Ý kiến chuyên gia: Liệu có thể xảy ra xung đột hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ?

© AFP 2023 / PRAKASH SINGHThủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Đăng ký
Cuộc leo thang hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ là chuyện khó xảy ra, thậm chí không thể tưởng tượng được. Đây là quan điểm nêu trong tài liệu đánh giá tổng quan của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn cũng có cùng ý kiến trên. Họ tin rằng việc xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể trở thành một trong những điều kiện tiên quyết cho một cuộc đối thoại song phương về vấn đề hạt nhân.

Bài tổng quan về vấn đề hạt nhân của Nam Á đã được đăng tải vào ngày 1 tháng 4, tác giả của tài liệu là các nhà phân tích của SIPRI, họ dựa trên 119 cuộc phỏng vấn được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2020. Trung tâm phân tích đã phỏng vấn các chuyên gia quân sự và chính trị, các chuyên gia về hạt nhân và các vấn đề khu vực từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Liên bang Nga và Hoa Kỳ.

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
Hòa bình lập lại trên biên giới Ấn Độ, nhưng tại sao Tập Cận Bình lại đặt tay vào việc này?

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan

Đặc biệt, các chuyên gia Trung Quốc đưa ra dự đoán rằng trong tương lai sẽ xuất hiện căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, tuy nhiên tin rằng hai bên sẽ thận trọng và giữ không cho xung đột đạt đến mức đe dọa hạt nhân. Họ tin rằng sự gia tăng căng thẳng của xung đột quân sự có thể gây ra leo thang hạt nhân. Đồng thời, điều đó khó xảy ra vì có sự cân bằng hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan. Điều này có nghĩa là không bên nào sẽ đứng ra chủ động phá hoại sự ổn định chiến lược.

Răn đe hạt nhân

Các chuyên gia Trung Quốc cũng chỉ ra vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Họ tin tưởng rằng hai bên sẽ có khả năng kiểm soát sự leo thang căng thẳng. Hầu hết các chuyên gia Trung Quốc và Ấn Độ được phỏng vấn đều nêu ý kiến ​​rằng đất nước mình sẽ không phải là bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ cũng có cùng quan điểm cho rằng cuộc leo thang hạt nhân giữa hai nước không chỉ khó xảy ra mà còn không thể tưởng tượng được.

Đánh giá này là công bằng, ông Andrey Volodin, Giáo sư Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga, cộng tác viên chính của IMEMO RAN, cho biết khi trả lời phỏng vấn của Sputnik:

“SIPRI viết về sự bất khả thi của vụ đụng độ hạt nhân, và họ đã đúng. Các phương tiện mang tên lửa càng được tích lũy nhiều, càng hoàn hảo thì khả năng xảy ra đụng độ càng ít ”.

Những tín hiệu hỗn tạp

Tài liệu tổng quan của SIPRI lưu ý rằng giả định về sự ngang bằng hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể mang lại sự ổn định trong ngắn hạn. Về lâu dài, việc mở rộng phạm vi hoạt động của các hệ thống hạt nhân và việc triển khai chúng có thể tạo ra sự hiểu lầm, hậu quả là hai bên có thể gửi cho nhau những tín hiệu sai lệch.

Trong hoàn cảnh đó, nếu không có cuộc đối thoại hạt nhân được thể chế hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ, điều này sẽ ảnh hưởng hết sức tiêu cực tới sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Theo ông Yang Mian, giáo sư tại Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Truyền thông Đại chúng Trung Quốc, đối thoại trong lĩnh vực hạt nhân sẽ giúp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quân sự.

© AFP 2023 / Biju BoroĐồn quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới với Trung Quốc
Ý kiến chuyên gia: Liệu có thể xảy ra xung đột hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Đồn quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới với Trung Quốc

Về nguyên tắc, một cuộc đối thoại hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ là khả thi, nhưng trong tình hình hiện nay thì điều này là khó, chuyên gia Nga Andrei Volodin nhận định:

“Không có sự tin tưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, và vấn đề ở đây không phải ai là người có lỗi. Hiện nay vấn đề nêu ra trong chương trình nghị sự là kiểm soát các phương tiện mang đầu đạn hạt nhân. Chúng ta không biết Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Israel, Triều Tiên có bao nhiêu đầu đạn và phương tiện vận chuyển những đầu đạn này. Tất cả những con số này chỉ là ước chừng. Nếu chúng ta nói về đối thoại Trung-Ấn trong lĩnh vực này, thì vấn đề tiếp theo sẽ còn nghiêm trọng hơn - đó là kiểm soát kho vũ khí hạt nhân. Những bước theo hướng này phải được thực hiện một cách hết sức tự tin. Cần phải kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân, và do đó, thông qua nỗ lực của toàn thể cộng đồng quốc tế khéo léo gây áp lực lên cả Trung Quốc và Ấn Độ để đưa các kho vũ khí này về một mức phù hợp nào đó".
Ấn Độ có phương tiện phóng tên lửa hạt nhân hay không?

Một số chuyên gia cho rằng Ấn Độ không phương tiện chuyên chở tên lửa hạt nhân chiến lược, tức tên lửa có thể chở bom nguyên tử đi xa với khoảng cách hơn 6 nghìn km. Các chuyên gia khác, bao gồm cả những người ở Ấn Độ, lại khẳng định Ấn Độ có những phương tiện này. Thông tin về vấn đề này không thống nhất, trong khi bản thân bầu không khí chính trị ở Ấn Độ rõ ràng không có lợi cho các cuộc đàm phán. Trước khi có thể kiểm soát kho vũ khí nguyên tử, cần đạt được sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nga và Hoa Kỳ. Sự đồng thuận giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ mở ra khả năng cùng chung sức gây ảnh hưởng một cách thận trọng đối với tất cả các quốc gia hạt nhân khác. Nếu việc kiểm soát kho vũ khí thành công thì chúng ta có thể tiếp tục tạo ra một bầu không khí tin cậy nào đó trong quan hệ giữa các quốc gia hạt nhân.

Binh sĩ Ấn Độ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2020
Giọng điệu cứng rắn của Ấn Độ đối với Trung Quốc sẽ làm phức tạp thêm vấn đề biên giới

Tương tự như Trung Quốc, về nguyên tắc, Ấn Độ không tính đến khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng giữa hai nước. Xét từ quan điểm này, đối thoại hạt nhân không có ý nghĩa gì đặc biệt, ông Alexei Kupriyanov, cộng tác viên chính của IMEMO RAS nhận định trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

“Ấn Độ tạo ra tiềm năng hạt nhân nhằm hai mục đích. Thứ nhất, để chứng minh rằng Ấn Độ là một trong số những cường quốc. Đây là một quan điểm đã có từ lâu của Ấn Độ, điều này không chỉ áp dụng cho vũ khí hạt nhân, mà còn cho chương trình Nam Cực của đất nước, rồi chương trình đưa con người lên không gian. Mặt khác, đây là một kiểu đảm bảo rằng trong trường hợp có một cuộc chiến tranh lớn đột ngột xảy ra, Ấn Độ sẽ luôn có một lý lẽ đanh thép để bảo vệ đất nước khỏi sự hủy diệt. Nhưng sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc và Pakistan là điều mà Ấn Độ đã, đang và sẽ không định làm. Ấn Độ có ưu thế quân sự tuyệt đối so với Pakistan, vì thế vũ khí hạt nhân trở nên không cần thiết. Trung Quốc cũng không xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ấn Độ, vì vậy vấn đề đối thoại không nằm trong chương trình nghị sự lúc này”.
© Ảnh : PixabayNút phóng vũ khí hạt nhân.
Ý kiến chuyên gia: Liệu có thể xảy ra xung đột hạt nhân giữa Trung Quốc và Ấn Độ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Nút phóng vũ khí hạt nhân.
Vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực

Tài liệu của SIPRI viết rằng một số chuyên gia Mỹ lo ngại về khả năng khu vực sẽ bị chia thành hai phe, một bên là Hoa Kỳ và Ấn Độ, bên kia là Trung Quốc và Pakistan. Đây là quá trình đã diễn ra trong vòng hơn 20 năm, và cả Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Hoa Kỳ đều không phủ định điều này, như nhận xét của chuyên gia Alexei Kupriyanov:

Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2021
Chính sách châu Á của Hoa Kỳ thời Biden sẽ thế nào?
“Có xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, có xung đột kéo dài giữa Ấn Độ và Pakistan về Kashmir. Có một trục phi chính thức là Trung Quốc-Pakistan. Tình trạng này đã hình thành từ những năm 60 và nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Và từ khoảng đầu những năm 2000, Hoa Kỳ thể hiện mong muốn rõ ràng trong việc sử dụng sự đối đầu này và Washington đặt cược vào Ấn Độ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Hai phe này hình thành từ lâu, tuy nhiên không được chính thức hóa: Trung Quốc không có liên minh quân sự với Pakistan, chỉ có cái gọi là “tình bạn trong mọi điều kiện thời tiết”. Ấn Độ cũng không có bất kỳ liên minh quân sự nào với Hoa Kỳ, nhưng nước này có tham gia vào “bộ tứ” Ấn Độ - Thái Bình Dương, và Ấn Độ có nhiều cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ. "

Đồng thời, tài liệu tổng quan cũng trích dẫn ý kiến ​​của các chuyên gia từ Hoa Kỳ, họ chỉ ra những khó khăn trong việc tương tác với Ấn Độ về vấn đề hạt nhân, đặc biệt là ở cấp chính thức. Các chuyên gia Ấn Độ và Pakistan cũng lo ngại rằng các công nghệ hiện đại như vũ khí siêu thanh và trí tuệ nhân tạo có thể làm ngữ cảnh răn đe bị thay đổi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала