"Tên lửa sẽ tiếp cận Matxcơva trong vài phút": Mỹ dự định triển khai loại vũ khí nào ở châu Âu

© AP Photo / Steve HelberAntares
Antares - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tốc độ siêu thanh, đầu đạn cực mạnh và những lời cảnh báo về "mối đe dọa từ Nga" - Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien cho biết, Washington đã sẵn sàng triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn đầy hứa hẹn ở châu Âu.

Chính trị gia Mỹ nói thêm: Hoa Kỳ cũng đang xem xét khả năng đối phó Trung Quốc - các tổ hợp tấn công tương tự sẽ xuất hiện ở khu vực Thái Bình Dương. Đợt căng thẳng Nga-Mỹ mới về tên lửa nguy hiểm như thế nào - theo tài liệu của Sputnik.

Cuộc chạy đua vũ trang mới

Về mặt lý thuyết, việc Mỹ triển khai vũ khí siêu thanh ở châu Âu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nga. Thời gian bay của tên lửa đến Matxcơva và các thành phố lớn khác sẽ là tối thiểu. Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga có thể mất cơ hội tấn công trả đũa. Tuy nhiên, đây chỉ là về mặt lý thuyết.

Vũ khí bội siêu thanh. - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia dự đoán châu Âu sẽ xảy ra khủng hoảng nếu triển khai tên lửa của Mỹ

Hoa Kỳ chưa sở hữu và trong tương lai gần không thể sở hữu tên lửa siêu thanh tầm trung và tầm ngắn được sản xất hàng loạt. Tuy nhiên, Washington vẫn tuyên bố sẵn sàng triển khai chúng gần biên giới Nga. Điều đó cho thấy rằng, họ không có ý định đạt bất cứ thỏa hiệp nào với Matxcơva.

Tại cuộc họp báo, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia Nga Leonid Slutsky nhấn mạnh: "Tuyên bố của Nhà Trắng không mang tính xây dựng. Bằng cách này Washington chỉ gây bất ổn và đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế. Những bước đi vô trách nhiệm để thực hiện các mục tiêu chính trị, nếu Hoa Kỳ trên thực tế triển khai tên lửa trên lãnh thổ của các nước đồng minh châu Âu, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tên lửa mới".

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cũng lên án những tuyên bố gây hấn của phía Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng, điều này đe dọa an ninh khu vực và an ninh toàn cầu và làm gia tăng đối đầu. Theo ông Antonov, Washington trên lời nói ủng hộ việc kiểm soát vũ khí, nhưng trên thực tế lại đang kích động cuộc chạy đua vũ trang ở châu Âu leo thang.

Sáng kiến của Điện Kremlin

Robert O'Brian đã phát biểu vài ngày sau khi Vladimir Putin lên tiếng bày tỏ quan điểm của Điện Kremlin về vấn đề giảm căng thẳng giữa Nga và NATO. Đặc biệt, Tổng thống hứa sẽ không triển khai tên lửa 9M729 ở phía tây đất nước nếu Liên minh Bắc Đại Tây Dương không triển khai các loại vũ khí bị cấm theo Hiệp ước INF ở châu Âu.

Falcon 9 - Sputnik Việt Nam
Nga sẽ đáp trả việc triển khai tên lửa của Mỹ ở châu Âu và châu Á

Xin nhắc lại rằng, Mỹ đã cáo buộc Nga triển khai hệ thống tên lửa 9M729, và Hoa Kỳ đã sử dụng điều đó như một cái cớ để rút khỏi Hiệp ước INF. Các chính trị gia và chuyên gia Mỹ lập luận rằng, tầm bắn của tên lửa 9M729 vượt quá 500 km mà Hiệp ước INF cho phép. Phía Nga gọi những tuyên bố như vậy là vô căn cứ.

"Chúng tôi cho rằng, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF và làm cho Hiệp ước chính thức vô hiệu lực là một sai lầm nghiêm trọng làm tăng nguy cơ nổ ra một cuộc chạy đua vũ trang tên lửa, làm gia tăng đối đầu và dẫn đến sự leo thang không kiểm soát", - dịch vụ báo chí Điện Kremlin trích dẫn lời nhà lãnh đạo Nga.

Trong số những biện pháp có thể tăng cường lòng tin giữa Matxcơva và NATO, ông Putin đề xuất việc kiểm tra chéo trên cơ sở thường xuyên các căn cứ của Hoa Kỳ và Liên minh Bắc Đại Tây Dương ở châu Âu, cũng như các căn cứ của Lực lượng vũ trang Nga ở khu vực Kaliningrad.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai - Sputnik Việt Nam
Nga sẽ có hành động đáp trả việc triển khai tên lửa của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Điện Kremlin đặc biệt quan tâm đến các tổ hợp phòng thủ tên lửa mặt đất Aegis Ashore với các bệ phóng Mk41 ở Ba Lan và Romania. Theo nhiều chuyên gia, các bệ phóng Mk41 không chỉ có khả năng phóng tên lửa đánh chặn mà còn có thể phóng tên lửa tấn công, kể cả những loại có đầu đạn hạt nhân.

NATO đã bác bỏ đề xuất này. Berlin tuyên bố rằng, những ý tưởng của Điện Kremlin về Hiệp ước INF là không đáng tin cậy. Còn chính quyền London như thường lệ đổ lỗi cho Matxcơva về việc Hiệp ước INF bị tan vỡ. Chỉ có Paris lưu ý rằng, họ mong đợi từ Nga thông tin chi tiết về các đề xuất được nêu. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng, hầu hết các nước NATO đang thể hiện cách tiếp cận vô trách nhiệm đối với an ninh châu Âu.

Hiệp ước cuối cùng

Sau khi Mỹ rút khỏi các hiệp ước INF, phòng thủ tên lửa và Bầu trời mở, Matxcơva và Washington chỉ có một thỏa thuận song phương vẫn có hiệu lực về hạn chế sức mạnh quân sự của hai cường quốc – đây là Hiệp ước START-3. Nó sẽ hết hạn vào tháng Hai năm sau. Hiệp ước quy định giảm số lượng đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550 đơn vị, và số lượng ICBM, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng - xuống còn 700.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí, Marshall Billingsley - Sputnik Việt Nam
Mỹ giải thích việc từ chối gia hạn START-3 không kèm theo điều kiện nào

Trong những tháng gần đây, Washington đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc gia hạn hiệp ước này. Tổng thống Donald Trump gọi sự tham gia của Trung Quốc vào đó là một trong những điều kiện chính để START-3 tiếp tục tồn tại. Vụ trưởng Vụ Giải trừ quân bị và Kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Fu Cong giải thích rằng, điều này chỉ có thể xảy ra trong hai trường hợp: nếu Trung Quốc tăng kho vũ khí hạt nhân ngang bằng với Hoa Kỳ hoặc nếu Washington sẵn sàng cắt giảm kho vũ khí hạt nhân xuống ngang bằng với mức của Bắc Kinh.

Các lựa chọn khác là không thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh, vì chúng không tính đến sự khác biệt lớn về tiềm năng chiến lược.

Còn có một điều kiện khác do Washington đưa ra không phù hợp với Matxcơva. Đầu tháng 7, Đặc phái viên Tổng thổng Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea đã gọi các dự án tên lửa Burevestnik và máy bay không người lái Poseidon của Nga là khủng khiếp và kêu gọi chấm dứt các dự án này vì chúng không thuộc các hạn chế của START-3. Trước đó phía Mỹ cũng đã kiên quyết phản đối các loại vũ khí mới nhất của Nga, bao gồm tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon không có đầu đạn hạt nhân.

Xin nhắc lại rằng, vào ngày 16 tháng 10, Vladimir Putin đã đề xuất gia hạn hiệp ước hiện tại thêm 1 năm mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào và "đóng băng" số đầu đạn hạt nhân trong thời gian này. Ông nhấn mạnh rằng, nếu một thỏa thuận sẽ đạt được thì Hoa Kỳ không nên đưa ra bất kỳ yêu cầu bổ sung nào. Mới đây, phía Mỹ thông báo đang xem xét đề xuất này và sẽ sớm đưa ra câu trả lời.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала