Vingroup và Foxconn: đối tác hay đối thủ?

© Depositphotos.com / ChinaImagesCông nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy Foxconn Technology Group ở Thâm Quyến, Trung Quốc
Công nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy Foxconn Technology Group ở Thâm Quyến, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Đăng ký
Có lẽ hiện nay rất ít người trong giới kinh doanh thiết bị điện tử mà lại không biết đến các sản phẩm của công ty Đài Loan Foxconn.

Các nhà máy của doanh nghiệp, nằm rải rác trên khắp thế giới, sản xuất gia công sản phẩm điện tử cho các công ty lớn của Mỹ, Canada, Trung Quốc, Phần Lan và Nhật Bản: điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy chơi game, bo mạch chủ, card đồ họa, vỏ máy tính cá nhân và máy chủ, v.v. 

Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Câu chuyện thành công của Việt Nam khiến nhiều nước phải ‘lo sợ’ như thế nào?

Foxconn là đối tác lắp ráp chính của Apple, sản xuất iPhone, iPad, tai nghe, iPod và MacBook. Công ty do tỷ phú Terry Gow thành lập cách đây 47 năm, hiện vẫn do ông đứng đầu, đạt doanh thu hàng năm 172,8 tỷ USD.

Từ linh kiện máy tính đến xe điện

Gã khổng lồ Đài Loan xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2007, và đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào sản xuất tại nước này, trong chương trình dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ ra khỏi ​Trung Quốc: một nhà máy Foxconn mới sẽ xuất hiện tại Việt Nam, để lắp ráp iPad và MacBook. Chính phủ Việt Nam kỳ vọng Foxconn sẽ tăng đầu tư thêm 700 triệu USD chỉ trong năm 2021, bao gồm cả việc tuyển dụng 10 nghìn lao động địa phương.

© Depositphotos.com / ChinaImagesMột du khách đi ngang qua gian hàng Foxconn trong Triển lãm hàng điện tử eMEX lần thứ 11 diễn ra ở Tô Châu, Trung Quốc.
Vingroup và Foxconn: đối tác hay đối thủ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Một du khách đi ngang qua gian hàng Foxconn trong Triển lãm hàng điện tử eMEX lần thứ 11 diễn ra ở Tô Châu, Trung Quốc.

Tuy nhiên, công ty Đài Loan không dừng lại chỉ ở các thiết bị điện tử và chuyển sự chú ý sang sản xuất xe điện. Ban lãnh đạo doanh nghiệp Đài Loan không giấu giếm việc theo thời gian, họ hy vọng sẽ đưa loại hình sản xuất này lên hàng đầu. Đến năm 2025, Foxconn dự kiến ​​sẽ kiểm soát ít nhất 10% thị trường đối với các linh kiện xe điện và dịch vụ lắp ráp gia công theo hợp đồng. Một thỏa thuận hợp tác đã được ký kết với tập đoàn ô tô Geely của Trung Quốc, và sau đó là việc sản xuất  xe điện thương hiệu Fisker của Mỹ. Công ty đang xem xét các lựa chọn về khả năng triển khai công việc ở Hoa Kỳ, do cơ sở này gần với ngành sản xuất ô tô truyền thống Mỹ và sự sẵn sàng của các cơ sở hạ tầng cần thiết. Nền tảng mở MIH, cho phép hầu hết mọi công ty sản xuất xe điện, sẽ sử dụng khoảng 80% linh kiện từ Foxconn và đối tác.

Người Việt Nam giới thiệu ô tô điện thân thiện với môi trường

Hãng tin Reuter đưa tin, Foxconn đã đến Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới và đề nghị mua lại dây chuyền sản xuất xe điện thuộc sở hữu của VinFast, công ty sản xuất ô tô thuộc tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup. Nhưng người Việt Nam không đồng ý. Ở đây mới chỉ có thể nói về quan hệ đối tác trong việc phát triển pin cùng các phụ tùng thay thế khác cho xe điện, và các cuộc đàm phán mới chỉ ở giai đoạn đầu, theo lời người phát ngôn của Vingroup.

Tập đoàn này muốn định vị mình là một nhà sản xuất ô tô thân thiện với môi trường và duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong lĩnh vực xe điện đang phát triển. Thị trường xe điện toàn cầu, ước tính trị giá khoảng 140 tỷ USD vào năm 2019, dự kiến sẽ đạt 700 tỷ USD vào năm 2026. Viện Nghiên cứu Phát triển (R&D) của VinFast, có văn phòng tại San Francisco, Australia và Việt Nam, đang nghiên cứu về công nghệ xe hơi tự lái, và vào năm tới, công ty có kế hoạch cung cấp những chiếc xe điện đầu tiên tại thị trường Hoa Kỳ - hai mẫu xe SUV điện - VF32 và VF33,  và sau đó bán chúng ở Canada và châu Âu. Ban lãnh đạo công ty hy vọng sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác bằng cách cung cấp các loại xe chất lượng cao với tiêu chuẩn an toàn và công nghệ tiên tiến. Trong khi đó, các cơ quan quản lý bang California cũng đã cấp cho VinFast giấy phép thử nghiệm xe lái tự hành trên đường phố công cộng.

5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Vingroup và Viettel: Phía sau “cái bắt tay” của hai ‘ông lớn’ Việt Nam

Mặc dù Foxcon là công ty Đài Loan, không phải của Trung Quốc, nhưng nguyện vọng và cách thức kinh doanh của họ có sự tương đồng, và cho chúng ta lý do để suy ngẫm về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam.

“Việc phân tích hoạt động của các công ty Trung Quốc luôn phải dựa vào nhiều yếu tố, - Irina Kokushkina - phó giáo sư tại Đại học quốc gia St.Petersburg cho biết, -  Cần tính đến mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp, trong đó chính phủ đóng vai trò rất quan trọng, là môi trường nền tảng pháp lý, sau đó là quan hệ giữa các công ty lớn. Trong quan hệ với Việt Nam, không nên quên về tình cảm xã hội: tâm lý chống Trung Quốc dai dẳng trong xã hội Việt Nam, nguyên nhân do mối quan hệ khó khăn giữa hai nước trong lịch sử, và sự mất lòng tin vào các dự án hiện đại của Trung Quốc do chất lượng thấp. Chúng ta nên cho rằng người Việt Nam sẽ ít phụ thuộc hơn vào các công ty từ Trung Quốc, và cố gắng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao của riêng mình”, chuyên gia Nga nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала