Manila muốn Mỹ nhìn nhận lại đồng minh Philippines một cách bình đẳng

© AFP 2023 / Ted AljibeQuân nhân Philippines
Quân nhân Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Đăng ký
Một trong những đồng minh lâu năm nhất của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương không muốn tiếp tục làm “người em bé nhỏ” của Mỹ. Manila yêu cầu Washington phải bồi thường tiền nếu muốn hiện diện quân sự tại nước này.

Trong nỗ lực chống khủng bố, Philippines đã nhận được sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ ít hơn nhiều so với Pakistan và các nước khác, bất chấp mối quan hệ đồng minh lâu năm giữa Manila và Washington. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque tuyên bố như vậy vào ngày 15 tháng 2 khi trao đổi với báo giới.

 Lực lượng vũ trang Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Philippines yêu cầu Mỹ tăng viện trợ quân sự để duy trì thỏa thuận quốc phòng

Các hãng thông tấn nước ngoài dẫn lời quan chức cấp cao nói tại cuộc họp báo:

"Nếu chúng tôi có quan hệ rất bền chặt với một đồng minh rất mạnh, thì điều này nên đi kèm với việc cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính hơn. Đáng lẽ Philippines cũng phải nhận được khoản tiền tương tự hoặc gần như thế chứ không phải số tiền mà chúng tôi đang nhận hiện nay".

Ông Harry Roque không nói rõ Hoa Kỳ phải trả bao nhiêu tiền để Philippines gia hạn Thỏa thuận lực lượng thăm viếng (VFA) với Washington trong các điều kiện mới. Nhưng, theo ông, đây không nên chỉ là "tiền lẻ".

Vào tháng 2 năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte đã thông báo với Mỹ về ý định hủy bỏ Thỏa thuận lực lượng thăm viếng năm 1998, quy định thời gian tạm trú của quân nhân Mỹ ở nước này. Thỏa thuận này cho phép quân nhân Mỹ nhập cảnh hợp pháp để tham gia huấn luyện chiến đấu chung với các lực lượng Philippines và diễn tập quân sự. Theo thỏa thuận này, các nhà chức trách Hoa Kỳ có quyền tài phán trong trường hợp xảy ra sự cố hình sự với quân nhân Mỹ ở Philippines. Sau đó, ông Duterte tạm hoãn quyết định chấm dứt Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA) với Mỹ.

Các đồng minh nên bình đẳng

Vào tuần trước, Tổng thống Rodrigo Duterte đã nêu vấn đề bình đẳng cho các đồng minh trong khuôn khổ Thỏa thuận VFA.

"Đó là trách nhiệm chung và trách nhiệm của Mỹ không phải là miễn phí. Khi chiến tranh bùng nổ, chúng ta đều phải gánh chịu chi phí", - ông nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Bộ Quốc phòng Philippines chủ trương gia hạn thỏa thuận về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, bà Daria Panarina, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét rằng, yêu cầu của Philippines hỗ trợ thêm ở một mức độ nào đó có thể liên quan đến tình hình Biển Đông:

"Có lẽ, Tổng thống Philippines đưa ra tuyên bố này vì tình hình Biển Đông đã phần nào thay đổi hoặc đang thay đổi. Hoa Kỳ đứng về phía Philippines trong việc kiềm chế Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, Manila cho rằng, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng hành động tích cực, chưa sẵn sàng  hỗ trợ tích cực. Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu là những tuyên bố ủng hộ Philippines. Hỗ trợ tài chính và viện trợ của họ dưới dạng vũ khí cũ không phù hợp với Philippines, vì Hoa Kỳ không bán cho họ những loại vũ khí mới nhất, đây không phải là các công nghệ quân sự hiện đại nhất. Và sự trợ giúp chỉ giới hạn ở điều này".

Gây căng thẳng quan hệ Philippines - Trung Quốc

Những người chỉ trích Tổng thống Duterte, chủ yếu là các chính trị gia thân Mỹ, cáo buộc ông tìm cách tống tiền. Người phát ngôn tổng thống Philippines, ông Harry Roque giải thích rằng, Tổng thống đang bảo vệ lợi ích quốc gia. Ông yêu cầu bồi thường vì việc luân chuyển quân Mỹ khiến Philippines gặp rủi ro. Một trong những rủi ro này là Hoa Kỳ gây căng thẳng quan hệ Philippines-Trung Quốc, chuyên gia Daria Panarina nói:

Tàu chở dầu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2020
Trung Quốc có thể giúp Philippines củng cố an ninh năng lượng
"Tôi có thể đưa ra hai giả thiết. Một trong những rủi ro gắn liền với quan hệ Trung-Philippines. Trung Quốc không thích sự hiện diện, đặc biệt là việc gia tăng quân số của Mỹ tại Philippines. Bắc Kinh phản ứng tiêu cực với tình huống này. Điều này có thể gây căng thẳng quan hệ Philippines-Trung Quốc".

Rủi ro khác là dư luận Philippines. Nhiều người Philippines có thái độ tiêu cực đối với quân nhân Mỹ, đặc biệt là sau vụ 4 lính thủy đánh bộ Mỹ hãm hiếp một cô gái địa phương 23 tuổi trong năm 2005. Đã có những sự cố khác liên quan đến hành vi của quân nhân Hoa Kỳ làm thổi bùng làn sóng phản đối Mỹ ở Philippines. Vì vậy những tuyên bố chống Mỹ của ông Duterte là một cách để thu hút được sự ủng hộ chính trị trong nước.

Chuyên gia Daria Panarina cho rằng, yêu cầu của Manila để Mỹ nhìn nhận lại đồng minh Philippines một cách bình đẳng hơn trong liên minh quân sự và cung cấp sự hỗ trợ xứng đáng cho sự hợp tác có thể được coi là một tín hiệu đối với Trung Quốc:

"Những tuyên bố có tinh thần chống Mỹ có thể được nhìn nhận một cách tích cực ở Trung Quốc. Nền tảng như vậy có thể tạo thêm động lực cho sự phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Philippines. Những dấu hiệu mới về rạn nứt trong quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines chắc chắn làm tăng thêm hiệu quả đường lối đối ngoại của Bắc Kinh. Đồng thời, trong mọi hành động và tuyên bố của mình về chính sách đối ngoại, ông Duterte cố gắng duy trì sự cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ông tỏ ý đứng về phía Trung Quốc và chỉ trích Mỹ, rồi tỏ ý đứng về phía Mỹ và chỉ trích Trung Quốc để duy trì quan hệ thuận lợi với cả hai nước này, và không đứng về phía nào. Philippines không có đủ nguồn lực để tự vệ mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột quân sự".

Những mâu thuẫn mới giữa Philippines và Hoa Kỳ đã xuất hiện ngay sau khi ông Biden trở thành Tổng thống. Trên lời nói các đại diện của chính quyền Biden hứa với các đồng minh và đối tác rằng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ lợi ích của họ khi xây dựng chính sách của Mỹ. Ở đây nói về các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Úc và New Zealand. Vì vậy, phản ứng của Hoa Kỳ đối với các yêu cầu của Philippines có thể là một trong những thử nghiệm đầu tiên về cách Hoa Kỳ diễn giải việc bảo vệ lợi ích của các đối tác trong liên minh quân sự.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала