Tại sao hợp tác Trung Quốc - Campuchia là trở ngại lớn đối với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ?

© AFP 2023 / US Embassy Phnom Penh Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman trong cuộc gặp ở Phnom Penh, Campuchia.
 Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman trong cuộc gặp ở Phnom Penh, Campuchia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Đăng ký
Mỹ đang “tống tiền” một trong những đối tác ASEAN quan trọng của Trung Quốc. Hợp tác với Trung Quốc là vì lợi ích của Campuchia và điều này không thể thay đổi dưới áp lực của Mỹ,- theo ý kiến của các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn.

Trung Quốc đang giúp đỡ Campuchia phát triển, chứ không phải phá hoại chủ quyền của nước này.

Hoa Kỳ đã không đề xuất bất cứ điều gì cụ thể cho Campuchia để khẳng định mong muốn phát triển quan hệ song phương với một trong những quốc gia hàng đầu ASEAN. Kết luận này có thể được rút ra sau chuyến thăm Phnom Penh của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman, quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm Campuchia trong những năm gần đây.

Nhà Trắng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2021
Mỹ công bố chiến lược về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Cùng với việc thúc đẩy sự phát triển của Campuchia hoặc trình bày các dự án hợp tác trong khu vực, nhà ngoại giao Mỹ đã nêu khuyến nghị với Phnom Penh về  phương cách nước này xây dựng chính sách ngoại giao của mình và tại sao có hại khi kết bạn với Trung Quốc. Tại cuộc gặp với Thủ tướng Hun Sen, Sherman bày tỏ quan ngại sâu sắc về "sự hiện diện quân sự" của Trung Quốc ở Campuchia, cũng như "việc họ xây dựng cơ sở" tại căn cứ hải quân Ream ở Vịnh Thái Lan. Bà yêu cầu giải trình lý do tại sao phía Campuchia đã phá dỡ hai tòa nhà do Mỹ tài trợ tại căn cứ này mà không thông báo trước hoặc giải thích. Nhân tiện xin được nhắc lại, Campuchia đã đưa ra lời giải thích rằng những tòa nhà trụ sở chiến thuật của Ủy ban quốc gia về an toàn hàng hải Campuchia, mở vào năm 2012, đã bị đổ nát nên phải tháo dỡ.

Hoa Kỳ đang gây áp lực buộc Campuchia phải tách nước này ra khỏi Trung Quốc và lôi kéo tham gia vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương,- Xu Liping, chuyên gia tại Trung tâm chiến lược toàn cầu và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

“Mỹ phục vụ lợi ích chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính họ. Nói cách khác, họ đang cố gắng thúc đẩy nó, và Campuchia là một trong những mắt xích yếu trong quá trình này. Mỹ hy vọng Campuchia sẽ không phát triển hợp tác quân sự với Trung Quốc. Trên thực tế, đây là những tiêu chuẩn kép của Hoa Kỳ, vì bản thân họ đang thiết lập mối quan hệ như vậy với nhiều nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, họ xây dựng một số căn cứ quân sự ở đó. Hợp tác giữa Trung Quốc và Campuchia dựa trên cơ sở cùng có lợi, vì vậy những lo ngại hoặc cáo buộc từ Hoa Kỳ là vô căn cứ và thiếu ý nghĩa lành mạnh. Điều này cũng gián tiếp phản ánh mối quan tâm của họ về việc thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khi các mục tiêu mà họ tuyên bố khó đạt được trên thực tế. Cuối cùng, việc phát triển các hình thức hợp tác khác nhau giữa Campuchia và Trung Quốc, kể cả trong lĩnh vực quân sự, đều dựa trên lợi ích quốc gia của chính họ, lập trường không thay đổi này không thể thay đổi dưới áp lực của Mỹ”.
© AFP 2023 / US Embassy Phnom Penh Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman trong cuộc gặp ở Phnom Penh, Campuchia.
Tại sao hợp tác Trung Quốc - Campuchia là trở ngại lớn đối với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman trong cuộc gặp ở Phnom Penh, Campuchia.

Campuchia dự tính đến đối thoại bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau với phía Mỹ. Phay Siphan, đại diện chính thức của chính phủ đã chú trọng về điều này. Trước cuộc gặp của Hun Sen với quan chức Mỹ, ông nói rằng Mỹ không hiểu rõ quan điểm của Campuchia về một số vấn đề. Về phần mình, Campuchia không hiểu ý định của Mỹ. Vì vậy, cuối cùng, thể theo tất cả, đối thoại không thành công. Đe dọa Campuchia  bằng mối hiểm họa quân sự từ Trung Quốc trên thực tế là sự thiếu hiểu biết và thiếu tôn trọng đối với đường lối ngoại giao của nước này, một trong những định hướng chính của nó là phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc.

Căn cứ hải quân Ream ở Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2020
Campuchia phá dỡ cơ sở hợp tác quân sự với Mỹ

Như thường lệ, không thiếu một “bài học truyền thống” của Mỹ về nhân quyền. Phía Mỹ kêu gọi Campuchia tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình trong lĩnh vực này. Đối với điều này, đại diện của Hoa Kỳ đã sử dụng các cuộc gặp với  đối thủ chính trị của chính phủ Campuchia hiện tại, cũng như các phương tiện truyền thông đối lập. Trên thực tế, đại diện của Hoa Kỳ đã cho phép mình những gì bị loại trừ tuyệt đối trong thực tiễn giao tiếp ngoại giao giữa Campuchia và các nước láng giềng ASEAN. Trên thực tế,  ở đây đang nói về sự can thiệp vào công việc nội bộ của Phnom Penh với lý do vi phạm nhân quyền trong lĩnh vực này hoặc phương diện khác.

Đối với những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm gây ảnh hưởng đến sự hợp tác của Campuchia với Trung Quốc, thì chúng đã không thành công. Phnom Penh đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không có kế hoạch cho phép đặt các căn cứ quân sự nước ngoài ở trong nước. Đặc biệt, vào tháng 10 năm ngoái, đại diện của Hạm đội Hoàng gia Campuchia đã nói rõ rằng Trung Quốc chỉ đang tham gia vào dự án mở rộng cảng và xây dựng nhà máy đóng tàu gần khu vực căn cứ ở Vịnh Thái Lan. Ở đây đang nói cụ thể về việc nạo vét trong vùng nước căn cứ, hiện chỉ có khả năng tiếp nhận tàu nhỏ. Cơ sở hạ tầng mới cũng có thể được sử dụng để phục vụ các tàu tư nhân. Phía Campuchia coi việc Trung Quốc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cảng là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố hình ảnh của một cường quốc hàng hải trong khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала