Trung Quốc ở Campuchia và Lào: Viện trợ phát triển hay bẫy nợ?

© AP Photo / Heng SinithNgười phụ nữ Campuchia với lá cờ Trung Quốc đi qua cầu Hữu nghị Campuchia-Trung Quốc trong lễ khai trương cầu này ở Tahmao
Người phụ nữ Campuchia với lá cờ Trung Quốc đi qua cầu Hữu nghị Campuchia-Trung Quốc trong lễ khai trương cầu này ở Tahmao - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng kinh tế ở những khu vực khác nhau trên thế giới, và Đông Nam Á không phải là ngoại lệ. Các dự án đầu tư của Trung Quốc đang giúp cho sự phát triển của khu vực, nhưng, cái giá của các khoản viện trợ này là bao nhiêu?

Câu trả lời cho câu hỏi này có thể thấy khá rõ trong mối quan hệ của Trung Quốc với Campuchia và Lào.

Trung Quốc đang mở rộng hợp tác song phương, bằng cách này ngày càng khẳng định vị thế của mình, đẩy các đối tác kinh tế cũ ra khỏi Campuchia. Trong vài năm qua, đầu tư của Trung Quốc vào nền kinh tế Campuchia đã tăng mạnh. Trong năm 2018, đầu tư của Trung Quốc đã chiếm 26% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - nhiều hơn tất cả các nước ASEAN cộng lại (25%) và vượt trước các nhà đầu tư lớn khác - Hàn Quốc và Nhật Bản. Hơn nữa, vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực hàng đầu của nền kinh tế Campuchia: 90% đầu tư vào ngành dệt may, mà các sản phẩm của ngành này chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Bắc Kinh cũng rất quan tâm đến ngành năng lượng và ngành khai thác các nguồn tài nguyên của Campuchia. Trung Quốc đã đầu tư vào 7 dự án thủy điện, các dự án này có thể đáp ứng một nửa nhu cầu điện của Campuchia. Các dự án cơ sở hạ tầng cũng thu hút sự chú ý của Trung Quốc: đoạn Campuchia của tuyến Đường sắt xuyên ASEAN, đường cao tốc nối thủ đô Phnom Penh với thành phố cảng Sihanoukville. Các công ty Trung Quốc đã giành được số lượng nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp lớn thứ hai sau Việt Nam. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất, vượt trước Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam: tỷ trọng của Trung Quốc trong kim ngạch ngoại thương của nước này là 1/5. Ngành du lịch là một phần rất quan trọng của nền kinh tế Campuchia, hơn 40% tổng lượng khách quốc tế đến đất nước này là người Trung Quốc. Hơn 43% các khoản đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng là tiền của Trung Quốc. 

Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đánh mất “anh em tốt” Lào và Campuchia vào tay Trung Quốc?

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, cô Elena Burova, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn âm Khoa học Nga, cho biết:

“Trung Quốc công bố khối lượng đầu tư lớn hơn nhiều so với thực tế. Sự khác biệt giữa các khoản đầu tư được phê duyệt và các dự án đầu tư được thực hiện là hàng tỷ đô la. Đáng lẽ, vốn đầu tư của Trung Quốc có thể tạo ra công ăn việc làm, có thể giúp cho người dân Campuchia học cách sử dụng những phương pháp canh tác mới và tạo thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc cho thuê đất, thu thuế và đánh thuế xuất khẩu. Nhưng, trên thực tế, mọi thứ diễn ra theo cách khác. Việc Trung Quốc thuê đất nông nghiệp chỉ dẫn đến những tranh chấp đất đai, đầu cơ và phá rừng, và nhiều khu đất không được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Các quan chức và giới thượng lưu kinh doanh chứ không phải người dân địa phương tại nơi thực hiện các dự án Trung Quốc được làm giàu nhờ các dự án này. Trung Quốc không quan tâm đến việc tạo công ăn việc làm cho người dân Campuchia và thành lập cơ sở công nghiệp địa phương. Trung Quốc mang theo lao động, nguyên liệu và vật tư của mình đến nước này. Nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt vào ngành thủy điện, không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và gây tổn hại đến môi trường. Tại các nhà máy dệt may và da giày do tư bản Trung Quốc làm chủ thường xuyên ghi nhận những trường hợp vi phạm quyền của người lao động, các khoản đầu tư của Trung Quốc không đóng góp vào việc tăng năng suất lao động mà chỉ nhằm sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng thấp. Gần 100% vốn ODA của Trung Quốc được cung cấp dưới dạng các khoản vay ưu đãi, vào năm 2019 lên tới gần 15% GDP của Campuchia. Mặc dù giới lãnh đạo Campuchia không thể hiện sự lo ngại về điều này, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng nước này thực sự có nguy cơ rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc”.

Trung Quốc quan tâm đến Lào chủ yếu bởi vì nước này là một mắt xích trong dự án cơ sở hạ tầng hoành tráng "Một vành đai, một con đường" được cho là sẽ gắn kết các nước đang phát triển với các nước phát triển. Trong khuôn khổ siêu dự án này, vào tháng 12 năm 2016, sáu nhà thầu Trung Quốc đã khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt với chiều dài 414 km, trải dài từ quận cực bắc Boten - giáp biên giới Trung Quốc đến thủ đô Vientiane. Trong tương lai, tuyến đường này sẽ kết nối với Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Lào, đặc biệt là thủy điện. Các nhà máy thủy điện đã và đang được xây dựng trên sông Mekong để biến đất nước này thành một “bình ắc quy của Đông Nam Á”. Tuy nhiên, các nhà máy thủy điện này “cướp dòng nước” của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến môi trường, gây thiệt hại cho nông nghiệp. Với hàng tỷ đô la đầu tư vào thủy điện, nông nghiệp, khai thác mỏ và ngành xây dựng của Lào, Bắc Kinh đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất của nước này, vượt trước Việt Nam và Thái Lan. Và ở Lào, chính sách đầu tư của Trung Quốc cũng có các đặc điểm tương tự như ở Campuchia. 

“Lào chỉ nhận được không quá 10% từ việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, - Tiến sĩ Kinh tế Lyudmila Kuntysh nói với Sputnik. - Tất nhiên, tuyến đường sắt do người Trung Quốc đang xây dựng là rất cần thiết cho một đất nước trước đây không có phương tiện giao thông này. Nhưng, Trung Quốc đang xây dựng và sẽ quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì tuyến đường sắt này với sự giúp đỡ của công nhân, máy móc và vật liệu Trung Quốc. Tất nhiên, một "mũi tên Trung Quốc" nhắm vào miền Bắc của đất nước gây sự lo ngại cho cả nhân dân Lào và Việt Nam. Và các khoản vay từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Lào đang buộc Vientiane phải nhượng bộ đáng kể với Bắc Kinh. Các dự án của Trung Quốc ở Lào mang tiếng xấu. Ví dụ, nhiều khu đất nhượng bộ để khai thác khoáng sản hoặc sản xuất nông sản đã bị người Trung Quốc lạm dụng, không mang lại gì cho Lào mà chỉ giúp người Trung Quốc phát triển kinh doanh riêng”.
Lính Lào (ngày 6 tháng 9 năm 2016) - Sputnik Việt Nam
Lào: Đấu trường cạnh tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc

Các chuyên gia quốc tế cho rằng, để không rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, Lào nên đa dạng hóa các quan hệ thương mại và kinh tế. Chuyên gia Lyudmila Kuntysh nhận xét rằng, ban lãnh đạo Lào đang cố gắng duy trì sự cân bằng lợi ích, nhưng vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng của Việt Nam. Việt Nam đang gia tăng sự hiện diện kinh tế ở Lào, đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam, trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản và phát triển nông nghiệp. Năm 2021, dự kiến khởi công đường sắt Lào - Việt, tuyến đường này dài 270 km sẽ bắt đầu từ Thakhaek và chạy đến biên giới Lào - Việt để kết nối với cảng Vũng Áng, thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Nhưng, tất nhiên, tiềm năng kinh tế của Việt Nam là nhỏ hơn so với Trung Quốc, vì thế Hà Nội khó có thể cạnh tranh với Bắc Kinh. 

Chuyên gia Grigory Kucherenko từ Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết:

“Đặc điểm chính của viện trợ kinh tế và các khoản đầu tư của Trung Quốc là tính vô điều kiện, khác với các khoản đầu tư của phương Tây. Không giống như Hoa Kỳ và các nước châu Âu, Trung Quốc không áp đặt những điều kiện đối với các đối tác của mình ví dụ như tôn trọng nhân quyền, bảo đảm dân chủ, cải thiện điều kiện làm việc, công đoàn độc lập, v.v. Nhưng, kết quả là các nước rơi vào cảnh phụ thuộc về kinh tế và bị mắc kẹt trong nợ của Trung Quốc, điều này buộc họ phải ủng hộ Trung Quốc trong các hành động trên trường quốc tế”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала