Việt Nam vượt mặt Trung Quốc trên thị trường Mỹ

© Ảnh : Trần Tĩnh – TTXVNHàng hóa qua Cảng Chu Lai Trường Hải
Hàng hóa qua Cảng Chu Lai Trường Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2021
Đăng ký
Tổng quan «Việt Nam trên báo chí nước ngoài» hôm nay dành cho hai chủ đề lớn chiếm ưu thế trong hàng loạt bài viết và thông tin về Việt Nam trên các ấn phẩm thường kỳ của Nga và nước ngoài xuất bản tuần qua. Đó là thực trạng với Covid-19 tại Việt Nam và đà phát triển thành công của nền kinh tế đất nước.

Cách ly mở rộng tại Việt Nam

Báo The Diplomat dành bài viết dài phản ánh tình hình bùng phát làn sóng bệnh mới ở Việt Nam do coronavirus và hiểm họa từ dịch bệnh đối với nền kinh tế của đất nước. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có nền kinh tế đạt nhịp độ tăng trưởng tích cực trong năm xảy ra đại dịch. Tuy nhiên, kế hoạch dần dần tái mở cửa kinh tế của Chính phủ Việt Nam hiện đang bị đe dọa bởi làn sóng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, tuy nhỏ nhưng đáng báo động. Đã phát hiện chủng mới COVID-19 với thời gian ủ bệnh lâu hơn và chính quyền đã kéo dài thời gian cách ly đối với tất cả những người nhập cảnh vào đất nước, từ hai thành ba tuần lễ (21 ngày). Việt Nam cũng huy động lực lượng tăng cường tuần tra biên giới với các nước láng giềng để ngăn chặn các đối tượng di cư bất hợp pháp mang virus bệnh thâm nhập vào địa bàn.

Vắc xin AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca tử vong vì tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca

Mặc dù quy mô dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với hầu hết các nước trong khu vực, nhưng nó có thể kìm hãm làm trì trệ kế hoạch của Việt Nam trong việc từng bước mở cửa đất nước đón tiếp khách du lịch nước ngoài, - tờ báo nhận xét. Hà Nội đã đóng cửa các trường học, các chủ thể du lịch tham quan và quán ăn vỉa hè, còn TP Hồ Chí Minh đóng cửa các rạp chiếu phim, cơ sở spa và trung tâm trò chơi, - như Bloomberg cho biết thêm.

Tờ The Star của Malaysia mà chúng tôi sẽ còn nhắc đến trong bài tổng quan này thông báo rằng sự hỗ trợ mà Chính phủ Việt Nam dành cho Lào đã củng cố đáng kể nỗ lực của Chính phủ nước láng giềng trong cuộc đấu tranh chống sự bùng phát của Covid-19. Việt Nam gửi sang Lào nhiều chuyên gia, phương tiện và thiết bị y tế để giúp nước bạn ngăn chặn bùng phát đại dịch.

Trên con đường tới quy chế đất nước với mức thu nhập cao

Ấn phẩm uy tín Nikkei Asia Review của Nhật Bản đăng bài viết về kế hoạch của tân Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Những kế hoạch này phân định không chỉ các chỉ số kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới, mà còn cả hàm chứa cả triển vọng chính trị của bản thân ông Thủ tướng. Các ưu tiên kinh tế ngắn hạn của ông Phạm Minh Chính là xúc tiến nhanh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa coronavirus, thúc đẩy khâu cấp kinh phí Nhà nước cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô và hình thành các đặc khu kinh tế. Ý tưởng của ông Phạm Minh Chính bao hàm ở việc tạo lập những trung tâm tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi chính sách kinh tế và cải cách hành chính, sẽ thúc đẩy nền kinh tế quốc dân hướng tới tăng trưởng bền vững và dựa trên ứng nghiệm đổi mới, giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đạt được quy chế của đất nước với thu nhập cao vào năm 2045, - tờ báo lưu ý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN

Trong một bài viết dài, các chuyên gia của The Diplomat đi sâu phân tích những vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo mô hình «Con hổ châu Á», dựa trên cơ sở đầu tư, sản xuất và xuất khẩu. Điều có ý nghĩa quan trọng quyết định đối với mô hình phát triển này, đặc biệt khi nó mở rộng, là cơ sở hạ tầng giao thông đủ sức xử lý khối lượng thương mại đang gia tăng nhanh chóng.

Còn tờ The Star đưa tin về đà tăng vọt về xuất khẩu điện thoại, xe hơi và giày dép tại Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 4.

Thông báo mức tăng 31% về cung cấp các lô hàng vào năm 2020, Furniture Today cho biết rằng Việt Nam đã vượt mặt Trung Quốc để trở thành nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ.

Tờ The Pig Site viết về nỗ lực của các dân biểu Hoa Kỳ trong việc tạo điều kiện để thịt heo Mỹ dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam.

Còn Bloomberg ghi nhận rằng chỉ số chứng khoán cơ sở VN của đất nước đã tăng 17% trong ba tháng, cao hơn tất cả các thị trường tài chính căn bản của khu vực.

Dây chuyền lắp ráp ô tô du lịch tại nhà máy của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2020
Con hổ mới của châu Á: Việt Nam được kỳ vọng là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới năm 2050?

Cổng thông tin Nga «Krasnaya Vesna» thông báo rằng trong 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp quốc gia của Việt Nam tăng 10%, động lực tăng trưởng cơ bản là từ khối chế biến và sản xuất.

Chuyên san ô tô Nga 4x4 viết về mục tiêu đầy kỳ vọng của VinFast - trở thành một trong những nhà sản xuất xe điện lớn nhất. Các mẫu xe của VinFast tự hào có công nghệ hiện đại và thiết kế nội thất sang trọng bậc nhất. Công ty sẽ bắt đầu hoạt động tại châu Âu và Mỹ vào năm 2022. Giám đốc về phát triển của VinFast tại Hoa Kỳ không ai khác mà chính là Jeremy Snyder, người đã từng làm việc ở Tesla khoảng chục năm. «Sẽ rất thú vị khi chúng tôi làm cho Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau hơn thông qua VinFast», - ấn phẩm dẫn lời tuyên bố của Giám đốc Snyder.

Samsung, dầu mỏ và những con tôm

Cổng thông tin pháp lý Lexology đăng hai bài viết mô tả chi tiết những sửa đổi trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Tờ Nikkei Asia Review kể rằng Samsung và Việt Nam đang trao đổi các ý kiến khảo sát: «gã khổng lồ» điện tử Hàn Quốc yêu cầu Chính phủ ủng hộ để mua năng lượng tái tạo trực tiếp từ các nhà sản xuất, còn Việt Nam đề nghị Samsung nội địa hóa chuỗi cung ứng của mình để đất nước vươn lên chiếm vị trí cao hơn trong mạng cung ứng giá trị toàn cầu.

Nhà máy Samsung tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Việt Nam vẫn là ‘át chủ bài’ quan trọng của Samsung

Tờ Vietnam Briefing dành bài viết về vai trò của Bỉ trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư châu Âu tại Việt Nam.

Báo Aljazeera chia sẻ thông tin về việc tình trạng nhiễm mặn đồng bằng sông Mê Kông đã giúp phát triển sản lượng tôm như thế nào. Việt Nam đứng thứ ba thế giới về mức xuất khẩu gạo, nhưng doanh thu từ xuất khẩu tôm kể từ năm 2013 trở đi đã cao hơn doanh thu từ gạo và vẫn đang tiếp tục tăng nhanh. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm đang vấp phải vô số vấn đề về môi trường, trong đó có phá hủy rừng ngập mặn và gây ô nhiễm nguồn nước do sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh cho tôm nuôi.

Và ấn phẩm dầu khí Nga Neftegaz phân tích về việc Zarubezhneft mua lại khoản có tài sản của Rosneft trên thềm lục địa Biển Đông của Việt Nam và những hệ luỵ có thể xảy ra gắn với giao dịch thương vụ này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала