Mỹ muốn thiết lập cân bằng với Trung Quốc trong thương mại kỹ thuật số

© REUTERS / Tom BrennerTổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tham dự cuộc họp trực tuyến QUAD tại Nhà Trắng ở Washington
Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tham dự cuộc họp trực tuyến QUAD tại Nhà Trắng ở Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Đăng ký
Chính quyền Biden đang xem xét khả năng ký kết thỏa thuận về thương mại kỹ thuật số với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Thỏa thuận có thể đặt ra các tiêu chuẩn cho nền kinh tế và thương mại kỹ thuật số, bao gồm các quy tắc thống nhất về việc sử dụng dữ liệu, các thỏa thuận về thông quan điện tử, v.v. Bằng cách đó, chính quyền Biden dự định quay trở lại quỹ đạo thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chi tiết về thỏa thuận khả thi vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, như Bloomberg viết, trích dẫn các nguồn tin trong Nhà Trắng, chính quyền Biden đang tìm cách mở rộng hợp tác với các nước châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả về thương mại kỹ thuật số. Khả năng thỏa thuận được xây dựng dựa trên các hiệp định thương mại kỹ thuật số hiện có, chẳng hạn như Hiệp định thương mại kỹ thuật số Hoa Kỳ-Nhật Bản, Hiệp định thương mại kỹ thuật số Singapore-Úc và Hiệp định đối tác thương mại kỹ thuật số  giữa Singapore,New Zealand và Chile.

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể “ăn ở hòa thuận nhau” trong CPTPP không?

Mỹ đánh mất vị trí trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Dưới thời Trump, Mỹ đã đơn phương rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn ban đầu được Mỹ thúc đẩy như một đối trọng với ảnh hưởng kinh tế và thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Sáng kiến ​​này đã được Nhật Bản tiếp quản, hình thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dựa trên TPP với 11 quốc gia còn lại. Trên thực tế, nó bao gồm tất cả các điểm chính của thỏa thuận trước đó. Mục tiêu cuối cùng của nó là tạo ra một thị trường duy nhất ở khu vực Thái Bình Dương tương tự như thị trường châu Âu.

Nhưng thực tế là nếu không có Hoa Kỳ, hiệp hội thương mại này không thể trở thành đầu tàu kinh tế rõ ràng. 11 nước tham gia CPTPP chỉ chiếm 11% GDP thế giới. Điều logic là không gian trống sớm hay muộn sẽ được lấp đầy. Năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố quan tâm đến việc gia nhập CPTPP. Năm nay, đàm phán không chính thức đã bắt đầu với các thành viên của hiệp hội.

Đối với Trung Quốc, tham gia TPP có lợi vì cùng với RCEP mà Trung Quốc mới tham gia, hai hiệp hội này chiếm hơn một phần ba tổng thương mại thế giới. Cuối cùng, nếu Trung Quốc trở thành thành viên của CPTPP, cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu sẽ dịch chuyển về phía Bắc Kinh.

© Ảnh : Kinh Tế Đô Thị11 nước thành viên CPTPP sau khi Mỹ rút lui.
Mỹ muốn thiết lập cân bằng với Trung Quốc trong thương mại kỹ thuật số - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
11 nước thành viên CPTPP sau khi Mỹ rút lui.

Trong điều kiện như vậy, điều quan trọng đối với Mỹ là phải đưa ra một số loại sáng kiến ​​kinh tế và thương mại mới để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, như cán bộ Trung tâm nghiên cứu WTO về Trung Quốc tại Đại học kinh tế và thương mại quốc tế, giáo sư Trung tâm nghiên cứu Bắc Kinh về sự cởi mở với thế giới bên ngoài, Zhou Nianli cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Phương thức thay thế

Về mặt chính trị, rất khó để chính quyền Biden có thể đảo ngược 180 độ các chính sách của cựu tổng thống và đưa Hoa Kỳ trở lại CPTPP. Có quá nhiều sự phản đối đối với sáng kiến ​​này từ cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Trump lấy cớ rút khỏi hiệp định thương mại bởi thực tế nó không có lợi cho nền kinh tế Mỹ. Giờ đây, triển vọng thực sự về việc Trung Quốc tham gia CPTPP đang hiện ra trước mắt, sẽ càng khó khăn hơn cho Biden để biện minh tại sao Hoa Kỳ cần ký thỏa thuận hủy bỏ thuế quan trong thương mại với Trung Quốc.

Với ý nghĩa này, thỏa thuận riêng, thỏa mãn quy tắc thương mại kỹ thuật số giữa Hoa Kỳ và các nước châu Á - Thái Bình Dương thực sự có thể trở thành một cách thay thế để Hoa Kỳ quay trở lại châu Á. Theo tính toán của WTO, tăng trưởng thương mại có thể được đẩy nhanh trung bình 2% mỗi năm vào năm 2030 thông qua sự ra đời của các công nghệ kỹ thuật số.

Cảng ở Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
Trung Quốc bắt đầu đàm phán CPTPP

Một câu hỏi khác, nếu không can thiệp chính trị  vào kinh tế, thì kết quả tốt nhất cho tăng trưởng thương mại có thể đạt được thông qua hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, chứ không phải đối đầu. Hơn nữa, cách tiếp cận thương mại kỹ thuật số nói chung rất gần gũi giữa hai nước, chuyên gia Zhou Nianli cho biết.

Chuyên gia nhắc lại rằng Trung Quốc cũng có các thỏa thuận về thương mại kỹ thuật số với một số quốc gia: cả song phương, ví dụ, với Australia và New Zealand, và đa phương - theo định dạng RCEP. Đồng thời, về tổng trọng lượng, RCEP đã bỏ qua CPTPP. Hiện tại, RCEP bao gồm các quốc gia có dân số 2,2 tỷ người và chiếm khoảng 30% GDP thế giới. Như vậy, thỏa thuận thay thế về thương mại kỹ thuật số có thể trở nên yếu hơn về quy mô và do đó không thực hiện được ý tưởng của Mỹ về việc tạo ra đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhìn chung, tất cả các nước sẽ được hưởng lợi từ việc cùng tham gia vào sáng kiến ​​thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đối với hầu hết các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn nhất. Một vấn đề khác là bằng cách tạo ra một thỏa thuận thay thế về thương mại kỹ thuật số, Washington có thể định ra các quy tắc "cho riêng mình", như trường hợp xảy ra với TPP. Nhưng trong trường hợp này, triển vọng của các nước khác tham gia vào sáng kiến ​​này bị lu mờ. Ví dụ về TPP tiếp tục nhắc nhở đồng minh rằng: Hoa Kỳ đang hành động hoàn toàn vì lợi ích riêng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала