Nhật Bản chơi nước đôi với Trung Quốc và Hoa Kỳ

© AFP 2023 / Peter ParksQuốc kỳ Nhật Bản và Trung Quốc
Quốc kỳ Nhật Bản và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Đăng ký
Quốc hội Nhật Bản đã thông qua thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Điều này làm tăng khả năng Hiệp định sẽ có hiệu lực trong năm nay. Đây sẽ là hiệp định thương mại đầu tiên mà trong số các thành viên có Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Bất chấp những khó khăn trong mối quan hệ chính trị giữa Tokyo và Bắc Kinh, Nhật Bản đang nỗ lực phát triển hợp tác kinh tế với Trung Quốc, chứng tỏ về điều đó là việc Tokyo sớm phê chuẩn RCEP.

Hiện tại, ngoài Nhật Bản, hiệp định đã được Singapore và Trung Quốc phê chuẩn. RCEP sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày được thông qua bởi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước thành viên không thuộc Hiệp hội. Sau khi hiệp định có hiệu lực, RCEP sẽ là FTA lớn nhất thế giới khi đóng góp 30% GDP toàn cầu. RCEP dự kiến xóa bỏ thuế quan đối với hơn 90% hàng hóa và thiết lập các quy tắc chung về đầu tư và bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Lý Khắc Cường - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2018
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản và Hàn Quốc cùng đẩy nhanh đàm phán về FTA, RCEP

Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và năm quốc gia mà ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại tự do là: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Các cuộc đàm phán về RCEP đã bắt đầu vào năm 2012, nhưng, các nước tham gia không thể thống nhất tất cả các điều kiện, chủ yếu là do Ấn Độ lo ngại rằng việc dỡ bỏ các rào cản sẽ khiến sản phẩm của mình không có sức cạnh tranh so với hàng hóa từ Trung Quốc. Ấn Độ rút khỏi cuộc đàm phán RCEP vào năm 2019. Kết quả là, các thành viên khác đã quyết định ký kết thỏa thuận mà không có New Delhi. Mặc dù Ấn Độ là đối tác thương mại quan trọng đối với hầu hết các thành viên RCEP, nhưng, trong  tình hình hiện nay, các nước phải đẩy nhanh quá trình ký kết thỏa thuận.

© Ảnh : asean2019.go.thHội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 với phần tham gia của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Nhật Bản chơi nước đôi với Trung Quốc và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 với phần tham gia của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Trong khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, nền kinh tế của hầu hết các quốc gia phải đối mặt với tăng trưởng sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí là tụt dốc. Vào cuối năm 2020, trong số các nước G20, chỉ có GDP của CHND Trung Hoa đạt mức tăng trưởng dương. Nền kinh tế Nhật Bản giảm 4,8%. GDP của Hàn Quốc giảm 1% do đại dịch. Các nước ASEAN cũng gặp khó khăn. Một trong những phương pháp thoát khỏi tình trạng này là việc tăng cường thương mại xuyên biên giới.

Đó là lý do tại sao vào mùa thu năm ngoái các nước đã đẩy nhanh quá trình ký kết RCEP. Nhờ đó Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của hầu hết các bên tham gia hiệp định. Ví dụ, năm 2020, các nước ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc với kim ngạch 731,9 tỷ USD. Đối với Nhật Bản, mối quan hệ đối tác với Trung Quốc cũng là rất quan trọng. Cuộc đàm phán ba bên giữa Tokyo, Seoul và Bắc Kinh về khu vực thương mại tự do vẫn chưa đi vào chiều sâu. Do đó, sự tham gia của ba quốc gia này vào RCEP là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tự do hóa thương mại giữa các nước lớn nhất trên thị trường châu Á-Thái Bình Dương, - chyên gia Gan Zhaoyu , nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Phát triển Quốc gia tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, Thư ký Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xanh trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, nói với Sputnik.

© REUTERS / Tom BrennerTổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tham dự cuộc họp trực tuyến QUAD tại Nhà Trắng ở Washington
Nhật Bản chơi nước đôi với Trung Quốc và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tham dự cuộc họp trực tuyến QUAD tại Nhà Trắng ở Washington

RCEP có tầm quan trọng đặc biệt đối với Nhật Bản

Xét cho cùng, các bên tham gia Hiệp định là các đối tác thương mại lớn nhất của Tokyo. Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Việt Nam, Singapore, Thái Lan - các nước này đều nằm trong Top 10 đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Đồng thời, sau khi Hoa Kỳ - đối tác thương mại chính của Nhật Bản - rút ​​khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, việc kích thích quan hệ thương mại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ hai của Tokyo, càng trở nên quan trọng hơn. Mà Trung Quốc không có bất kỳ hiệp định thương mại nào với Nhật Bản. Việc Nhật Bản rất nhanh chóng phê chuẩn RCEP là một tín hiệu rõ ràng cho thấy Tokyo đã sẵn sàng chơi nước đôi - tuân thủ các quan điểm của Mỹ về mặt chính trị và xích lại gần Trung Quốc về mặt kinh tế.

Đồng thời, chuyên gia lưu ý rằng, rất khó dự đoán về triển vọng phát triển hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong dài hạn. Rốt cuộc, Washington đang gây áp lực rất mạnh lên Tokyo. Trong khi mối quan hệ Mỹ-Trung đang ngày càng trầm trọng hơn, Nhật Bản ngày càng khó duy trì sự cân bằng.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2015
Hàn Quốc dự định sẽ hợp tác với Nhật Bản và Trung Quốc về việc thiết lập RCEP

Tuy nhiên, không nên quên rằng, chính các đồng minh chính trị của Hoa Kỳ đã thúc đẩy thỏa thuận RCEP với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế và tự do hóa thương mại với Trung Quốc. Một mặt, nhiều quốc gia trong khu vực vẫn phụ thuộc vào Washington, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Nhưng mặt khác, sự ổn định và sự tăng trưởng kinh tế cũng không kém phần quan trọng, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Thực tiễn cho thấy rằng, thời gian gần đây Hoa Kỳ đã không thể đưa ra các lựa chọn thay thế cho hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Ví dụ, cho Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường và sự hợp tác trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Hơn nữa, chính quyền Donald Trump đã đi theo con đường phân tách các nền kinh tế. Mặc dù Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ cần phải trở lại đấu trường kinh tế thế giới với tư cách là một nhà lãnh đạo, nhưng trên thực tế ông khó có thể làm thay đổi chính sách của Trump. Rốt cuộc, các lực lượng chống toàn cầu hóa ở Hoa Kỳ vẫn chiếm một vị trí khá vững chắc, những người này cho rằng việc tham gia vào các hiệp định thương mại không có lợi cho Mỹ.

Trong khi đó, RCEP hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh tế. Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) ước tính, khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này có thể làm tăng thu nhập toàn cầu lên 186 tỷ USD mỗi năm. Các nhà chức trách Nhật Bản kỳ vọng rằng, việc tham gia vào hiệp định này sẽ làm tăng GDP của nước này lên 2,7% và sẽ tạo ra 570 nghìn việc làm. Đến lượt mình, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ước tính hiệu quả kinh tế của việc Trung Quốc tham gia RCEP là tăng thêm 0,22% GDP trong 10 năm và tăng xuất khẩu của Trung Quốc thêm 11,4%, nếu tốc độ tự do hóa thương mại diễn ra như kế hoạch.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала