Tại sao giới kinh doanh Mỹ gia tăng đầu tư vào Trung Quốc?

© AFP 2023 / NICOLAS ASFOURIChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc kêu gọi các nước BRICS tạo ra nền kinh tế mở và chống lại chủ nghĩa bảo hộ để đạt được sự phát triển chất lượng cao, theo chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh BRICS do Nga chủ trì.

Lãnh đạo CHND Trung Hoa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự cởi mở và đổi mới để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc dọa những quốc gia đe dọa chủ quyền của nước này sẽ “bị mù mắt”

Trung Quốc ám chỉ đến nước nào?

Tất nhiên, nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa không đề cập đến các quốc gia cụ thể, nhưng rõ ràng chính sách bảo hộ chủ yếu do Mỹ theo đuổi. Trong hai năm qua, Washington đã phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, mà sau này trở thành một cuộc đối đầu về công nghệ. Đầu tiên, thuế quan được áp dụng đối với hầu hết tất cả các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Sau đó, các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc bị cắt đứt khỏi công nghệ Mỹ và nguồn cung cấp chip, phần mềm và các sản phẩm công nghệ cao khác từ Mỹ. Gần đây, chính phủ Mỹ ban hành một lệnh hành pháp khác cấm các nhà kinh doanh Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc có liên hệ hoặc do các cấu trúc quân sự Trung Quốc kiểm soát dưới bất kỳ hình thức nào. Và trong khi Trung Quốc đang giảm dần danh sách các ngành bị cấm nhận đầu tư nước ngoài, dỡ bỏ các hạn chế đối với cổ phần vốn nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, tài chính và công nghiệp ô tô, thì ngược lại, Hoa Kỳ đang ngăn cản doanh nghiệp của mình hợp tác với Trung Quốc và thúc giục dẫn đến sự chia cắt hoàn toàn nền kinh tế hai nước.

Các nhà đầu tư không quan tâm đến các lệnh trừng phạt

Tuy nhiên, bất chấp những lời lẽ hung hăng và các biện pháp trừng phạt mà chính quyền M áp đặt đối với các công ty Trung Quốc, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với tiềm năng R&D (nghiên cứu phát triển) của Trung Quốc ngày càng lớn. Theo thống kê do Cục Thống kê Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố, trong 10 tháng đầu năm nay, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc tăng 27,8%, trong khi đầu tư vào R&D của Trung Quốc từ nước ngoài tăng 82%. Số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc không cung cấp thông tin chi tiết về các khoản đầu tư theo quốc gia, tuy nhiên, theo tính toán của công ty phân tích Mergermarket (Anh), các khoản đầu tư của các công ty Mỹ vào hoạt động mua bán và sáp nhập tại Trung Quốc đã tăng 69% từ tháng 1 đến tháng 10 và đạt 11,35 tỷ USD. Đồng thời, theo số liệu thống kê được công bố trước đó của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong nửa đầu năm, tổng khối lượng đầu tư từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ đã tăng 6%.

© REUTERS / Aly SongThị trường chứng khoán Thượng Hải ở Trung Quốc
Tại sao giới kinh doanh Mỹ gia tăng đầu tư vào Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam
Thị trường chứng khoán Thượng Hải ở Trung Quốc

Tại sao các doanh nghiệp phương Tây đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc, ngay cả khi xuất hiện quan hệ chính trị khó khăn giữa CHND Trung Hoa và một số quốc gia? Nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy sức bật và khả năng phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư không có nhiều lựa chọn thay thế, vì theo dự báo, Trung Quốc sẽ là quốc gia G20 duy nhất có mức tăng trưởng GDP vào cuối năm. Môi trường đầu tư và kinh doanh đang được cải thiện, các cơ quan chức năng Trung Quốc đang theo đuổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có mục đích. Tất cả những điều này vượt qua những rào cản chính trị mà một số nước phương Tây đặt ra cho hoạt động kinh doanh, theo Lu Jinyong — giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài, giáo sư tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế, nói với Sputnik. Theo chuyên gia, có một số lý do khiến giới đầu tư tin tưởng vào Trung Quốc:

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Tại sao áp lực của chính quyền Trump đối với Trung Quốc không có tác dụng như mong đợi?
“Thứ nhất, triển vọng phát triển kinh tế đất nước tương đối lạc quan. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch coronavirus, nhưng hiện đã dần bắt đầu phục hồi. Nền kinh tế CHND Trung Hoa ổn định. Thứ hai, môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh. Trong suốt 41 năm cải cách, Trung Quốc kiên định theo đuổi chính sách mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài, cung cấp bảo lãnh cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Thứ ba, CHND Trung Hoa ở cấp độ chính trị cũng tích cực hỗ trợ các doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc. Ví dụ, một chính sách hỗ trợ tương ứng đã được thực hiện trong các ngành công nghệ cao”.

Chiến lược «tuần hoàn kép»

Trong phiên họp toàn thể gần đây của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, đã công bố mục tiêu để Trung Quốc xây dựng năng lực công nghệ của riêng mình và đạt được sự độc lập về công nghệ. Ngoài ra, một chiến lược “tuần hoàn kép” mới được vạch ra, nghĩa là dựa nhiều hơn vào nội lực và tiềm năng của thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ tách mình ra khỏi thế giới bên ngoài. Ngược lại, “tuần hoàn kép” giả định Trung Quốc sẽ phát triển hợp tác với các đối tác nước ngoài và tiếp tục quá trình tăng độ mở của nền kinh tế. Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn lớn, vì vậy R&D thu hút các nhà đầu tư, theo Lu Jinyong.

Truyền hình về cuộc bầu cử Hoa Kỳ trên màn hình TV ở Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Trung Quốc và Mỹ có khả năng thiết lập lại quan hệ

Trong diễn đàn BRICS hiện tại, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau thúc đẩy đổi mới. Thực tiễn cho thấy không thể đạt được tiến bộ công nghệ một mình. Sự dẫn đầu của Hoa Kỳ về công nghệ cao được đảm bảo, một phần lớn là do chính sách thu hút những bộ óc giỏi nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới, được thực hiện trong nhiều năm qua.

Theo chuyên gia Lu Jinyong, bất chấp xu hướng tiếp tục đối đầu về công nghệ giữa CHND Trung Hoa và Hoa Kỳ, nếu Biden thắng trong bầu cử, mâu thuẫn thương mại và công nghệ sẽ dịu đi. Và một sự chia cắt hoàn toàn của hai quốc gia là không thể. Các công ty Trung Quốc cần thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ cần thị trường Trung Quốc. Các số liệu thống kê xác nhận điều này - vốn đầu tư đang tìm kiếm lợi ích, và sự hội nhập lẫn nhau của hai nền kinh tế đang gia tăng, bất chấp những mâu thuẫn chính trị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала