Các chuyên gia Nga nêu ý kiến khác nhau về khả năng sớm giải quyết tranh chấp Trung-Ấn

© AP Photo / Mukhtar KhanĐoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc ở Ladakh.
Đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc ở Ladakh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2021
Đăng ký
Các chuyên gia có ý kiến khác nhau về khả năng của Ấn Độ và Trung Quốc sớm giải quyết những mâu thuẫn giữa hai nước, cụ thể là tranh chấp lãnh thổ.

Theo Alexei Kupriyanov, người đứng đầu Nhóm nghiên cứu khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện kinh tế quốc tế và quan hệ đối ngoại của Viện Hàn lâm khoa học Nga (IMEMO RAS), đối với Ấn Độ, điều quan trọng là hợp tác với các quốc gia quan tâm đến việc kiềm chế Trung Quốc - Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Người lính Trung Quốc đứng gác ở phía Trung Quốc của biên giới cổ Nathu La giữa Ấn Độ và Trung Quốc. (Tập tin) - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Trung Quốc và Ấn Độ dự định tiếp tục rút quân khỏi khu vực tranh chấp ở vùng Ladakh
"Xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc không mang tính sống còn, bởi vì hai quốc gia này, hai nền văn minh này đã cùng tồn tại trong ba nghìn năm và sẽ cùng tồn tại trong tương lai. Những gì đang xảy ra trong quan hệ giữa hai nước chỉ là một giai đoạn ngắn trong lịch sử lâu dài của họ. Đây là một tình huống đau đớn trong quá trình tăng trưởng - cuộc xung đột tại khu vực biên giới không có tầm quan trọng đặc biệt về mặt kinh tế nhưng ở đây có ranh giới giữa bành trướng kinh tế và an ninh quốc phòng ở Ấn Độ Dương. Tôi tin rằng, nếu New Delhi và Bắc Kinh thực sự có ý muốn thì những vấn đề này sẽ sớm được giải quyết để làm hài lòng cả hai bên", - ông Kupriyanov nói trong hội nghị trực tuyến "Yếu tố Trung Quốc trong quan hệ Nga-Ấn" do Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai tổ chức.

Căng thẳng duy trì trong gần 30-40 năm

Về phần mình, bà Rajeswari Pillai Rajagopalan, Giám đốc Trung tâm An ninh, Chiến lược & Công nghệ (CSST) tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát-ORF (Ấn Độ), nhận xét rằng, căng thẳng trong quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đã duy trì trong gần 30-40 năm, hai bên đang sử dụng nhiều hình thức khác nhau để giải quyết vấn đề, bao gồm cả cuộc đàm phán của hai vị thủ tượng.

© AP Photo / Mukhtar KhanQuân nhân Ấn Độ ở khu vực Ladakh
Các chuyên gia Nga nêu ý kiến khác nhau về khả năng sớm giải quyết tranh chấp Trung-Ấn - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2021
Quân nhân Ấn Độ ở khu vực Ladakh
"Nhưng, chúng tôi không thấy bất kỳ tiến bộ nào trong các cuộc đàm phán, hai bên không đạt được sự hiểu biết lẫn nhau. Tôi nghĩ rằng, sẽ không dễ dàng để giải quyết xung đột này. Chúng tôi có thể nói rằng, các xung đột biên giới không phải là điểm xung đột chính giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Điều tương tự cũng áp dụng cho Kashmir và Pakistan. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong số những vấn đề tồn tại giữa Ấn Độ và Trung Quốc", - bà giải thích.

Theo bà, Trung Quốc muốn bá chủ trong khu vực, trong khi Ấn Độ muốn để các nước khác ở châu Á cũng trỗi dậy về mặt kinh tế.

Quân đội Ấn Độ ở biên giới với Trung Quốc ở Ladakh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Nga ủng hộ Ấn Độ và Trung Quốc tự giải quyết vấn đề Ladakh
"Vì vậy, tôi không nghĩ rằng, việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ sẽ giúp giải quyết những vấn đề khác giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Tranh chấp này chỉ là một triệu chứng của những vấn đề lớn hơn đang tồn tại giữa hai nước", - bà Rajeswari Pillai Rajagopalan nói thêm.

Ấn Độ và Trung Quốc có một tranh chấp lãnh thổ lâu đời về quyền sở hữu một phần lãnh thổ miền núi ở phía bắc Kashmir, cũng như gần 60 nghìn km vuông ở phía đông bắc bang Arunachal Pradesh. Ở khu vực Ladakh, đường kiểm soát thực tế thay thế đường biên giới quốc gia trong khu vực. Vào mùa thu năm 1962, tranh chấp này thậm chí còn leo thang thành cuộc chiến tranh biên giới.

Căng thẳng biên giới Ấn Độ - Trung Quốc bùng phát khi nào?

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên trầm trọng hơn vào tháng 5/2020, sau một loạt xung đột giữa quân đội hai nước diễn ra ở khu vực gần hồ Pangong ở Ladakh. Sau đó New Delhi và Bắc Kinh tăng cường hiện diện quân sự ở Ladakh. Ấn Độ đã huy động 50.000 binh sĩ, xe tăng và vũ khí trong khu vực, ước tính Trung Quốc cũng triển khai lực lượng ở mức tương đương. Vào đầu tháng Hai, đầu tiên là Bộ Quốc phòng Trung Quốc, sau đó Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tuyên bố bắt đầu rút quân một cách có tổ chức từ bờ bắc và bờ nam hồ Pangong.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала