Kinh tế Trung Quốc liệu có đuổi kịp và vượt kinh tế Mỹ? Việt Nam sẽ ở mức nào?

© AP Photo / Ng Han GuanNgười mua sắm trong trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh
Người mua sắm trong trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đến năm 2028 hoặc 2029 Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về quy mô kinh tế. Đó là dự báo do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) đưa ra. Đáng chú ý là theo kết quả năm 2020, trong số các nước lớn nhất chỉ có Trung Quốc đạt mức dương về tăng trưởng kinh tế.

Trong triển vọng dài hạn, sự phục hồi của nền kinh tế các nước khác sau đại dịch COVID-19 sẽ không đồng nhất ngang bằng nhau. Cụ thể đại dịch tạo điều kiện cho Trung Quốc rút ngắn khoảng cách với Hoa Kỳ nhanh hơn.

Tàu buôn ở Vũ Hán - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến thương mại của Mỹ làm tăng tỷ trọng đóng góp của Trung Quốc trong xuất khẩu toàn cầu

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tích cực

Nghiên cứu của JCER xem xét khoảng thời gian đến năm 2035. Trong đó bao gồm hai kịch bản tình huống. Kịch bản cơ sở là tác động trực tiếp của đại dịch đối với nền kinh tế của 15 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Còn kịch bản mở rộng xem xét hậu quả gián tiếp của đại dịch COVID-19 với sự phát triển lâu dài của các nước, thương mại quốc tế và thành quả ứng nghiệm đổi mới. Trong công trình nghiên cứu cũng lưu ý rằng mặc dù đại dịch coronavirus gây tác động đến hầu hết các nước, nhưng mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia sẽ có sự khác biệt đáng kể. Và trong khung thời gian 15 năm, những khác biệt này sẽ tác động đáng kể đến triển vọng phát triển.

Theo kịch bản cơ sở, trong năm 2020, Trung Quốc sẽ là nước G20 duy nhất có nền kinh tế cho thấy động lực tích cực. Nhìn chung toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thì thậm chí Việt Nam cũng tiến lên với tăng trưởng trong năm nay. Đối với các nước khác, dự báo không mấy sáng sủa. Kinh tế Ấn Độ giảm sút hơn 10%, Philippines - giảm 8%. Các nền kinh tế Thái Lan, Malaysia, Singapore - tất cả sẽ phải đối mặt với mức sụt giảm GDP hơn 6%. Tuy nhiên, nghiên cứu của JCER dự đoán rằng trong vòng 5 năm, nền kinh tế của phần lớn các nước nói chung sẽ phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng do coronavirus và trở lại chỉ số bình thường như trước khi bùng phát đại dịch.

Mặc dù Trung Quốc là nước đầu tiên đối mặt với đại hoạ coronavirus, và trong quý I năm nay, nền kinh tế lao dốc kỷ lục giảm sút  đến 6,8%, nhưng CHND Trung Hoa đã có thể khôi phục hoạt tính kinh doanh, sản xuất công nghiệp, tiêu dùng nội địa và tương ứng là khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Công nhân hoàn thiện linh kiện giảm chấn băng cao su kỹ thuật cao tại nhà máy của Công ty TNHH Tương Lai - Sputnik Việt Nam
Điều gì ngăn cản Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất thiết bị công nghệ của thế giới?

Các yếu tố kìm hãm GDP của Hoa Kỳ

Trong chừng mực Trung Quốc cho thấy kết quả tốt qua quá trình phục hồi, các hãng xếp hạng toàn cầu đang cải thiện dự báo về tình trạng kinh tế Trung Quốc. Chẳng hạn, Fitch Ratings nâng mức dự báo cho năm 2021 lên 8%, mặc dù mới hồi tháng 9 hãng này dự đoán ​​là kinh tế Trung Quốc năm tới tăng trưởng 7,7%. Năm nay, theo Fitch, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,3%. Theo kịch bản nghiên cứu mở rộng của JCER, đến năm 2035 nền kinh tế Trung Quốc mỗi năm sẽ tăng trưởng ít nhất 3%. Cùng khoảng thời gian này tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ sẽ không quá 1%.

Như vậy, theo nghiên cứu của JCER, Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ về GDP vào khoảng năm 2028-2029. Ngoài khủng hoảng coronavirus, Hoa Kỳ còn phải đối mặt với những vấn đề cơ cấu trong nội hàm nền kinh tế. Có không ít yếu tố kìm hãm khiến GDP của Mỹ không thể tăng trưởng bình thường. Trong khi Trung Quốc có sự cải thiện năng động và thực trạng kinh tế Mỹ kém đi, khoảng cách giữa hai nước sẽ thu hẹp nhanh hơn, - như chuyên gia Bian Yongzu từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và An ninh thuộc Đại học Thanh Hoa nói với Sputnik.  

 «Tôi cho rằng nền kinh tế Mỹ có rất nhiều vấn đề về cấu trúc bên trong. Thứ nhất, kinh tế Mỹ đặt cược vào khối tài chính, trong khi khu vực thực tế phát triển không mấy khả quan. Mặc dù khối tài chính tất nhiên sẽ mang lại lợi nhuận lớn, nhưng nó không cung cấp đủ số lượng chỗ làm việc. Do kinh tế hiện thực không phát triển như cần phải thế, phần lớn người Mỹ thiếu thu nhập ổn định và khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng rộng hơn. Thêm vào đó, đại dịch tác động, phá vỡ chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong khối dịch vụ. Ngoài ra, cấu trúc hiện tại của hệ thống chính trị Hoa Kỳ không đáp ứng được nhu cầu phản ứng nhanh với tình huống kinh tế. Hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế bị giảm sút do không kịp thời điều chỉnh được chính sách kinh tế. Bởi vậy mà sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ càng thêm phức tạp. Trong khi đó, tình hình kinh tế căng thẳng còn dẫn đến sự gia tăng tâm thế chủ nghĩa dân tộc ở Hoa Kỳ. Điều này, đến lượt nó, làm suy yếu liên hệ thương mại với các nước khác, khiến thực trạng kinh tế Mỹ càng thảm hơn. Đương nhiên, hiệu ứng thông thường của các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đà lây lan dịch bệnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình. Còn phải kể đến những yếu tố dài hạn nữa. Trước đây, Hoa Kỳ dựa vào tiềm lực khoa học-công nghệ của chính mình để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Nhưng bây giờ đã xuất hiện những cầu thủ mới trong lĩnh vực này. Trung Quốc và các nước khác đang nhanh chóng tăng cường năng lực của họ, còn năng lực của Hoa Kỳ thì lại đang suy giảm dần. Bởi chủ nghĩa dân tộc của Mỹ làm phất sinh những hạn chế khác nhau trong việc thu hút những tài năng xuất sắc từ ​​nước ngoài, và hệ quả của điều này có thể ảnh hưởng lớn hơn nữa đến sự phát triển của nước Mỹ».
© REUTERS / DAVID KIRTONCác nhà cung cấp gần chợ điện tử
Kinh tế Trung Quốc liệu có đuổi kịp và vượt kinh tế Mỹ? Việt Nam sẽ ở mức nào? - Sputnik Việt Nam
Các nhà cung cấp gần chợ điện tử

Tiêu dùng nội địa như là động lực chính để phục hồi kinh tế

Trung Quốc đã lựa chọn chiến lược «lưu thông kép», dựa vào sản xuất và tiêu dùng trong nước. Bằng cách như vậy, trong điều kiện ngoại thương ngày càng phức tạp, Trung Quốc sẽ có thể đạt mức độc lập cao hơn trước các yếu tố bên ngoài, cấp xung lực kích thích phát triển khối hiện thực của nền kinh tế.

Như tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn, Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp tài khóa để hỗ trợ việc thực hiện chiến lược này. Cụ thể, sẽ cấp xung lực khuyến khích tiêu dùng xã hội, kích thích nhập khẩu hàng chất lượng cao, hỗ trợ ứng nghiệm đổi mới công nghệ thông qua các biện pháp tài khóa, cải thiện hiệu quả tốn phí R&D của Trung Quốc. Tiêu dùng nội địa là động lực chủ chốt cho phục hồi kinh tế tương lai. Trong năm nay, Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Đồng thời, như ý kiến của chuyên gia Bian Yongzu, ngày càng phát sinh nhiều hệ luỵ khó khăn với tiêu thụ ở Hoa Kỳ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Tại sao giới kinh doanh Mỹ gia tăng đầu tư vào Trung Quốc?
«Động lực chủ chốt là nhu cầu nội địa, chính nó đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân. Trước đây Mỹ từng là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, nhưng năm ngoái khoảng cách giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong lĩnh vực này đã thu hẹp đến tối thiểu. Đang chờ đợi là ngay trong năm nay Trung Quốc ​​sẽ vượt Mỹ và trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng nhất định, do đó, trong tình huống như vậy, nhu cầu nội địa sẽ mở rộng. Ngoài ra, nhu cầu nội tại của Trung Quốc được đảm bảo nhờ thu nhập gia đình của cư dân đang tăng. Việc mở rộng thị trường tại chỗ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp địa phương cũng như vốn tư bản nước ngoài, và sẽ thúc đẩy ứng nghiệm đổi mới cho phát triển».

Theo dự báo của JCER, đến năm 2023, mức sống ở Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể - đất nước sẽ lên đẳng cấp các quốc gia  có thu nhập cao. GDP bình quân đầu người trong nước sẽ đạt 28.000 USD. Hàng loạt quốc gia khác của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, cũng đạt thành công đáng kể có tính bứt phá để tham gia nhóm các nước có mức thu nhập trung bình. Đến năm 2035, dự kiến là Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt mức thu nhập hiện tại của cư dân Trung Quốc. Còn đến năm đó quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ lớn hơn của Hoa Kỳ và Nhật Bản gộp lại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала