Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.1

© Sputnik / Taras IvanovLăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được trang hoàng nhân dịp Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được trang hoàng nhân dịp Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hà Nội (Sputnik) - Nếu đặt chân đến Hà Nội, thủ đô Việt Nam hay TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể cảm nhận nguồn năng lượng vô biên đang cuộn chảy bất chấp đại dịch Covid-19. Việt Nam - một quốc gia trẻ, đang phát triển. Tại đây, mọi thứ đều có thể.

Từng dòng người lướt đi trên những chiếc xe tay ga, vội vã đến công sở và trường học, tranh thủ mua bữa sáng hay đơn giản chỉ check tin nhắn lúc dừng xe.

Đường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội ĐCSVN lần thứ 13  - Sputnik Việt Nam
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.2

Nhưng không phải lúc nào bức tranh này cũng có ở Việt Nam. 35 năm trước, Việt Nam từng là một trong số các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này đã phát triển như thế nào để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp như hiện nay?

Đổi mới - Chìa khóa mở ra vận hội mới

Đường lối “Đổi mới” do Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đưa ra, được các Đại hội sau tiếp tục hoàn thiện và phát triển, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục đích của Đổi mới là nhằm tìm kiếm con đường đi lên xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), sự phát triển của Việt Nam trong vòng 35 năm qua rất đáng ngưỡng mộ. Những cải cách kinh tế và chính trị dưới thời Đổi mới, được thực hiện từ năm 1986, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, biến Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

© AFP 2023 / Brendan SmialowskiTrụ sở chính của Ngân hàng Thế giới tại Washington
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.1 - Sputnik Việt Nam
Trụ sở chính của Ngân hàng Thế giới tại Washington
“Từ 2002 - 2018, GDP bình quân đầu người đã tăng 2,7 lần, đạt hơn 2.700 USD vào năm 2019,  và hơn 45 triệu người đã thoát nghèo. Tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống dưới 6% (3,2 USD/ngày theo PPP).” 

Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh và khả năng phục hồi nhanh chóng bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước mạnh mẽ và sản xuất hướng tới xuất khẩu. GDP thực tế ước tính tăng 7% vào năm 2019. Đây là một trong những tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. 

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19 đang diễn ra, nhưng thể hiện được khả năng phục hồi đáng nể. Tác động của Covid-19 được World Bank đánh giá là không nghiêm trọng ở Việt Nam như các nước khác do quốc gia này nhanh chóng áp dụng các biện pháp chủ động ở cấp quốc gia và địa phương. Khuôn khổ kinh tế vĩ mô và tài khóa vẫn được duy trì ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính là 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến ​​đạt 2,8% cho cả năm. Theo như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: 

“Năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm qua. Chúng ta đã đạt được những kết quả vượt bậc, trong khi cả thế giới tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn tăng trưởng dương với mức 2,91%, tất cả các cán cân lớn đều được đảm bảo.” 
© Ảnh : Trí Dũng –TTXVNTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.1 - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế, mặc dù tốc độ tăng trưởng của quốc gia này trong năm 2020 thấp hơn nhiều so với dự báo trước dịch bệnh 6-7%. Tuy nhiên, Covid-19 cũng không thể ngăn cản kinh tế Việt Nam đạt những kết quả “ngoạn mục”. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết của Ban Kinh tế Trung Ương 2020 vừa qua, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung Ương, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, cho biết: 

“Những thành tích đạt được của Ban Kinh tế Trung ương đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế cao (bình quân 6%/năm), quy mô nền kinh tế tăng 1,4 lần, năng suất lao động tăng cao (bình quân 5,8%/năm), kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn; môi trường kinh doanh cải thiện, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện một bước quan trọng, huy động được nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển."

Đối với tổng thể vốn đầu tư toàn xã hội, đầu tư công vẫn chiếm tỷ trọng lớn và là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam xuyên suốt 35 năm Đổi mới. Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 được đề ra tại Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ cấu đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đang có xu hướng giảm dần theo hướng phù hợp với kinh tế thị trường và bối cảnh khu vực tư nhân ngày càng lớn mạnh cũng như khu vực đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng. Theo số liệu từ Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Trung Ương, PGS-TS Trần Kim Chung, cho biết:

Khai mạc Tọa đàm 5 thanh niên - động Lực của đổi mới sáng tạo Quốc gia - Sputnik Việt Nam
VIIE 2021: Thành đoàn Hà Nội - hạt nhân dẫn đầu hợp tác với NIC thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

“Tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua giảm từ 39,04% giai đoạn 2011-2015 xuống còn 31-34% giai đoạn 2016-2020. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng lại liên tục được cải thiện, hệ số sử dụng vốn ICOR giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 6,11, cao hơn so với mức gần 6,29 của giai đoạn 2011-2015.” 

Chuyển đổi số - chất xúc tác cho nền kinh tế Việt Nam

Sự ra đời của công nghệ thông tin và Internet đã thay đổi cách thức vận hành của cả thế giới, kinh tế cũng không phải ngoại lệ. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam ý thức được rõ “chuyển đổi số” đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế sau 35 năm Đổi mới. 

Cuối năm 2019, Chính phủ Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia. Nhưng với sự tác động mạnh mẽ và bất ngờ từ COVID-19, tiến trình chuyển đổi số có cơ hội được đẩy mạnh hơn. Trong chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam, con người luôn là nhân tố được đặt ở vị trí trung tâm. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần khẳng định mạnh mẽ rằng, 2020 là năm khởi động tiến trình hướng tới một "Việt Nam số”. Tại lễ khởi công Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và khai trương Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 ngày 9/1/2021 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng: 

“Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam những năm gần đây được cải thiện liên tục, tăng 10 bậc từ năm 2015, đứng thứ 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ; đứng đầu nhóm 29 quốc gia, nền kinh tế cùng mức thu nhập. Đây là nền tảng quan trọng, là bệ phóng cho sắp tới.”
© Sputnik / Taras IvanovKhai trương Triển lãm VIIE 2021
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.1 - Sputnik Việt Nam
Khai trương Triển lãm VIIE 2021

Trong vòng 7 năm (2014-2020), Việt Nam đã tiến 29 bậc, từ vị trí 71 lên vị trí 42/131 quốc gia/nền kinh tế trong Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới Sáng tạo toàn cầu (GII) do WIPO công bố. Đặc biệt khi dịch COVID-19 xuất hiện đã cho thấy sự chuyển đổi linh hoạt của người Việt nói chung và doanh nghiệp Việt nói riêng. 

Đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ vào Y tế 

Giai đoạn 35 năm (1986 - 2021) đã đánh dấu những tiến bộ vượt bậc của ngành Y tế Việt Nam, không chỉ trong công tác nghiên cứu mà còn trong phát triển và ứng dụng công nghệ. Những thành tựu mà ngành Y tế Việt Nam đặt được trong thời gian qua đã gây tiếng vang lớn trên thế giới như sản xuất vaccine phòng bệnh, ghép tạng v.v.

Việt Nam hoàn toàn tự hào khi là một trong số ít các quốc gia kiểm soát, ngăn ngừa nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Sars, Cúm A/H7N9...và gần đây nhất là dịch Covid-19. Chiến thắng Covid-19 của Việt Nam được đánh giá là một hiện tượng của thế giới. Có được chiến thắng này phải kể đến sự đồng tâm, đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam. Phát biểu trong một buổi họp Quốc hội Việt Nam vào giữa năm 2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, nhấn mạnh:

Lá cờ việt nam - Sputnik Việt Nam
Bất chấp Covid: Việt Nam hái “trái ngọt” sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII

“Tất cả cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước trên thế giới. Chúng ta có được thành công đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có đội ngũ thầy thuốc, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân và nhiều lực lượng chức năng khác, nhưng đặc biệt là nhân dân Việt Nam rất tuyệt vời!”

Covid - 19 là “cú hích” mang lại nhiều thay đổi cho nền Y tế Việt Nam. Ngay trong công tác phòng chống Covid-19, các ứng dụng công nghệ được áp dụng triệt để như Ứng dụng truy vết Covid Bluezone hay sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo … để tuyên truyền về cách thức phòng chống dịch bệnh.

© Ảnh : Hồng Giang - TTXVNĐoàn viên thanh niên tình nguyện hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại.
Một Việt Nam “bứt phá” sau 35 năm Đổi Mới P.1 - Sputnik Việt Nam
Đoàn viên thanh niên tình nguyện hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại.

Tất cả các hoạt động trên được triển khai trong khuôn khổ Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 6/2020. Trong đó, Y tế được xếp ở vị trí đầu tiên. Đây là  lĩnh vực liên quan đến nhiều người dân nhất, độ bao phủ rộng khắp nhất, là nền tảng của một quốc gia phát triển. Cũng vì thế mà Chuyển đổi số sẽ phát huy hiệu quả nhất. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam (Bộ TT&TT), ông Nguyễn Mạnh Hùng, cam kết rằng: 

“Bộ TT&TT cam kết đồng hành cùng Bộ Y tế trong hành trình Chuyển đổi số. Bộ Y tế hãy giao nhiệm vụ cho Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đưa công nghệ số vào mọi ngóc ngách của lĩnh vực y tế. Việt Nam có một lực lượng các doanh nghiệp công nghệ số hùng hậu, với gần 60.000 doanh nghiệp và trên 1 triệu lao động, sẵn sàng giải được hầu hết các bài toán của ngành y tế.” 

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời câu hỏi chất vấn. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về 5G, khẳng định mạng xã hội Việt Nam không kém nước ngoài
Từ 1993 - 2017, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7 (trên 1.000 trẻ). Từ 1990 - 2016, tuổi thọ trung bình đã tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi, và là mức cao nhất trong khu vực đối với các quốc gia có mức thu nhập tương tự. Chỉ số bao phủ chăm chăm sóc sức khỏe toàn dân của Việt Nam ở mức 73 - cao hơn mức trung bình của khu vực và toàn cầu - với 87% dân số được bao phủ. Trong suốt 35 năm qua, sức khỏe của người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, song song với mức sống ngày càng tăng.

Giáo dục - cốt lõi của phát triển

Nhìn lại hành trình 35 năm công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục Việt Nam có nhiều thay đổi, phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. 

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (Bộ GD&ĐT) công bố, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I năm 2014; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Chất lượng giáo dục của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Giáo dục tiểu học của Việt Nam đứng đầu tại Đông Nam Á. Trong 6 nước tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM) năm 2019, gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippine, học sinh tiểu học Việt Nam đứng đầu ở cả 3 năng lực được khảo sát là: Đọc hiểu, Viết, Toán học. Nhận xét về kết của của Việt Nam trong Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM), Trưởng Chương trình Giáo dục của UNICEF tại Việt Nam, bà Simone Vis cho biết "rất ấn tượng" với thành tích này.

Vietnamese - Sputnik Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về Chữ Việt Nam song song 4.0

"Kết quả của Việt Nam vượt trội hơn hẳn các nước cùng tham gia kỳ đánh giá. Tôi rất ấn tượng và tự hào với thành tích đó... Nhìn chung chất lượng giáo dục Tiểu học của Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, không chỉ trong khu vực mà cả trên quốc tế".

Trước tình hình dịch Covid-9 bùng phát vào đầu tháng 2/2020, Việt Nam cũng hoàn thành mục tiêu kép - học tập an toàn trong đại dịch. Xác định chủ trương "tạm dừng đến trường, không ngừng việc học", Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo Sở GDĐT, cơ sở giáo dục đại học tăng cường các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình. Đây là lần đầu tiên việc dạy học trực tuyến được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.

Kết quả dạy học trực tuyến của Việt Nam được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá rất tích cực. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 29/9/2020 nhận xét:

"Việc học trực tuyến để phòng-chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác". 

Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đứng trước cơ hội vàng sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Cụ thể, Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%). Ở bậc đại học, có trên 50% cơ sở giáo dục cũng dạy học từ xa, trong đó nhiều trường áp dụng trực tuyến hoàn toàn, một số cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Dạy học trực tuyến đã giúp rút ngắn thời gian thực dạy khi học sinh trở lại trường học; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh. Hình thức dạy học này cũng giúp giáo viên, học sinh làm quen và tăng cường hơn các kỹ năng công nghệ thông tin, thích ứng với những hình thức học tập mới của giáo dục tiên tiến trong thời đại công nghệ 4.0.

Kết quả của ngành GD&ĐT trong dạy học an toàn dịp Covid-19, được Quốc hội, Chính phủ đánh giá cao. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020 đã gọi đây là "kết quả nổi bật" của ngành.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала