Liệu Campuchia có tìm cách làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc?

© AP Photo / Heng SinithHun Sen
Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
Đăng ký
Chính phủ Campuchia đã hủy bỏ cuộc tập trận thường niên mang tên “Rồng vàng" kéo dài hai tuần chung với Trung Quốc , sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến 27 tháng 3, có sự tham gia của khoảng 3000 quân nhân Campuchia và Trung Quốc.

Trong cuộc tập trận này, sẽ sử dụng đạn thật, huấn luyện thực hành điều khiển xe tăng, thiết giáp và thiết bị rà phá bom mìn. Chính quyền giải thích việc hủy bỏ tập trận với lý do lũ lụt nghiêm trọng vào cuối năm 2020 đã phá hủy cơ sở hạ tầng và gây khó khăn cho việc cung cấp lương thực, cũng như cuộc chiến chống lây lan COVID-19 và các vấn đề khác. Nhưng một số nhà quan sát phương Tây cho rằng bằng cách này, Phnom Penh đánh tiếng tới chính quyền mới của Mỹ cho biết mình không phải là "tay sai" của Bắc Kinh và sẵn sàng tái khởi động quan hệ với Washington, theo tạp chí có uy tín “The Diplomat” nhận xét.

Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2020
Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến Campuchia như thế nào?

Campuchia cần đến cả Trung Quốc và Mỹ

Grigory Kucherenko, nhà nghiên cứu tại Viện Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết trong giả định này có những sự hợp lý của nó “Phnom Penh không tìm cách bỏ tất cả trứng vào một giỏ, họ quan tâm đến mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU, cần đến sự giúp đỡ của phương Tây. Như nhà khoa học chính trị người Khmer Chea Vannat đã nói:

“Campuchia giống như một con chim cần hai cánh để bay. Một bên - Trung Quốc và bên kia - Hoa Kỳ". Vấn đề ở chỗ, như các nhà chính trị Campuchia nhấn mạnh, Trung Quốc cung cấp viện trợ mà không kèm theo bất kỳ điều kiện chính trị nào, còn phương Tây thì gắn với việc thực hiện các cải cách dân chủ. Ví dụ, tháng Tám năm 2020, Ủy ban châu Âu ra quyết định tước bỏ các ưu đãi thuế mà Campuchia được hưởng theo chương trình “Tất cả mọi thứ trừ vũ khí” của EU do vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nguyên tắc nhân quyền. Bãi bỏ mức thuế  ưu đãi đối với hàng nhập khẩu quần áo, giày dép, hàng hóa du lịch và đường của Campuchia, vốn chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang EU. Mặc dù tổng thống mới của Mỹ không cứng nhắc như người tiền nhiệm và đang chuẩn bị “xoay trục sang châu Á” lần thứ hai, nhưng ông ấy cũng sẽ không nhường bước trước yêu cầu chính quyền Hun Sen phải thực hiện cải cách dân chủ”, - chuyên gia nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Nhưng Hun Sen cực kỳ miễn cưỡng thực hiện những cải cách như vậy, vì điều này gây ra mối đe dọa chính quyền của ông, và đối với ông, việc duy trì quyền lực là một ưu tiên. Mặc dù ông cũng đã thực hiện những bước đi nhất định để giảm bớt áp lực lên phe đối lập. Ví dụ như một số thành viên đối lập đã được xóa bỏ lệnh cấm tham gia vào các hoạt động chính trị.

© AP Photo / Aly SongHun Sen và Tập Cận Bình
Liệu Campuchia có tìm cách làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
Hun Sen và Tập Cận Bình

Kinh tế quan trọng đối với Trung Quốc, còn với Hoa Kỳ — đó là chính trị

Nadezhda Bektemirova  - trưởng khoa Lịch sử Viễn Đông và Đông Nam Á, Viện Các nước Á - Phi, Đại học Tổng hợp Moskva mang tên M.V. Lomonosov, lại tỏ ra không đồng tình với nhận định việc hủy bỏ cuộc tập trận là một tín hiệu gửi đến Hoa Kỳ, .

Ngôi đền cổ nổi tiếng thế giới Angkor Wat. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2019
Chính sách của Mỹ nhằm cô lập Campuchia trên toàn thế giới đã thất bại hoàn toàn
“Tôi tin những lý do dẫn đến quyết định này chính xác là những gì đã được chính quyền công bố. Campuchia có liên kết rất chặt chẽ với Trung Quốc. Trung Quốc giúp đỡ nước này bằng tiền thật mà không can dự vào chính trị nội bộ trong nước. Trung Quốc sở hữu 90% các khoản đầu tư vào ngành dệt may Campuchia, và sản phẩm của họ chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Campuchia, trong các dự án cơ sở hạ tầng và các ngành sản xuất. Trung Quốc mua gạo Campuchia với giá tốt. Giới lãnh đạo Đảng và nhà nước, được thành lập từ những năm 80 của thế kỷ trước, ủng hộ định hướng của đất nước về phía Trung Quốc, còn bản thân Hun Sen chính thức tuyên bố Campuchia đang truyền tải chính sách của Trung Quốc trong khu vực», giáo sư Bektemirova nói.

Nhưng Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến Phnom Penh. Mỹ là một trong 5 đối tác thương mại quan trọng nhất của Campuchia mà nước này có xuất siêu, trong khi lại có thâm hụt lớn trong kim ngạch với Trung Quốc. Nhưng những  yêu cầu về nhân quyền, sẽ sớm trở nên gay gắt hơn sau cuộc bầu cử quốc hội diễn ra năm 2022, và việc kết nối mối quan hệ kinh tế với vấn đề này, khiến quan hệ giữa Phnom Penh và Washington trở nên khó khăn. Ngoài ra, Nhà Trắng lo ngại về việc Campuchia đồng ý cho Trung Quốc tiếp cận căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở Vịnh Thái Lan trong thời gian 30 năm, với việc tự động gia hạn cứ mỗi 10 năm sau đó, theo ấn phẩm The Wall Street Journal đưa tin. Theo nguồn tin, Bắc Kinh sẽ có thể triển khai quân nhân, cất giữ vũ khí và neo đậu tàu chiến tại căn cứ này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала