Bộ trưởng Vương Nghị không muốn nói về tranh chấp ở Biển Đông

© REUTERS / Indonesia's MFABộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Indonesia
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Indonesia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến công du một số nước ở Đông Nam Á.

Vương Nghị đã đến thăm bốn nước ASEAN - Myanmar, Indonesia, Brunei và Philippines. Phân tích nội dung của các chuyến thăm này,  có thể đưa ra kết luận rằng hai vấn đề chính trong chuyến công du là: Covid - 19 và quan hệ kinh tế song phương. Bộ trưởng Trung Quốc hứa sẽ gửi nửa triệu liều vắc xin Sinovac  phòng coronavirus của Trung Quốc cho Philippines. Indonesia, nơi có đại dịch nghiêm trọng, đã đặt hàng 125 triệu liều Sinovac từ Trung Quốc. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã trở thành công dân Indonesia đầu tiên được tiêm vắc xin Sinovac. Ông đã tiêm chủng công khai, hành động đó được coi là sự thể hiện bản chất tin cậy của mối quan hệ Trung-Indonesia.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Tại sao Ngoại trưởng Trung Quốc “bỏ qua” Việt Nam?

Sự hỗ trợ của CHND Trung Hoa đối với các nước Đông Nam Á trong cuộc chiến chống đại dịch nên được coi là hệ quả của các thỏa thuận đã đạt được trước đó trong khuôn khổ quan hệ đối tác đối thoại Trung Quốc-ASEAN. Nhưng  tất nhiên Bắc Kinh chắc chắn theo đuổi một mục tiêu khác - quảng cáo vắc xin của mình cho toàn thế giới.

Về quan hệ kinh tế của CHND Trung Hoa với các nước mà Vương Nghị đến thăm, thì ở đây không thiếu sự đa dạng. Tại Myanmar, các bên đã thảo luận về việc hợp tác xây dựng tuyến đường sắt giữa Mandalay và đặc khu kinh tế Kyaupyu trên bờ Vịnh Bengal. Tại Brunei, các bên nhất trí thành lập một nhóm làm việc để hợp tác năng lượng. Nhưng nhiều vấn đề kinh tế khác đã được giải quyết trong chuyến thăm Indonesia của Vương Nghị. Phía Trung Quốc nhất trí dỡ bỏ các rào cản thương mại với Indonesia và tuyên bố quan tâm đến việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, thương mại và nghiên cứu biển. Họ cũng thảo luận về các dự án lớn như xây dựng đường cao tốc Jakarta-Bandung và con đập ở Đông Borneo.

© REUTERS / Indonesia's MFABộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Indonesia
Bộ trưởng Vương Nghị không muốn nói về tranh chấp ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Indonesia

Và ít nhiều về chính trị

Không có ý nghĩa gì khi phủ nhận ý nghĩa chính trị của chuyến thăm của Vương Nghị tới các nước Đông Nam Á. Mọi nơi ông đều được đón tiếp bởi các quan chức hàng đầu, và điều này, tất nhiên, có tác dụng tăng cường quan hệ chính trị giữa các nước. Chuyến thăm Myanmar có tầm quan trọng đặc biệt. Vương Nghị đã trở thành nhân vật cấp cao nước ngoài đầu tiên đến thăm đất nước sau cuộc tổng tuyển cử, do Liên đoàn đấu tranh dân chủ, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

© AP Photo / Myanmar President OfficeÔng Vương Nghị và bà Aung San Suu Kyi
Bộ trưởng Vương Nghị không muốn nói về tranh chấp ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Ông Vương Nghị và bà Aung San Suu Kyi
Vương Nghị nói một cách cởi mở: "Trung Quốc sẽ hỗ trợ chính phủ mới của Myanmar trong việc phục hồi nền kinh tế, cải thiện điều kiện sống của người dân và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa".

Chính phủ mới của Myanmar cần sự hỗ trợ như vậy, đặc biệt là vì đường lối chính trị này được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư vững chắc đang chảy từ Trung Quốc vào quốc gia này.

Tuy nhiên, Vương Nghị cố gắng không đề cập đến chủ đề gay gắt nhất trong quan hệ giữa CHND Trung Hoa và ASEAN - tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo ở Biển Đông. Dù khó làm được điều này, vì chỉ có Myanmar là không trực tiếp tham gia vào tranh chấp này và ba nước còn lại có nhiều phàn nàn về các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Dễ nhất là đồng ý không thảo luận về vấn đề lãnh thổ ở Manila. Được biết, chính phủ Duterte có khuynh hướng thỏa hiệp với Bắc Kinh.

Ảnh Joe Biden trên màn hình ở Hồng Kông. - Sputnik Việt Nam
Biden có thể thay đổi điều gì đó trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng không phải ở Biển Đông
Do đó, tại thủ đô của Philippines, Vương Nghị đã có thể phát biểu như sau: “Cả hai bên đều cho rằng vấn đề Biển Đông chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ tập hợp của quan hệ Trung Quốc-Philippines. Chúng ta không được cho phép sự khác biệt 1 phần trăm đó làm hỏng 99 phần trăm mối quan hệ của chúng ta”.

Bộ trưởng Ngoại giao CHND Trung Hoa cũng kêu gọi các nước ASEAN thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và tích cực thúc đẩy tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Tất cả điều này là để bảo vệ hòa bình và ổn định trong Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Việc Vương Nghị cố gắng không thảo luận về tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo ở Biển Đông không có nghĩa là Bắc Kinh đã mất hứng thú với chúng và sẵn sàng chia sẻ chúng với các nước láng giềng. Không, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp về những gì được bao hàm trong khái niệm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng nếu mức độ nghiêm trọng của tranh chấp  quanh các đảo Trường Sa và Hoàng Sa giảm xuống, các thế lực bên ngoài (ví dụ như Hoa Kỳ hoặc các nước NATO) sẽ có ít lý do để can thiệp vào các vấn đề của khu vực và gửi tàu chiến của họ đến Biển Đông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала