Trung Quốc và Ấn Độ dự định tiếp tục rút quân khỏi khu vực tranh chấp ở vùng Ladakh

© AFP 2023 / DIPTENDU DUTTANgười lính Trung Quốc đứng gác ở phía Trung Quốc của biên giới cổ Nathu La giữa Ấn Độ và Trung Quốc. (Tập tin)
Người lính Trung Quốc đứng gác ở phía Trung Quốc của biên giới cổ Nathu La giữa Ấn Độ và Trung Quốc. (Tập tin) - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Đăng ký
Lãnh đạo quân đội của Trung Quốc và Ấn Độ đang đàm phán về việc rút quân khỏi ba khu vực nóng dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC). Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia đều nói lên ý kiến rằng, xu hướng xây dựng lòng tin ở khu vực biên giới có thể tạo động lực và thúc đẩy việc nối lại hợp tác đầu tư.

Ở giai đoạn tiếp theo, quá trình rút quân khỏi khu vực Ladakh có thể tiếp tục tại một số điểm nóng khác như Hot Springs, Gogra Post và Depsang. Điều này được thông báo sau khi kết thúc vòng đàm phán cấp tư lệnh quân đoàn lần thứ 10. Cuộc đàm phán đã bắt đầu vào ngày 21/2 tại điểm tiếp xúc Moldo nằm trên đường Đường Kiểm soát Thực tế phía Trung Quốc, đã kéo dài 16 giờ đồng hồ và kết thúc vào cuối ngày hôm sau.

Đoàn quân của Lực lượng vũ trang Ấn Độ gần biên giới Ấn Độ - Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Trung Quốc và Ấn Độ chứng tỏ khả năng đàm phán về biên giới

Chỉ huy quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu thảo luận về việc phi quân sự hóa các khu vực, nơi mà năm ngoái cả hai bên đã triển khai thêm nguồn lực đáng kể sau vụ đụng độ ở thung lũng Galvan, khu vực Ladakh.

Vòng đàm phán mới đã diễn ra ngay sau khi hoàn tất quá trình rút quân khỏi khu vực bờ nam và bờ bắc của hồ Pangong Tso ở phía đông Ladakh. Hai bên đánh giá tích cực việc hoàn thành suôn sẻ vấn đề rút binh tiền tuyến ở khu vực hồ Pangong Tso và lưu ý rằng, đó là một bước tiến quan trọng tạo cơ sở tốt để giải quyết các vấn đề khác tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở khu vực phía Tây Ladakh. Cả hai bên đồng ý tuân theo sự nhất trí quan trọng của các nhà lãnh đạo cấp chính phủ, tiếp tục trao đổi và đối thoại, ổn định và kiểm soát tình hình trên thực địa, thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn lại một cách ổn định và trật tự, nhằm cùng nhau duy trì hòa bình và yên bình ở khu vực biên giới.

© AP Photo / Manish SwarupXe tải của quân đội Ấn Độ ở hồ Pangong tại vùng Ladakh biên giới với Trung Quốc
Trung Quốc và Ấn Độ dự định tiếp tục rút quân khỏi khu vực tranh chấp ở vùng Ladakh - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Xe tải của quân đội Ấn Độ ở hồ Pangong tại vùng Ladakh biên giới với Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Zhang Jiadong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Fudan nhận định rằng, con đường dẫn đến lòng tin ở khu vực biên giới là con đường quanh co phức tạp, nhưng xu hướng mới nổi sẽ tiếp tục:

“Trên thực tế, thỏa thuận về việc rút quân đã đạt được theo từng giai đoạn, một số vấn đề nhạy cảm nhất gây tranh cãi đã được giải quyết, chẳng hạn như vấn đề bờ phía nam và phía bắc Hồ Pangong-tso. Tuy nhiên, sự nhất trí chỉ đạt được theo nguyên tắc “điểm đến điểm”, chưa có giải pháp toàn diện cho vấn đề. Nhưng, tôi tin rằng, xu hướng tích cực này sẽ tiếp tục. Ở giai đoạn đầu, mọi thứ không hề dễ dàng, nhưng, giờ đây, quan điểm và lập trường của Trung Quốc và Ấn Độ về vấn đề này về cơ bản đã  xích lại gần nhau hơn thông qua cuộc đàm phán, điều không hề dễ dàng trước đây. Nhờ đó, hiện nay, sau  khi đạt được sự đồng thuận, xu hướng chung sẽ tiếp tục, mặc dù có thể gặp một số khó khăn”.

Năm ngoái sự căng thẳng trên biên giới là một trong những nguyên nhân khiến phía Ấn Độ giảm mạnh hợp tác với các công ty Trung Quốc. Ví dụ, khoảng 150 dự án đầu tư của Trung Quốc trị giá hơn 2 tỷ USD đã bị đình trệ. Gần đây, Reuters trích dẫn nhiều nguồn tin ẩn danh từ chính phủ và ngành công nghiệp Ấn Độ cho biết rằng, Ấn Độ dự kiến thông qua 45 dự án đầu tư của Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng tại biên giới hai nước hạ nhiệt.

© AFP 2023 / INDRANIL MUKHERJEEChữ "Made in India"
Trung Quốc và Ấn Độ dự định tiếp tục rút quân khỏi khu vực tranh chấp ở vùng Ladakh - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Chữ "Made in India"

Giám đốc Viện Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Hiện đại hóa thuộc Đại học Kinh tế Đối ngoại và Thương mại Trung Quốc Wang Zhimin chắc chắc rằng, việc cải thiện quan hệ song phương sẽ mở ra triển vọng hợp tác rất rộng lớn:

“Trước hết, cuộc đối đầu trên biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã hạ nhiệt, đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy rằng, mối quan hệ song phương bắt đầu cải thiện. Thứ hai, Ấn Độ đang thúc đẩy sáng kiến của Thủ tướng Narendra Modi "Make in India" - Sản xuất tại Ấn Độ, với hy vọng tận dụng tối đa nguồn lao động giá rẻ dồi dào để thúc đẩy chiến lược củng cố đất nước. Có thể nói rằng, Trung Quốc và Ấn Độ, với tư cách là hai nước lớn, có triển vọng hợp tác rộng rãi, miễn là quan hệ song phương được cải thiện. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ và là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế trong hơn một thập kỷ qua, đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng GDP toàn cầu".

"Ngoài ra, Trung Quốc có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh, trong phát triển vắc xin khá hiệu quả. Tóm lại, có nhiều lĩnh vực mà Ấn Độ có thể học hỏi kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc và thực hiện hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp Trung Quốc. Ngoài ra, mối quan hệ Trung-Ấn đang dần ấm lên có thể liên quan đến việc tân Tổng thống Mỹ lên nắm quyền. Tuy nhiên, trong hợp tác đầu tư giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn có một số vấn đề nhất định".

Quân nhân Ấn Độ ở biên giới với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2021
Trung Quốc và Ấn Độ thực hiện bước đi cần thiết hướng tới sự tin cậy ở biên giới
"Thứ nhất, vấn đề của các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong lúc leo thang căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, chính phủ Ấn Độ đã áp dụng một loạt biện pháp không mấy thân thiện đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc, chẳng hạn như liệt các ứng dụng từ phía Trung Quốc vào danh sách cấm, khiến niềm tin của các nhà đầu tư Trung Quốc vào thị trường Ấn Độ giảm sút. Thứ hai, tình hình quốc tế đã thay đổi. Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến gần đây của các nhà lãnh đạo G7, Biden gọi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất, và Mỹ phải chống lại cái gọi là mối đe dọa Trung-Nga. Tuy nhiên, châu Âu không có sự đồng thuận về vấn đề này. Ví dụ, Đức hy vọng hợp tác với Trung Quốc. Thứ ba, tâm trạng của nhân dân Ấn Độ”.

Sự thay đổi dự kiến ​​trong quan điểm của chính phủ Ấn Độ liên quan đến sự hợp tác đầu tư với Trung Quốc có thể ảnh hưởng trước hết đến một số ngành công nghiệp. Các lĩnh vực của nó như ngành công nghiệp ô tô, ngành điện tử, hóa chất và dệt may được cho là không nhạy cảm về an ninh quốc gia. Mặc dù vậy, vào năm ngoái, các ngành này cũng bị ảnh hưởng bởi việc thắt chặt kiểm soát đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ. Có khả năng quá trình phê  duyệt các đề xuất đầu tư ​​của Trung Quốc, điều mà các nguồn tin Ấn Độ thận trọng, sẽ bắt đầu từ các lĩnh vực này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала