Trung Quốc và Mỹ tiếp tục cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ 6G

© Depositphotos.com / Putilich6G
6G - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Đăng ký
Trung Quốc mới đây công bố Sách trắng về Mạng Viễn thông Thế hệ thứ 6. Một tài liệu do Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT) công bố cho biết mạng 6G ở Trung Quốc sẽ xuất hiện vào năm 2030. Sách trắng mô tả 8 lĩnh vực sử dụng tiềm năng cho 6G, cũng như 10 công nghệ chính.

Đột phá trong truyền thông

Truyền thông 6G là thế hệ tiếp theo của mạng viễn thông. Công nghệ đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn nào xác định các thông số cụ thể của 6G. Truyền thông thế hệ thứ sáu được kỳ vọng sẽ cung cấp tốc độ dữ liệu nhanh hơn hàng chục lần so với tốc độ cao nhất của 5G. Theo đó, công nghệ này sẽ tạo ra một bước đột phá trong việc phát triển các giải pháp mới nhất trong lĩnh vực truyền thông và số hóa.

6G - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2021
Khi nào sẽ bắt đầu hoạt động mạng 6G?

Trung Quốc ngay từ năm 2019 là quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố bắt đầu nghiên cứu, phát triển mạng 6G. Sách trắng hiện tại là kết quả thiết thực đầu tiên trong việc này. Nó sẽ trở thành kim chỉ nam mô tả các hướng khả thi cho sự phát triển công nghệ. Sau đó, những điểm chuẩn này sẽ được tất cả những doanh nghiệp  tham gia thị trường sử dụng. Theo cuốn Sách trắng, 6G sẽ cho phép phát triển rộng rãi các dịch vụ nhập vai, công nghệ thực tế mở rộng (XR), bao gồm thực tế ảo và thực tế tăng cường, dịch vụ truyền thông ba chiều, dịch vụ y tế từ xa và công nghệ giao thông thông minh. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trích dẫn lời các đại diện trong ngành, Sách trắng 6G bù đắp cho những thiếu sót công nghệ tồn tại trong các mạng thế hệ năm. Người ta cho rằng 6G sẽ phát triển trong dải tần terahertz và trong phổ khả kiến.

Vai trò đi đầu trong công nghệ của Trung Quốc

Hiện tại, Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu thế giới trong thị trường truyền thông di động toàn cầu. Trung Quốc có hơn 4 triệu trạm thu phát 4G và hơn 800 nghìn trạm 5G. Số lượng thuê bao 5G lớn nhất cũng ở Trung Quốc. Tại nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ và EU, sự phát triển 5G bị cản trở do các vấn đề chưa được giải quyết về sự thiếu hụt phổ tần số, cũng như mâu thuẫn chính trị giữa các quốc gia về khả năng cấp phép sử dụng sản phẩm cho các nhà cung cấp. Đồng thời, rõ ràng 5G không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu hiện tại, và hơn nữa là các nhu cầu trong tương lai của xã hội, khoa học và kinh doanh. Đó là lý do tại sao người ta tích cực suy nghĩ về sự phát triển của 6G ngay bây giờ. Như Tổng biên tập ấn phẩm «5G Communication» Deng Zhiqiang nói với Sputnik, cho rằng sự ra đời của công nghệ này sẽ khiến nhiều thứ trở nên khả thi.

Cửa hàng Apple ở Brooklyn, New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Apple thuê các nhà phát triển 6G. Bao giờ xuất hiện các tiện ích mới?

Hoa Kỳ trong lĩnh vực 5G đã mất đi vị trí dẫn đầu về công nghệ, nhường lại cây gậy cho Trung Quốc. Vấn đề này khiến Washington rất lo lắng, vì Hoa Kỳ cảm thấy bản thân dễ bị tổn thương về mặt chiến lược trước CHND Trung Hoa. Đó là lý do tại sao Mỹ rất tích cực kích động các nước khác từ bỏ việc sử dụng thiết bị viễn thông  Trung Quốc, tung sức mạnh cỗ máy trừng phạt của mình lên các công ty công nghệ Trung Quốc. Washington tuyên bố áp đặt các biện pháp chế tài đối với các doanh nghiệp Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Bất chấp những cáo buộc của Mỹ về việc các công ty Trung Quốc được cho là đang thu thập thông tin và chuyển cho các cơ quan tình báo, một điều rõ ràng là Trung Quốc thực sự đang cạnh tranh với Mỹ, và đây tất nhiên là một mối đe dọa khá nghiêm trọng.

Do đó, Washington bắt đầu theo đuổi 6G, tuy nhiên, họ vẫn chưa kịp để thực sự thiết lập 5G. Liên minh «Next G Alliance» được thành lập, bao gồm những gã khổng lồ kinh doanh công nghệ phương Tây như Qualcomm, Apple, AT&T, Google. Các công ty này, là một phần trong liên minh, được kỳ vọng sẽ giúp khôi phục và nâng cao vị thế dẫn đầu của Mỹ trong công nghệ truyền thông thế hệ sáu. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tích lũy đủ năng lực về 5G và có thể mở rộng phát triển chúng lên 6G, vì vậy sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa hai quốc gia, Deng Zhiqiang nói. Đồng thời, chuyên gia Trung Quốc hy vọng về sự hình thành của một tiêu chuẩn toàn cầu duy nhất dựa trên 3GPP.

Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Ví dụ, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu trong việc sản xuất chip và vi mạch điện tử cần thiết cho việc sản xuất thiết bị viễn thông. Ngược lại, Trung Quốc có khả năng mở rộng quy mô sản xuất tốt nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn. Sự phân cực của công nghệ không có lợi cho người tiêu dùng: kinh nghiệm đã chỉ ra sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn và hợp tác công nghệ giúp sản phẩm có thể làm việc hiệu quả hơn nhiều. Nhưng từ quan điểm của sự phân cực nhu cầu của các yếu tố khác nhau - người dùng thông thường, doanh nghiệp, v.v,  mạng 6G có thể là một giải pháp tuyệt vời, vì chúng thể hiện đầy đủ cơ hội công nghệ để đáp ứng lợi ích của nhiều người dùng, cả về tốc độ truyền dữ liệu, độ tin cậy và kết nối mạng nhiều lớp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала