Không phải phương Tây, mà phương Đông trở thành đầu tàu của sự tiến bộ và thịnh vượng

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các nước tham dự lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các nước tham dự lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc ký kết thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - khu thương mại tự do lớn nhất thế giới, với các nước thành viên chiếm 30% GDP thế giới và quy tụ hơn 2 tỷ dân - tất nhiên là sự kiện lớn nhất trong năm khó khăn này.

Xảy ra vào đỉnh điểm cuộc khủng hoảng coronavirus, khi các quốc gia ngày càng đóng cửa chặt hơn, chuyển sự chú ý sang vấn đề khôi phục nền kinh tế quốc gia. Và trong điều kiện đó, việc các nước Đông, Đông Nam Á, Úc, New Zealand ký kết một thỏa thuận như vậy là rất có ý nghĩa, Dmitry Mosyakov, nhà Đông phương học nổi tiếng, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương tại Viện Đông phương học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết. 

Phát ngon viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam giải thích khi nào Hiệp định RCEP có hiệu lực

Kết quả được chờ đợi từ lâu

“Quá trình đàm phán ký kết RCEP kéo dài 8 năm. Đã có rất nhiều người hoài nghi, không tin vào việc ký văn bản này, nhưng nó đã xảy ra. Hiện giờ chúng ta phải đợi tất cả 15 quốc gia thành viên phê chuẩn hiệp định. Kết quả của việc có hiệu lực cũng sẽ không được cảm nhận ngay lập tức. Thời hạn hoàn thành quá trình cắt giảm thuế quan từ 20 đến 25 năm, ngoại trừ Singapore. Hơn nữa, nghĩa vụ cắt giảm bảo hộ thuế quan tiếp tục quy định các trường hợp miễn trừ, ví dụ, đối với ngư nghiệp và nông nghiệp ở Nhật Bản. Nhưng so với các hiệp định thương mại tự do trước đây, ràng buộc các bên tham gia trên cơ sở song phương hoặc đa phương, hiệp định RCEP bao gồm các lĩnh vực mới, chẳng hạn như các vấn đề về quy định thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, được đưa vào các FTA thế hệ mới, chẳng hạn như TPP", ông Dmitry Mosyakov phát biểu tại hội nghị trực tuyến giữa các tổ chức khoa học "Đông Nam Á và Khu vực Nam Thái Bình Dương: Các vấn đề thực tiễn trong phát triển".
© Ảnh : Regional Comprehensive Economic Partnership websiteLễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP
Không phải phương Tây, mà phương Đông trở thành đầu tàu của sự tiến bộ và thịnh vượng - Sputnik Việt Nam
Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP

Dự án Ấn Độ — Thái Bình Dương

Song song với RCEP, một dự án mở rộng khác đang được phát triển trong không gian châu Á - Thái Bình Dương, giáo sư Mosyakov lưu ý. Đó là dự án Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (ITR) do Washington xúc tiến, chủ yếu hướng về chính trị - quân sự, nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc, dựa trên sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà ranh giới của dự án ITR được vạch ra theo ranh giới trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Hai ngày sau khi ký kết hiệp định RCEP tại Hà Nội, các cuộc đàm phán Úc - Nhật diễn ra tại Nhật Bản, tại đó hai nước đã thống nhất về hợp tác quân sự - chính trị. Lần đầu tiên, thỏa thuận đề cập đến sự tham gia tích cực của các lực lượng vũ trang Nhật Bản trong các cuộc diễn tập chung, tuần tra, huấn luyện, v.v. Như vậy, Tokyo và Canberra xác nhận cam kết của họ về ý tưởng tạo ra ITR. 

Hội nghị cấp cao ASEAN tại Việt Nam ngày 14 tháng 11 năm 2020 - Sputnik Việt Nam
Làm sao Hoa Kỳ có thể thâm nhập vào liên minh thương mại RCEP?

Hiện giờ diễn ra các cuộc diễn tập hải quân "Malabar-2020" của 4 nước đồng minh - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Trước đây, sự kiện này diễn ra 2 năm một lần, bây giờ là hàng năm. Ấn Độ, cùng với Hoa Kỳ, tiến hành 4 loại hình diễn tập khác nhau. Nhìn chung, New Delhi ngày càng có xu hướng hình thành các liên minh chính trị và kinh tế với Washington. Có thể việc Ấn Độ từ chối tham gia RCEP cũng liên quan đến điều này, mặc dù sau một thời gian dài do dự, chính quyền Ấn Độ đã giải thích họ không muốn tham gia vào thương vụ liên kết mới do lo ngại tràn ngập thị trường với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, sẽ làm tổn hại đến ngành công nghiệp địa phương.

“Ngày nay, Đông và Đông Nam Á nổi bật lên so với các khu vực khác. Đây là nơi cuối cùng trên thế giới có tinh thần tích cực, xây dựng chính sách của mình dựa vào khuôn khổ quá trình toàn cầu hóa, thương mại mở, giao lưu sâu rộng hàng hóa, vốn và con người. Có thể thấy điều này đặc biệt rõ ràng so với bối cảnh của những xung đột, giống như những bóng đen từ quá khứ, nổi lên ở các khu vực khác nhau trên thế giới, trong bối cảnh suy yếu rõ ràng của ảnh hưởng phương Tây. Đây là nơi cuối cùng tin tưởng vào các giá trị phổ quát, vào khả năng giải quyết hầu hết các xung đột giữa các quốc gia thông qua thỏa thuận, và các quốc gia đang kiên trì tìm kiếm thỏa hiệp này. Đông và Đông Nam Á không chỉ biến thành trung tâm kinh tế - tài chính, mà còn trở thành niềm hy vọng của thế giới. Các nước trong khu vực có rất nhiều vấn đề với nhau và với Trung Quốc, nhưng họ có ý chí, kiên nhẫn và mong muốn rõ ràng để giải quyết những vấn đề này một cách hòa bình. Nếu không ngừng việc khép lại những xung đột và bất bình, để điều này trở thành hiện thực và là một nhân tố quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại, thì chúng ta sẽ không đạt được hòa bình ổn định và thịnh vượng. Đông và Đông Nam Á cho thấy nên thực hiện điều này. Đối với tôi, dường như phương Tây không còn là đầu tàu dẫn đầu sự phát triển và thịnh vượng nữa, mà hòa bình và an ninh trên hành tinh của chúng ta sẽ phụ thuộc vào cách các sự kiện ở Đông và Đông Nam Á sẽ phát triển như thế nào”, Dmitry Mosyakov lạc quan nói, trên nền tin tức lành về việc ký kết RCEP.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала