ mang lại những thỏa thuận tín dụng và đầu tư lớn. Trong khi đó, không có tài liệu nào như vậy được ký kết trong thời gian chuyến đi của Mike Pompeo. Không có thông tin về ý định tổ chức cuộc đàm phán về chủ đề này trong tương lai. 

© Ảnh : Twitter / Secretary PompeoCuộc gặp giữa Ngoại trưởng Maldives Abdulla Shahid và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Thay vì hỗ trợ kinh tế, Mỹ đề nghị các đối tác châu Á cùng nỗ lực đối phó với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Maldives Abdulla Shahid và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Mỹ cố gắng lôi kéo Indonesia vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông

Tại Jakarta, Ngoại trưởng Mỹ hứa sẽ tìm ra những cách thức mới để hợp tác với Indonesia ở Biển Đông. Ông ca ngợi "hành động dứt khoát" của Jakarta trong việc bảo vệ chủ quyền của mình tại vùng biển gần quần đảo Natuna. Indonesia không bị lôi kéo vào các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong khi đó, những tuyên bố của Mike Pompeo cho thấy rằng, Mỹ muốn áp đặt chính sách đối đầu với Trung Quốc lên Indonesia. Vào tháng 7, Mỹ tuyên bố, Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào ở Biển Đông. Sau đó, họ kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế để chống lại tham vọng của Trung Quốc trong khu vực. Bây giờ Mỹ can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ song phương, tức là họ đã từ bỏ chính sách trước đây của mình - ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. 

Mike Pompeo  - Sputnik Việt Nam
Ông Pompeo sẽ thăm Việt Nam từ ngày 29-30 tháng 10 theo lời mời của phía Việt Nam

Tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, bà muốn một Biển Đông "ổn định và hòa bình", nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng. Bà Retno Marsudi không đề cập cụ thể đến Trung Quốc. Về phần mình, Tổng thống Joko Widodo kêu gọi ông Pompeo hiểu rõ ý muốn của các quốc gia Đông Nam Á duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.

Mike Pompeo đã chọn việc tấn công Trung Quốc như mục tiêu chính trong chuyến thăm Sri Lanka và Maldives. Ví dụ, ở Colombo, ông gọi Trung Quốc là "kẻ săn mồi", cáo buộc nước này có "các thỏa thuận tồi tệ và phi pháp" với Sri Lanka. Trong khi đó, tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Sri Lanka Dinesh Gunawardena không nhắc đến Trung Quốc. Còn Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa nói với ông Pompeo rằng, ông không muốn đe dọa nền độc lập của hòn đảo. Tổng thống bác bỏ cảnh báo về nguy cơ Sri Lanka có thể rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. 

© REUTERS / Eranga JayawardenaTổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa, Ngoại trưởng Sri Lanka Dinesh Gunawardena và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Colombo
Thay vì hỗ trợ kinh tế, Mỹ đề nghị các đối tác châu Á cùng nỗ lực đối phó với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa, Ngoại trưởng Sri Lanka Dinesh Gunawardena và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Colombo

Mỹ khó có thể thành lập liên minh chống Trung Quốc

Hầu hết các nước đều không muốn chọn phe Mỹ hay Trung Quốc, họ muốn duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc vì lợi ích của mình, vì vậy ông Pompeo khó có thể đạt được các mục tiêu đặt ra trước chuyến công du của ông. Chuyên gia Yang Xiaoqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Indonesia tại Viện ASEAN thuộc Đại học Quốc gia Quảng Tây, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik: 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo - Sputnik Việt Nam
Ông Pompeo: Hoa Kỳ tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác mới với Indonesia ở Biển Đông

“Mục đích chuyến đi của ông Pompeo là tạo ra một liên minh để các nước Nam và Đông Nam Á cùng chung sức chống lại Trung Quốc, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Tuy nhiên, mục tiêu này chắc chắn khó đạt được, vì hầu hết các quốc gia không muốn lựa chọn bên này hay bên kia. Chính sách cân bằng giữa các cường quốc phù hợp nhất với lợi ích an ninh của họ, hơn thế nữa, hầu hết các nước này đều có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.
Indonesia và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đang hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực. Tất nhiên, trong thời gian ông Pompeo ở thăm Jakarta, phía Indonesia không phản đối "các giá trị chung về hòa bình và thịnh vượng trong khu vực" mà Hoa Kỳ đề xuất, bao gồm những tuyên bố về việc thúc đẩy hình thành khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng mở. Đồng thời, Indonesia muốn tăng cường hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, việc diễn giải tất cả những điều này trong bối cảnh chống Trung Quốc hoàn toàn không có lợi cho Indonesia. Điều này cũng mâu thuẫn với nguyên tắc chính sách ngoại giao độc lập của Indonesia. Vì vậy, những mục tiêu đặt ra trước chuyến công du Indonesia của ông Pompeo rất khó đạt được”.

Pompeo tìm kiếm đồng minh cho "Bộ tứ"

Một trong những mục đích trong chuyến công du của Pompeo tới Nam Á và Đông Nam Á có thể là tìm kiếm các đồng minh mới cho "Bộ tứ Ấn Độ - Thái Bình Dương". Ông Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

© AFP 2023 / NICOLAS DATICHENgoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Ngoại trưởng Úc Marise Payne và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tạo dáng cho các nhiếp ảnh gia trước cuộc họp Quad Indo Pacific
Thay vì hỗ trợ kinh tế, Mỹ đề nghị các đối tác châu Á cùng nỗ lực đối phó với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Ngoại trưởng Úc Marise Payne và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tạo dáng cho các nhiếp ảnh gia trước cuộc họp Quad Indo Pacific
"Mỹ đang cố gắng xây dựng một cấu hình mới ở Đông, Đông Nam và Nam Á. Washington đang phát huy tác dụng của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ là những điểm chính. Đây sẽ là một khối quân sự nhắm vào Trung Quốc. Trong “Bộ tứ” này thành phần quân sự sẽ chiếm ưu thế - các cuộc diễn tập quân sự, quân đội các nước xích lại gần nhau và tiêu chuẩn hóa vũ khí đã và đang diễn ra. Hoa Kỳ lên kế hoạch để các nước khác trong khu vực cũng tham gia "Bộ tứ" ở mức độ này hay mức độ khác. Trước hết, ở đây nói về các quốc gia Đông Nam Á. Indonesia, Việt Nam, Singapore, Thái Lan là những ứng viên quan trọng nhất. Mỹ đang cố gắng mô tả Trung Quốc như một quốc gia đe dọa an ninh và tự do của họ còn Hoa Kỳ là nước có thể bảo vệ họ. Chiến lược này đang được thực hiện trong vài năm, nó có một nền tảng tài chính vững chắc. Chuyến đi này của ông Pompeo là một bước chuẩn bị cho việc xây dựng một khối chính trị - quân sự hoàn toàn mới. Triển vọng của nó vẫn chưa rõ, nhưng, cũng có thể sau một thời gian nữa chúng ta sẽ chứng kiến một phiên bản mới của Hiệp ước An ninh Thái Bình Dương ANZUS hoặc Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á SEATO xuất hiện trong khu vực trên cơ sở mới có tính đến những mâu thuẫn trong tình hình hiện tại".

Các cuộc gặp và đàm phán của Ngoại trưởng Mỹ với các nhà lãnh đạo Việt Nam dự kiến ​​vào thứ Sáu. Việt Nam bất ngờ được đưa vào danh sách các quốc gia mà ông Pompeo đến thăm trong chuyến công du nước ngoài cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала