Chính sách đồng minh của Việt Nam và Trung Quốc có gì tương đồng?

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam/ POOLLá cờ Việt Nam và Trung Quốc tại Quốc Hội Việt Nam
Lá cờ Việt Nam và Trung Quốc tại Quốc Hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Đăng ký
Bất chấp những căng thẳng rõ ràng giữa Việt Nam và Trung Quốc, chính sách đồng minh của họ có nhiều điểm chung hơn người ta thường thấy, tạp chí The Diplomat viết.

Hiệp ước đồng minh duy nhất của Trung Quốc

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Trung Quốc - Bắc Triều Tiên. Vào tháng 7, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên sẽ phải quyết định việc gia hạn hiệp ước thêm 20 năm, như những năm 1981 và 2001. Hiệp ước có những bước thăng trầm, nhưng đáng chú ý là nó vẫn đứng vững dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc. Đây là hiệp ước liên minh chính thức duy nhất của Trung Quốc kể từ khi chính phủ áp dụng "chính sách đối ngoại độc lập", theo đó nước này tránh tham gia những liên minh chính thức kể từ đầu những năm 1980. Câu hỏi quan trọng không phải là liệu hiệp ước có còn hiệu lực hay không, mà tại sao đó lại là một ngoại lệ đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc. 

© AP Photo / Ju Peng/XinhuaCuộc gặp giữa nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un và nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, năm 2018
Chính sách đồng minh của Việt Nam và Trung Quốc có gì tương đồng? - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un và nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, năm 2018

Lào là trường hợp ngoại lệ đối với Việt Nam

Cũng như Trung Quốc, Việt Nam cũng có cam kết chính thức về một liên minh sau Chiến tranh Lạnh với Lào. Việt Nam được biết đến với chính sách quốc phòng “Ba không” - không liên minh quân sự, không đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và không lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào trong cuộc chiến chống lại các quốc gia khác. Nhưng liên minh Việt - Lào cũng là một ngoại lệ về chính sách quốc phòng như liên minh Bắc Triều Tiên - Trung Quốc. Các học giả thường coi liên minh Trung - Bắc Triều là một trường hợp bất thường vượt ra ngoài các lý thuyết liên minh hiện có. Tuy nhiên, sự tồn tại của một trường hợp ngoại lệ khác - liên minh Việt Nam và Lào - ngụ ý  có một số khuôn mẫu đáng được nghiên cứu thêm, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc, vốn là những quốc gia cộng sản từng phải chiến đấu với kẻ thù - Hoa Kỳ. 

© AFP 2023 / Nhac NguyenCựu Thủ tướng Lào (hiện nay là Chủ tịch, TBT Đảng NDCM Lào) Thongloun Sisoulith với đồng nghiệp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, năm 2020
Chính sách đồng minh của Việt Nam và Trung Quốc có gì tương đồng? - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Cựu Thủ tướng Lào (hiện nay là Chủ tịch, TBT Đảng NDCM Lào) Thongloun Sisoulith với đồng nghiệp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, năm 2020

Vai trò của các giá trị tư tưởng

Theo tác giả bài báo, Trung Quốc và Việt Nam, các quốc gia cộng sản độc đảng, chỉ tham gia liên minh với các quốc gia có chung lợi ích, cả về an ninh quốc gia và các giá trị ý thức hệ. Và lịch sử của các đồng minh trước đây và hiện tại của Hà Nội và Bắc Kinh xác nhận mô hình này. 

Nhân viên y tế Việt Nam làm xét nghiệm về coronavirus. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Việt Nam không có ý định đẩy nước Lào vào tay Trung Quốc

Trong thế kỷ 20, Việt Nam là đồng minh của 4 quốc gia khác nhau: Liên Xô (1954–1991), Trung Quốc (1954–1975), Bắc Triều Tiên (1954–1975) và Lào (từ 1977 đến nay). Bắc Việt Nam trở thành đồng minh của các quốc gia này vì đều có chung các giá trị cộng sản và phải đối mặt với mối đe dọa chung từ Mỹ. Trung Quốc hứa với Hà Nội rằng Bắc Kinh sẽ gửi quân đội chống lại Mỹ nếu Washington quyết định tấn công lên phía bắc. CHDCND Triều Tiên cũng cử phi công của mình đến bảo vệ không phận Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, vào cuối chiến tranh, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc lại cùng thống nhất chống lại Việt Nam, không ủng hộ chính sách của Hà Nội ở Đông Dương. Hệ quả là khi Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979, CHDCND Triều Tiên vẫn im lặng và thậm chí còn ủng hộ Khmer Đỏ. Quan hệ của Việt Nam với Bắc Triều Tiên và Trung Quốc chỉ được cải thiện vào cuối những năm 1980, khi xung đột lợi ích trong lĩnh vực an ninh quốc gia biến mất.

Đối với Liên Xô cũng vậy. Từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam và Liên Xô phải đối mặt với kẻ thù chung là Hoa Kỳ và có chung các giá trị tư tưởng. Sau Chiến tranh Việt Nam, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô chia sẻ lợi ích an ninh chung trong cuộc đối đầu ý thức hệ với Trung Quốc. Đỉnh cao của liên minh này là việc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Liên Xô và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1978, có hiệu lực đến năm 2003. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam nhận thấy mình không còn chia sẻ các giá trị ý thức hệ với chính phủ mới của Nga, vào năm 1994, Việt Nam đã quyết định chấm dứt hiệp ước này. Mặc dù lợi ích của Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực an ninh vẫn còn trùng khớp. 

Tượng đài Chủ tích Hồ Chí Minh tại Matxcova - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2020
Nga nên sử dụng kinh nghiệm thời Liên Xô để nâng cao quan hệ với Việt Nam

Lào có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam và có chung hệ tư tưởng, nên không có gì ngạc nhiên khi Hà Nội vẫn duy trì hiệu lực Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác năm 1977 với Lào, mặc dù chính sách này vi phạm chính sách không liên kết của Hà Nội.

Thời kỳ ngắn ngủi của liên minh Trung Quốc và Liên Xô

Trung Quốc theo đuổi chính sách đồng minh tương tự. Trung Quốc chính thức tham gia vào các liên minh với Liên Xô (1950-1969), Bắc Việt Nam (1954-1975) và Triều Tiên (từ 1950 đến nay). Như nói trên, Bắc Kinh quyết định liên minh với Moskva vào năm 1950 vì kẻ thù chung và các giá trị ý thức hệ. Một liên minh như vậy đã không tồn tại được lâu: sự rạn nứt về ý thức hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô vào đầu những năm 1960, kết hợp với những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm phá hoại liên minh thông qua Hiệp ước cấm thử nghiệm có giới hạn năm 1963, đã phá vỡ sự thống nhất về ý thức hệ của các đồng minh. Năm 1969, Trung Quốc và Liên Xô tiến hành chiến tranh biên giới khiến liên minh này kết thúc. 

© Sputnik / Fedor Kislov / Chuyển đến kho ảnhKý kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Liên Xô và CHND Trung Hoa, năm 1950
Chính sách đồng minh của Việt Nam và Trung Quốc có gì tương đồng? - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Liên Xô và CHND Trung Hoa, năm 1950

Liên minh lâu dài

Liên minh của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên cũng theo mô hình này. Bắc Kinh đã giúp Bình Nhưỡng chiến đấu chống lại quân đội Liên Hiệp Quốc do Mỹ đứng đầu vào năm 1950. Trung Quốc rút những đơn vị quân sự cuối cùng khỏi Triều Tiên vào năm 1958, nhưng đến năm 1961 lại ký một thỏa thuận liên minh với CHDCND Triều Tiên để không “đánh mất” Bắc Triều Tiên vào tay Liên Xô. Điều cần lưu ý là bất chấp sự sụp đổ của đối thủ Liên Xô và gia tăng chi phí của liên minh Trung Quốc - Bắc Triều Tiên do chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc đã không từ bỏ liên minh này - một lần nữa, chủ yếu là vì hai nước vẫn chia sẻ lợi ích chung trong lĩnh vực an ninh quốc gia và hệ tư tưởng. Ở đỉnh điểm của cuộc xung đột Triều Tiên - Mỹ vào năm 2017, Bắc Kinh vẫn kiên quyết bảo vệ Triều Tiên trong trường hợp cần thiết. 

© AP Photo / Eugene HoshikoHình ảnh cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành và người sáng lập nước CHND Trung Hoa Mao Trạch Đông
Chính sách đồng minh của Việt Nam và Trung Quốc có gì tương đồng? - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Hình ảnh cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành và người sáng lập nước CHND Trung Hoa Mao Trạch Đông

Trung Quốc đã không đi đến một chính sách đối ngoại độc lập ngay lập tức

Khang Vu, nghiên cứu sinh tiến sĩ Khoa học chính trị của Trường Cao đẳng Boston, tác giả bài báo trên tạp chí The Diplomat, đặc biệt nhấn mạnh rằng cả Việt Nam và Trung Quốc đều có chính sách hợp tác tương tự với Hoa Kỳ để “kìm hãm chủ nghĩa bành trướng của nước láng giềng phương Bắc". Mỹ và Trung Quốc mở rộng hợp tác quân sự trong những năm 1980 để chống lại Liên Xô. Tuy nhiên, vào năm 1982, tại Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước này đặt ra các điều khoản cho "chính sách đối ngoại độc lập" của mình, theo đó Trung Quốc sẽ không tham gia liên minh với "bất kỳ cường quốc hoặc nhóm cường quốc nào". Chính sách đối ngoại độc lập của Trung Quốc, có nghĩa là nước này chỉ có thể dựa vào chính mình, đồng thời dựa trên cơ sở tư tưởng. Theo đó, Hoa Kỳ là một cường quốc đế quốc và là đối phương về ý thức hệ, mặc dù hai nước có lợi ích chung trong lĩnh vực an ninh. Chính việc thiếu kết nối ý thức hệ đã ngăn cản Bắc Kinh và Washington trở thành đồng minh chính thức. Kể từ đó, Trung Quốc đã tránh bất kỳ liên minh quân sự nào, gọi chúng là "di tích lịch sử". Sách trắng quốc phòng năm 2013 của Trung Quốc chỉ xác nhận "chính sách đối ngoại độc lập trên thế giới". 

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Nhà xã hội chủ nghĩa người Philippines đề xuất theo đuổi chính sách độc lập với Washington và Bắc Kinh

Chính sách "Ba không" của Việt Nam và quan hệ đối tác với Hoa Kỳ

Theo tác giả bài báo, không thể không nhận thấy những điểm tương đồng giữa “chính sách đối ngoại độc lập” của Trung Quốc và chính sách “Ba không” của Việt Nam. Việt Nam bắt đầu cởi mở hơn sau khi rút quân khỏi Campuchia vào năm 1989. Và sau cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam năm 1979 và sáp nhập Bãi đá ngầm Johnson (Đá Gạc Ma) năm 1988, Việt Nam nhận ra không thể chờ đợi sự giúp đỡ từ ai đó. Kết quả là Việt Nam chuyển sang chính sách độc lập không liên kết, trở thành một phương thức mới để Hà Nội định hướng trong thế giới khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh. Hoa Kỳ tỏ ra là một đối tác quan trọng trong việc kiềm chế chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa bao giờ ở mức cao như hiện nay: Hoa Kỳ coi Việt Nam là “một trong những đối tác quan trọng nhất trên thế giới”. Một số người thậm chí còn thúc giục Hoa Kỳ liên minh với Việt Nam. Nhưng Việt Nam sẽ cần nhiều hơn so với những lợi ích chung về mặt an ninh để phá vỡ nguyên tắc không liên kết của mình

© AP Photo / Evan VucciTổng thống Donald Trump với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Chủ tịch tại Hà Nội
Chính sách đồng minh của Việt Nam và Trung Quốc có gì tương đồng? - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Tổng thống Donald Trump với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Chủ tịch tại Hà Nội

Hoa Kỳ và Việt Nam không có chung hệ tư tưởng, và Hà Nội vẫn hoài nghi về việc phương Tây ủng hộ các "cuộc cách mạng màu", với mục đích là nhằm thay đổi đường lối chính trị nội bộ, tác giả bài báo viết. Tờ The Diplomat lưu ý ở Việt Nam có một câu phổ biến: “liên minh với Mỹ là mất Đảng, liên minh với Trung Quốc là mất nước”, tóm tắt hoàn hảo hai tiêu chí của Hà Nội đối với các đồng minh tiềm năng: phải chia sẻ cả lợi ích an ninh quốc gia và các giá trị ý thức hệ. Tác giả kết luận Việt Nam theo đuổi chính sách không liên kết không chỉ vì muốn cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà còn vì không có quốc gia nào trên thế giới hiện nay có thể đồng thời thỏa mãn cả hai tiêu chí trên. 

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Vì sao không một thế lực nào có thể phá hoại bầu cử ở Việt Nam?

Mặc dù thực tế Trung Quốc và Việt Nam thường đối nghịch nhau - và không chỉ ở Biển Đông - chính sách đồng minh của họ có nhiều điểm chung hơn người ta thường nghĩ. Sự tồn tại của các liên minh Trung Quốc - Bắc Triều Tiên và Việt - Lào là những ngoại lệ chỉ khẳng định quy luật của chính sách đồng minh lâu đời của họ. Nếu Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên gia hạn liên minh vào tháng 7 năm nay, rất có thể, điều đó sẽ chỉ nhấn mạnh vai trò quan trọng mà các lợi ích an ninh và các giá trị ý thức hệ trong hơn nửa thế kỷ qua, bất chấp mọi thăng trầm, bài báo trên The Diplomat tóm lược.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала