Tàu chiến ở Biển Đông có phục vụ cho lợi ích của công dân Pháp hay chăng? Nếu như Jean-Paul Sartre còn sống…

© AFP 2023 / FRANCK SEUROTTàu ngầm hạt nhân Émeraude.
Tàu ngầm hạt nhân Émeraude. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Đăng ký
Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Pháp đã tuần tra trên Biển Đông. Phải chăng đây là công việc nhất thiết phải tiến hành?

Tàu ngầm hạt nhân Émeraude và tàu hỗ trợ Seine đã thực hiện chuyến vượt biển dài ngày rồi đi qua vùng Biển Đông. Vui mừng trước sự kiện này, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố:

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2019
Châu Âu chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông
«Đây là bằng chứng nổi bật rực rỡ về khả năng triển khai xa và lâu dài của Hải quân Pháp cùng với lực lượng của các đối tác chiến lược Australia, Hoa Kỳ và Nhật Bản».

Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng mục đích của hoạt động này chỉ là để kiểm tra khả năng của tàu ngầm hạt nhân và kết quả đào tạo thủy thủ đoàn. Trên thực tế, giả như Bộ Quốc phòng Pháp thực sự tìm kiếm tuyến đường nào thích hợp hơn, lẽ ra họ có thể phái tàu của mình đến bờ biển của New Caledonia hoặc Polynesia, nơi có các căn cứ quân sự của Paris.

© AFP 2023 / Bertrand GuayBộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly.
Tàu chiến ở Biển Đông có phục vụ cho lợi ích của công dân Pháp hay chăng? Nếu như Jean-Paul Sartre còn sống… - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly.

Điều tàu chiến đến Biển Đông là một phần trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Pháp hiện nay, đi theo luồng chính sách của Hoa Kỳ. Trước đó, vào năm 2019, tại hội nghị «Đối thoại Shangri La» ở Singapore, bà Florence Parly đã nêu thực chất của chính sách này: bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi dường như đang bị Trung Quốc đe dọa và để thực hiện «sứ mệnh bảo vệ» đó, Pháp sẽ phái các tàu chiến của mình tới vùng Biển Đông, chí ít là hai lần trong năm.

Trong trường hợp đó, Pháp đóng vai trò một thành viên trung kiên của NATO, tổ chức ngày nay đang ngày càng thiên về xu hướng ủng hộ đường lối chống Trung Quốc của Washington. Đức và Anh hiện cũng là những đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ, hai nước này cũng gửi tàu chiến của họ đến Biển Đông.

Jean-Paul Sartre hẳn sẽ không chấp thuận

Các bạn thử nghĩ xem, nhà văn, triết gia Pháp lừng danh Jean-Paul Sartre sẽ có thái độ như thế nào với hoạt động này của Hải quân Pháp nếu như ông còn sống lúc này? Quan sát viên Piotr Tsetvov của Sputnik cho rằng có lẽ Jean-Paul Sartre sẽ phản đối gay gắt. Sartre là nhân vật cánh tả, người chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ, lên án cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Việt Nam, ông từng tham gia vào công việc của Tòa án Russell nổi tiếng, nơi vạch trần những tội ác của quân đội Mỹ tại Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2020
Công hàm của Anh, Pháp, Đức phản đối Trung Quốc ở Biển Đông: Việt Nam “hoan nghênh”

Jean-Paul Sartre có uy tín đặc biệt trong thời gian cuộc phản kháng của sinh viên ở Paris năm 1968, khi mà trên các bức tường của ĐHTH Sorbonne nổi bật  chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Che Guevara và Mao Trạch Đông. Triết gia Pháp đã đứng về phía những nhà cách mạng này. Và hôm nay có lẽ nhà văn-triết gia sẽ khó mà hài lòng khi nước Pháp quê hương ông sẵn sàng chiến đấu theo phe đế quốc Mỹ chống lại nước Trung Hoa cộng sản.

Chính nhờ lập trường của những công dân như Jean-Paul Sartre mà nước Pháp đã không tán thành cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam trước đây.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала