Việt Nam tìm kiếm đồng minh để đấu tranh chống Trung Quốc

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamBiển Đông
Biển Đông  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2021
Đăng ký
Chính trị quốc tế, việc bầu chọn ban lãnh đạo mới của đất nước và kinh tế - đó là những chủ đề chiếm phần lớn trong các bài viết và thông tin về Việt Nam trên báo chí Nga và nước ngoài tuần này.

Sputnik sẽ tập hợp những nội dung nổi bật đó trong tổng quan hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Các tờ báo hàng đầu của Nga và các nước đều dành nhiều bài viết về kết quả kỳ họp Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, với ba nhân vật chủ chốt của ban lãnh đạo đất nước được bầu chọn để đảm trách chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng và người đứng đầu Quốc hội. Các ấn phẩm giới thiệu tiểu sử của các chính trị gia này và nêu nhiệm vụ hoạt động của họ trong nhiệm kỳ 5 năm tới.

Các nước ASEAN cần đoàn kết nhất trí

Trang web Lowy Institute đã đăng tải bài viết dài về quan hệ của Việt Nam với Australia, lưu ý đặc điểm hiện diện kinh tế còn hạn chế của Australia tại Việt Nam và cách tiếp cận khác nhau của Hà Nội và Canberra với Bắc Kinh. Giống như phần lớn các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam cho rằng đà phát triển mạnh của Trung Quốc hàm chứa cả cơ hội và rủi ro, vì vậy Hà Nội cố gắng tối đa hóa lợi ích của việc hợp tác chặt chẽ hơn với nước láng giềng phía Bắc và phòng ngừa bù đắp cho rủi ro tiềm ẩn bằng cách mở rộng tương tác với các cường quốc khác có nhãn quan coi trọng ASEAN như tổ chức đóng vai trò trung tâm trong ngoại giao của khu vực. Còn Australia, trước đây coi Trung Quốc là đối tác kinh tế có lợi, thì bây giờ chỉ nhìn thấy Bắc Kinh như hiện thân mối đe dọa đối với an ninh của chính Australia và khu vực. Nhưng Việt Nam có thể tích cực hợp tác với Australia trong lĩnh vực hàng hải, chẳng hạn, để củng cố  tăng cường khả năng của lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam nhằm đối phó với  hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Canberra cũng có thể hỗ trợ phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang chịu thiệt hại do tác động từ các đập của Trung Quốc ở thượng nguồn và tình hình biến đổi khí hậu nói chung.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Scott Morrison họp báo quốc tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2019
Liệu Australia có giúp Việt Nam đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông?

Các kế hoạch về mở rộng hợp tác quân sự và chiến lược chung để phát triển khu vực trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng bộc lộ lập trường hung hăng ở Biển Đông cũng là nội dung được thảo luận của Việt Nam và Ấn Độ, hai nước có điẻm chung giống nhau là phải  đối mặt với tình hình bùng phát trầm trọng hơn ở biên giới với Trung Quốc, - theo thông báo của Eurasian Times.

Hà Nội cũng đang cố gắng tăng cường quan hệ đối tác với Delhi trong công việc thăm dò khảo sát trữ lượng hydrocacbon trên thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam. Trong khi nỗ lực chống lại sức ép của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á sẵn sàng cùng nhau tháo gỡ giải quyết các tranh chấp song phương. The Diplomat đưa tin về sự sẵn sàng của Việt Nam và Malaysia trong việc ký kết hiệp định về an toàn hàng hải.

Hà Nội yêu cầu các công ty nước ngoài nghiêm túc tuân thủ luật hải đồ của Việt Nam. Theo phản ánh Nikkei Asia Review, công ty Thụy Điển nổi tiếng H&M, có mạng lưới hoạt động rộng khắp tại Việt Nam, đang vấp phải cuộc tẩy chay của người tiêu dùng và dư luận xã hội nhất là giới trẻ vì H&M  đăng tải tấm bản đồ Biển Đông phản ánh không chính xác các tài sản trên biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Từ trí tuệ nhân tạo cho đến sô cô la

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Trung Quốc “bày trận” ở Biển Đông, Tướng Việt Nam chỉ thẳng âm mưu
Khối tin tức kinh tế tràn đầy sự lạc quan. Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ vượt lên những bất đồng về tiền tệ và xuất khẩu gỗ của quốc gia này trong khu vực Đông Nam Á, - như Bloomberg dẫn lời Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink.

Theo xác nhận của Forbes, thị trường bất động sản Việt Nam đã chứng tỏ khả năng phục hồi ngoạn mục trong thời kỳ đại dịch và hiện nay đang cho thấy sự khởi sắc tăng trưởng kỷ lục, kể cả trong khối công nghiệp và nhà ở.

Ngay trong năm nay, Việt Nam sẽ bắt đầu sử dụng hệ liên lạc 5G. Ba công ty viễn thông Nhà nước - Viettel (hợp tác với Ericsson), Vinaphone (hợp tác với Nokia) và Mobiphone (hợp tác với Samsung) - sẽ chia sẻ các trạm gốc của họ để đẩy nhanh việc triển khai định dạng truyền thông này, - như Digi Times thông báo và nhấn mạnh rằng nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ nhu cầu cao từ phía thế hệ trẻ đối với đồ điện tử tiêu dùng, đặc biệt là hàng hiệu.

Công ty Internet lớn nhất của Hàn Quốc là Naver Group đã hợp tác với Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội để mở Trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đầu tiên ở Đông Nam Á, - theo phản ánh của Nikkei Asia Review.

5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Việt Nam sẽ thương mại hóa 5G bằng chính thiết bị Make in Vietnam

Cũng tờ báo này có bài viết kể câu chuyện về Marou, một công ty do hai người Pháp thành lập tại Việt Nam, đã chuyển từ việc thu thập vỏ quả cacao ở vùng nông thôn Việt Nam để thử nghiệm sang cung cấp những thanh sô cô la ngon lành bao gói trong giấy phát sáng đến 32 nước. Sau đại dịch, công ty khai trương quán cà phê riêng, vốn đã có nhiều không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và Hồng Kông.

Nhưng bất kể tất cả những thành công nổi bật đó, hẳn là vẫn phải qua nhiều năm nữa Việt Nam mới có thể thay thế Trung Quốc trong vai trò công xưởng toàn cầu, - đó là nhận xét của  ấn bản uy tín The World Street Journal. Sở dĩ như vậy chủ yếu là do thiếu lực lượng lao động và thực trạng kém phát triển của các chuỗi cung ứng chức năng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала