Mỹ chuẩn bị lưỡi câu và mồi mới cho Đài Loan?

© Depositphotos.com / NicholashanĐài Bắc, Đài Loan
Đài Bắc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2021
Đăng ký
Theo các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn, thỏa thuận thương mại với Đài Bắc có thể được Wasington quan tâm nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại các thị trường châu Á. Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á sẽ không dám tham gia vào các thỏa thuận thương mại chính thức với hòn đảo này.

Hy vọng của Đài Loan và phản ứng của Trung Quốc

Bắc Kinh có động thái ngoại giao với Mỹ và giảm bớt sự phấn chấn của Đài Loan, vốn xuất hiện sau tuyên bố của Ngoại trưởng Anthony Blinken về khả năng nối lại đàm phán thương mại với hòn đảo này. Hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố Trung Quốc luôn phản đối việc ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với "khu vực Đài Loan, vì sẽ ảnh hưởng đến tính chất chủ quyền".

Bà Thái Anh Văn - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2021
Nhà lãnh đạo Đài Loan ghi nhận quan tâm hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh

Nhà ngoại giao Trung Quốc kêu gọi tiếp cận thận trọng với vấn đề Đài Loan và kiềm chế không gửi những tín hiệu sai lầm ủng hộ sự độc lập của Đài Loan.

Bài viết trên Taibei Times xác nhận rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ đã tạo ra cú thúc đẩy như vậy. Tờ báo lưu ý rằng Ngoại trưởng Blinken hy vọng vào Trade and Investment Framework Agreement (TIFA). Về phần mình, Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết họ "nhiệt tình và háo hức chờ đợi" triển vọng đàm phán. Ông Liu Chihong, Phó giám đốc Cục Ngoại thương Đài Bắc lưu ý rằng bộ phận đàm phán thương mại bây giờ nên tìm hiểu một cách chi tiết. Quan chức Đài Loan cho biết ông hy vọng các cuộc đàm phán TIFA có thể nhanh chóng nối lại, cuối cùng dẫn đến việc ký kết thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Đài Loan.

Tại sao Mỹ cần hiệp định thương mại tự do với Đài Loan?

Hiệp định thương mại tự do với Đài Loan có thể được Mỹ quan tâm ở mức thỏa thuận này có thể đảm bảo cho Mỹ hiện diện trên thị trường châu Á, chuyên gia Mikhail Belyaev lưu ý khi trả lời phỏng vấn Sputnik:

"Mỹ đã chọn Đài Loan là nơi đứng vững về kinh tế và chính trị ở châu Á. Họ hiểu cần phải có chỗ đứng tại các thị trường ở châu Á, nơi có sự cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc đại lục, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo nghĩa này, Đài Loan là cơ sở thị trường tốt. Mỹ đang gây áp lực chính trị mạnh mẽ lên Đài Bắc, và Mỹ có khả năng sử dụng đòn bẩy này để củng cố lợi ích kinh tế của mình trong thỏa thuận thương mại".
J-20  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Trung Quốc đáp trả các hành động khiêu khích của Mỹ về Đài Loan

Đồng thời, chuyên gia không chia sẻ quan điểm của các nhà quan sát phương Tây, cho rằng đàm phán thương mại với Đài Loan, nếu tiếp tục được nối lại, sẽ trở thành cơ chế mới để Mỹ gây áp lực chính trị đối với Trung Quốc đại lục:

"Giả thuyết Mỹ sẽ có thể sử dụng đàm phán như một đòn bẩy gây áp lực lên Trung Quốc là không phù hợp, đơn giản là không có đòn bẩy gây áp lực nào tác động lên Trung Quốc cả. Trong trường hợp này, điều đó không có khả năng thành hiện thực. Một vấn đề hoàn toàn khác là điều này sẽ làm trầm trọng thêm quan hệ Trung-Mỹ và gây khó khăn cho việc giải quyết một số vấn đề khác".

Nhà nghiên cứu Shen Shishun tại Viện các vấn đề quốc tế của Trung Quốc nhắc lại rằng Trung Quốc chưa bao giờ phản đối các hoạt động trao đổi kinh tế không chính thức của Đài Loan với các đối tác. Trong khi đó, khả năng ký kết thỏa thuận thương mại chính thức giữa Mỹ và Đài Loan sẽ cản trở sự phát triển quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan:

"Trung Quốc cực lực phản đối tiếp xúc chính thức giữa Mỹ và Đài Loan ở cấp hành pháp, kể cả trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Trung Quốc chưa bao giờ phản đối các hoạt động trao đổi kinh tế và thương mại thông thường, không chính thức của các nước khác với Đài Loan, nhưng điều kiện tiên quyết quan trọng là các quan hệ đó cần được thực hiện trong khuôn khổ nguyên tắc "một Trung Quốc". Việc Mỹ tiếp tục duy trì tiếp xúc chính thức với Đài Loan rõ ràng sẽ bất lợi cho sự phát triển quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, và cũng sẽ gây hại cho quan hệ Trung - Mỹ", - nhà nghiên cứu Shen Shishun nói.

Nước nào ở Châu Âu quan tâm đến tiếp xúc thương mại với Đài Loan?

Liệu ví dụ của Mỹ về việc thể chế hóa quan hệ thương mại với Đài Loan có thể thúc đẩy các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á cũng bắt đầu đàm phán thương mại chính thức với hòn đảo này hay không? Chuyên gia Mikhail Belyaev cho biết ngoại trừ Vương quốc Anh, sẽ không có nước nào đồng ý với điều này:

Bộ Ngoại giao Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2021
Trung Quốc nói về các lựa chọn để thống nhất với Đài Loan
"Tất nhiên, đồng minh của Mỹ như Vương quốc Anh, đặc biệt là sau khi nước này rời khỏi EU, cũng có thể làm giống như Mỹ. Các quốc gia châu Âu liên kết chặt chẽ với Trung Quốc đại lục trong lĩnh vực về kinh tế. Nói chung, EU và các quốc gia châu Âu riêng lẻ, chủ yếu là Đức, Pháp và Ý, không có khả năng trao đổi thỏa thuận thương mại chính thức với Đài Loan để làm xấu đi mối quan hệ với Trung Quốc. Do đó, không nên mong đợi họ có động thái phát triển quan hệ thương mại chính thức với Đài Loan".

Xin nhắc lại rằng các cuộc đàm phán về phát triển thương mại song phương và giải quyết tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Đài Bắc bắt đầu trong năm 1995. Đàm phán đã đi vào ngõ cụt sau khi Barack Obama thôi làm Tổng thống trong năm 2016.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала