Dưới ảnh hưởng của Washington, Tổng thống Pháp chuẩn bị xung đột với Trung Quốc

© AFP 2023 / Arun SankarTàu đổ bộ Tonnerre của Pháp.
Tàu đổ bộ Tonnerre của Pháp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Đăng ký
Tuần này ở vịnh Bengal sẽ bắt đầu cuộc tập trận của các tàu chiến trong Liên minh "Bộ tứ" (Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản), cùng với tàu chiến Pháp.

Quân đội Pháp lo ngại sự đi lên của Trung Quốc

Kể từ tháng Hai năm 2021, tàu ngầm hạt nhân "Émeraude", tàu đổ bộ "Tonnerre" và tàu tuần tiễu "Surcouf" của Pháp bắt đầu hải hành tuần tra vùng biển phía tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, dưới lý do bảo vệ "tự do hàng hải" ở Biển Đông. Đó là mục tiêu chính thức cho sự hiện diện tàu chiến Hải quân Pháp, cũng như Hạm đội 7 Hoa Kỳ, có mặt trong vùng để đảm bảo "tự do đi lại" trên biển. Đồng thời, mọi người đều biết rằng Hoa Kỳ bảo vệ sự "tự do" này trước một nước Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly ngay từ năm 2019, đã hứa hàng năm gửi các tàu chiến Pháp đến Biển Đông hoạt động chung cùng với người Mỹ. Và lời hứa này dường như đang được thực hiện.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Tàu chiến Pháp vào Biển Đông, thăm Việt Nam là “đang đùa với lửa”?

Tổng thống Macron nói đùa khi chỉ trích NATO

Nhưng thật ngạc nhiên: vào tháng Hai, Tổng thống Pháp E. Macron, xung quanh là các đồng nghiệp EU và khối NATO, đã chỉ trích khối Đại Tây Dương và vai trò Hoa Kỳ: không cần đến NATO, vì không còn khối Warsaw, và không cần phải trông vào Hoa Kỳ, nhưng Tây Âu phải xây dựng chiến lược phòng thủ của riêng mình.

Tuy nhiên, hoạt động của quân đội Pháp lại cho thấy Macron hoặc không nắm được vấn đề hoặc ông chỉ “nói đùa”. Đúng vậy, ở Đông Nam Á, vài năm qua các tàu chiến Pháp đã hoạt động như đồng minh "cứng" của Hoa Kỳ trong khối NATO. Và thừa nhận vai trò chính của Mỹ. Đồng thời Paris tỏ ra không ngại phản ứng từ Bắc Kinh. Mặc dù họ biết Trung Quốc có thể đáp trả với các cuộc diễn tập của Pháp gần bờ biển. Năm 2019, khi các tàu chiến Pháp hiện diện tại eo biển Đài Loan, Bắc Kinh đã từ chối không cho chúng vào các cảng Trung Quốc tham gia các sự kiện tôn vinh kỷ niệm 70 năm chiến thắng của cuộc cách mạng nước này.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Lafayette - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2020
Hậu quả của việc Pháp nâng cấp tàu chiến cho Đài Loan là gì?

Nhưng rõ ràng, người Pháp không rút được gì từ sự kiện năm 2019. Có tin cho biết tàu chiến Pháp sẽ đi qua eo biển giữa đảo Hải Nam và đại lục, vi phạm hải phận 12 dặm của Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng coi eo biển Hải Nam là vùng biển “tự do hàng hải”. Tức là Pháp sẽ hành động như người Mỹ tuyên bố. Về vấn đề này, cần lưu ý đến ý kiến của chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề hải quân Châu Á Mark J. Valencia:

"Tuyên bố khoa trương của Pháp về việc họ thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập, nghe có vẻ khá trống rỗng. Có vẻ như Pháp đang cố gắng nhận lấy phần bánh của mình và ăn nó".

Không chỉ ở châu Âu, mà còn cả châu Á, người ta hiểu rằng tất cả các tuyên bố của Macron không có giá trị gì, vì chúng chỉ tập trung vào việc làm hình ảnh cho tổng thống Pháp. Tình đoàn kết Euro-Atlantic cho giới cầm quyền Pháp là quan trọng hơn. Không khó tưởng tượng ra thiệt hại cho hình ảnh quốc tế của Cộng hòa Pháp trong trường hợp này.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала