Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

© AP Photo / Tran Van MinhTàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam
Tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Đăng ký
5 năm sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế Thường trực (PCA), Mỹ và phương Tây đã quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông với mức độ cao chưa từng có.

5 năm trước đã diễn ra vụ kiện liên quan đến các quyền lịch sử và nguồn gốc xác định quyền được hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này cũng như tính hợp pháp đối với các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm UNCLOS-1982.

Philippines đã hành động như thế nào sau phán quyết của “Tòa Trọng tài Biển Đông” thuộc PCA? Cục diện trên Biển Đông có gì thay đổi? Quan điểm nhất quán của Việt Nam liên quan tới những vấn đề Biển Đông như thế nào? Câu trả lời trong bài phân tích của phóng viên Sputnik.

5 năm Philippines “buông trôi” phán quyết của PCA

Sau khi thụ lý đơn khiếu kiện của Philippines về những hành động xâm phạm chủ quyền của nước này ở Biển Đông từ phía Trung Quốc, “Tòa Trọng tài Biển Đông” được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982), thuộc Tòa án Trọng tài quốc tế thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) có trụ sở tại La Haye, Hà Lan đã mở các phiên điều trần và xét xử. Mặc dù cùng là một thành viên tham gia “Các công ước Den Haag 1899 và 1907” là cơ sở cho việc thành lập PCA như Philippines nhưng phía Trung Quốc đã “tẩy chay” các phiên xử. Căn cứ quy định của các công ước La Haye 1899 và 1907 và Phụ lục VII của UNCLOS-1982, Tòa Trọng tài quốc tế tuyên bố sự vắng mặt của bị đơn Trung Quốc không ảnh hưởng đến trình tự xét xử tại Tòa Trọng tài Biển Đông. Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Biển Đông đã ra các phán quyết cuối cùng. Sau đây là tóm tắt những phán quyết chính và phản ứng của Philippines.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam : 'UNCLOS 1982 như “Hiến pháp” của đại dương'

1. Căn cứ quyền hạn của mình và cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS-1982, Tòa Trọng tài Biển Đông nhấn mạnh rằng Tòa không phán quyết bất cứ vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

“Philippines tỏ ra thất vọng với phán quyết đầu tiên này bởi nó không đáp ứng được nguyện vọng cuối cùng của Philippines là thông qua phiên xét xử này để có một căn cứ pháp lý quốc tế mạnh mẽ để xác nhận tuyên bố chủ quyền của Philippines ở Biển Đông; trong đó có vấn đề “Khu Kalayaan” bao trùm đảo Palawan cùng gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ đã khéo léo “gài vào” đơn khiếu kiện. Đây cũng là lý do để tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào thời điểm đó đã không hứng thú với kết quả của phiên xét xử khi ông tuyên bố “Mỹ đã thua”. Để rồi sau 3 tháng, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Rodrigo Duterte tuyên bố “gác lại” phán quyết của Tòa PCA. Dĩ nhiên là Bắc Kinh vui mừng trước điều này và họ bắt đầu đặt vấn đề hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí với Manila ở Biển Đông”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
© AP Photo / Mike CorderNgười biểu tình, cảnh sát và phương tiện truyền thông đã tập trung bên ngoài Cung điện Hòa bình ở The Hague, Hà Lan, vào thứ ba ngày 12 tháng 7 năm 2016 trước khi quyết định tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines về Biển Đông được đưa ra
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Người biểu tình, cảnh sát và phương tiện truyền thông đã tập trung bên ngoài Cung điện Hòa bình ở The Hague, Hà Lan, vào thứ ba ngày 12 tháng 7 năm 2016 trước khi quyết định tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines về Biển Đông được đưa ra

2. Tòa nhận thấy Công ước UNCLOS-1982 quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước. Trên cơ sở đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Tòa cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Tòa kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.

Trong các vấn đề pháp lý quốc tế quan trọng nhất thì việc một Tòa Trọng tài quốc tế bác bỏ các lập luận vô căn cứ của Trung Quốc về “vùng nước lịch sử” nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn” do Trung Quốc tự vạch vẽ ra có một sức nặng rất lớn, đồng thời là căn cứ đặc biệt quan trọng để Philippines cùng các quốc gia ven biển Đông khác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei có cơ sở để bảo vệ chủ quyền của mình trên cơ sở UNCLOS-1982.

“Đáng tiếc là Philippines đã bỏ qua cơ hội đó suốt 5 năm trời để “đánh đu” giữa Mỹ và Trung Quốc để “thả mồi bắt bóng, bóng bắt chẳng được, mồi kia không còn”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đánh giá hành động của Philippines 5 năm qua với Sputnik.
© AP Photo / National Task Force-West Philippine SeaTàu Trung Quốc cập bãi đá ngầm Whitsan ở Biển Đông
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Tàu Trung Quốc cập bãi đá ngầm Whitsan ở Biển Đông

3. Tòa kết luận rằng, không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất. Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Toà nhận thấy Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng, một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có.

Đây cũng là phán quyết gây ra sự thất vọng của Philippines bởi hai lẽ. Một là họ đang kiểm soát 10 hòn đảo ở Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ lớn thứ hai trên quần đảo. Với phán quyết này, các đảo nổi tự nhiên ở Trường Sa chỉ có quyền có 12 hải lý lãnh hải chứ không thể có vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone - EEZ) và thềm lục địa (Continental shelf). Tiếp theo là với phán quyết rằng “các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất”, Manila cũng “vỡ mộng” về một “Khu định cư Kalayaan” bao gồm gần hết quần đảo Trường Sa.

“Nhưng có một điều quan trọng hơn hai sự thất vọng nói trên, đó là Tòa PCA đã gián tiếp không công nhận bất cứ quyền nào của Trung Quốc ngoài phạm vi mà UNCLOS-1982 quy định cho họ khi nhận định rằng “không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có”. Và cũng như đối với phán quyết thứ nhất, Philippines đã không tận dụng được cơ hội mà Tòa PCA đã trao cho họ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
© REUTERS / Erik De CastroLá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Lá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông

4. Phán quyết tiếp theo của Tòa PCA cũng đứng về phía Philippines khi Tòa cho rằng các hành động của Trung Quốc như can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, xây dựng đảo nhân tạo, không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này và đã các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra một rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines đều là các hành động vi phạm chủ quyền của Philippines.

Đảo Titu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Chuyến đi “lợi bất cập hại” của tư lệnh quân đội Philippines ra đảo Thị Tứ
Đáng tiếc là điều này cũng không được Philippines tận dụng để đấu tranh trên dư luận nhằm bảo vệ chính mình mà chỉ nghĩ đến cơ hội thiết lập cái gọi là “Khu Kalayaan” trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

5. Tòa nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể phục hồi được đối với môi trường biển và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông để tranh chấp với các bên.

Phán quyết này gần đây mới được một nữ nghị sĩ Philippines nhận thức ra và sử dụng. Nhưng đáng tiếc là lập luận của nữ nghị sĩ này đã ngầm ý coi việc bồi thường của Trung Quốc cho Philippines (nếu có) là gắn với việc gián tiếp cho rằng Quần đảo Trường Sa là của Philippines. Phía Việt Nam đã có ý kiến về việc này trong chuyến thăm “lợi bất cập hại” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines tháng 4 vừa qua.

© Ảnh : ViettimesCận cảnh Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Cận cảnh Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố

5 năm sau ngày Tòa PCA đưa ra phán quyết lịch sử Philippines mới “nghĩ lại”

Còn một phán quyết rất quan trọng nữa mà Tòa PCA đã đưa ra 5 năm trước. Phán quyết này liên quan tới va chạm giữa hải quân, hải cảnh Trung Quốc và hải quân Philippines, Tòa nhận thấy rằng, Tòa thiếu thẩm quyền để xem xét tác động của vụ đối đầu giữa tàu hải quân của Philippines và tàu hải quân và chấp pháp của Trung Quốc ở Bãi cạn Second Thomas và cho rằng, tranh chấp này liên quan đến các hoạt động quân sự và do vậy, nằm ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Việt Nam lên tiếng sau 5 năm Trung Quốc thua kiện Philippines ở Biển Đông

Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng, phán quyết này là một gợi ý tuyệt vời để Philippines có thể đi xa hơn nữa, đưa vụ kiện tới Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice - ICJ). Với tư cách là một phân ban trực thuộc Liên Hợp Quốc, ICJ có tiếng nói trọng lượng lớn hơn nhiều, có nhiều thẩm quyền hơn với các phán quyết có tình rành bộc pháp lý mạnh hơn nhiều so với Tòa PCA. Nhưng Philippines đã lại một lần nữa bỏ qua cơ hội này để gửi đến Bắc Kinh tổng cộng 128 công hàm trong 5 năm qua để phản đối các hoạt động của Trung Quốc tại những vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Vấn đề là trong 128 bức công hàm ấy, không một bức nào được hồi âm thỏa đáng.

“Và giờ đây, phải mất tới 5 năm sau ngày Tòa PCA đưa ra phán quyết lịch sử, người Philippines mới “nghĩ lại”. Tổng thống Rodrigo Duterte đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ ngay tại diễn đàn Liên Hợp Quốc (2020) rằng: “Phán quyết của PCA giờ đây là một phần của luật pháp quốc tế, nằm ngoài khả năng thỏa hiệp và giới hạn của các chính quyền đương nhiệm trong việc thu gọn, giảm nhẹ hoặc từ bỏ nó”. Còn Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hồi tháng 6 vừa qua đã nói: “Chúng tôi kiên quyết bác bỏ các âm mưu hòng phá hoại phán quyết; thậm chí xóa bỏ phán quyết khỏi luật pháp, lịch sử và ký ức chung của chúng tôi”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
© REUTERS / Erik De CastroCác thành viên hoạt động xã hội dân sự phấn khởi vui mừng ở Manila đón nhận quyết định của Tòa án Hague
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Các thành viên hoạt động xã hội dân sự phấn khởi vui mừng ở Manila đón nhận quyết định của Tòa án Hague

Tại sao Philippines và cá nhân ông Rodrigo Duterte lại có hành động quay ngoắt 180 độ như vậy sau 5 năm “buông trôi” phán quyết của PCA?

“Tất cả là vì “Gió đã đổi chiều”. Cục diện trên Biển Đông đã hoàn toàn thay đổi, vừa là cơ hội, vừa là thách thức, vừa có nhiều thuận lợi, vừa chứa đựng những khó khăn không chỉ đối với Philippines mà còn đối với Việt Nam và các quốc gia khác ven Biển Đông trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận tiếp với Sputnik.

Vậy cục diện trên Biển Đông đã thay đổi ra sao?

Cục diện trên Biển Đông đã thay đổi như thế nào?

Hầu hết những ai đã từng nghe bài diễn văn nhậm chức của tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 20/1/2016 đều có thể hiểu rằng chính quyền mới của nước Mỹ sẽ lập tức có những động thái đối địch mạnh mẽ với Trung Quốc. Đối với nhiều người, điều này có vẻ dễ hiểu vì ngay từ những năm cuối cùng trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Barack Obama, chính giới Washington đã có những động thái báo động căng thẳng với Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Rodrigo Duterte lại là một trong số nhiều người không đọc được “kịch bản”của “Phố Wall” vào thời điểm đó. Hơn nữa, với Mỹ năm 2016 lại chưa phải là thời điểm có thể bắt đầu.

Tòa Hague  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Sau 5 năm, phán quyết của Tòa án Quốc tế ở The Hague vẫn không mất đi ý nghĩa của nó

“Tới cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, người Mỹ hiểu ra rằng họ đang “vỗ béo” một “địch thủ” tương lai. Đó là hậu quả của chính sách “giá trị thặng dư trên hết”, bất chấp quyền lợi quốc gia của nhiều đời tổng thống Mỹ trước đó. Tất nhiên là chỉ có Donald Trump mới đúc kết những điều đó lại thành một cuốn sách “Nước Mỹ trên hết” được coi như cương lĩnh tranh cử của ông ta”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Hoàng, cuộc đấu địa chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc đấu của hai địch thủ đứng đầu và thứ hai thế giới về kinh tế và đứng đầu và đứng thứ ba thế giới về quân sự. Xét về tương quan lực lượng, cuộc đấu ấy sẽ không khác mấy so với tương quan lực lượng của phe Trục và phe Đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng xét về bối cảnh toàn cầu đầu thế kỷ XXI, chúng ta sẽ có bức tranh rất khác.

“Đó là sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc đối với một loạt các sản phẩm công nghệ cao, trong đó có cả những “con chip” được sử dụng trên các loại máy bay chiến đấu tân tiến nhất của Mỹ như F-22, F-35. Đó là mối quan hệ làm ăn khăng khít giữa Huawei của Trung Quốc với INTEL, nhà sản xuất chíp điện tử hàng đầu của Mỹ. Đó là mối quan hệ đem lại lợi nhuận ròng hàng năm tới cả chục tỷ USD giữa Lenovo (Trung Quốc) và Compaq (Mỹ), giữa IBM (Mỹ) và ZTE (Trung Quốc), giữa Boeing (Mỹ) với Shenyang Aircraft Corporation (Trung Quốc), giữa General Dynamics Corporation (Mỹ) với Chengdu Aircraft Corporation (Trung Quốc).v.v… Có thể kể ra đây hành trăm mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp của hai kỳ phùng địch thủ. Đó là hệ quả của toàn cầu hóa về kinh tế đã khiến cho không chỉ Mỹ và Trung Quốc mà còn hầu như các nước có thu nhập trung bình trở lên ít nhiều đều phụ thuộc vào “chuỗi cung ứng toàn cầu”, nhất là vấn đề “chi phí logistic”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng phân tích với Sputnik.
© AFP 2023 / Mark Schiefelbein/PoolTrung Quốc và Hoa Kỳ
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Trung Quốc và Hoa Kỳ
“Ngay khi cuộc “Thương chiến Trung-Mỹ” nổ ra người ta đã ví cuộc đối đầu Trung - Mỹ là cuộc đối đầu giữa hai địch thủ chỉ có thể “đấm nhau” bằng một tay. Vì tay còn lại đã bị “xích” vào tay của đối phương hệt như những người nô lệ  thời cận đại. Đó là “kịch bản” thú vị về cuộc đối đầu Trung – Mỹ đầu thế kỷ XXI mà người Philippines không biết cách “đọc” nó ở năm 2016 và 5 năm sau họ mới “đọc” được”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Người bảo vệ danh dự tại Nhà Trắng ở Washington với cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Được biết về khả năng hòa giải trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
Nhưng đại dịch COVID-19 cùng với sự thất cử của Donald Trump đã làm đảo lộn tất cả những tính toán của những nhà nghiên cứu lạc quan nhất cũng như bi quan nhất về tương quan thế và lực của các cường quốc trên thế giới. Nếu như dịch COVID-19 được coi là “đòn chí tử” đánh vào một xã hội coi tự do cá nhân làm trên hết như Châu Âu và Bắc Mỹ thì nó cũng chỉ như một cú “đòn bồi” khi người Trung Quốc, bằng ý thức kỷ luật nghiêm túc của người dân và các biện pháp mau lẹ, quyết liệt của chính quyền đã khống chế được dịch bệnh trong vòng không quá 9 tháng, ngay cả khi còn chưa có vaccine tự chế tạo và tiêm đại trà cho hơn 1/3 dân số. Còn Mỹ và phương Tây phải nhờ đến “bùa hộ mệnh vaccine” mới có thể khống chế được dịch bệnh vào 12 tháng sau đó.

“Nhưng vấn đề quyết định nằm ở chỗ Mỹ và phương Tây đã quyết kiềm chế Trung Quốc ở mức độ cao chưa từng có. Nay khi Trung Quốc đề xuất sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, ngày 14/5/2017, tại Bắc Kinh, các “ông chủ của các tổng thống Mỹ” ở phố Wall đã không ngần ngại hối thúc chính quyền Mỹ do tổng thống Donald Trump đứng đầu tiếp tục phát triển chiến lược “Xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương” mà chính quyền Barack Obama đã khởi xướng. Và kết quả là sự ra đời của “Nhóm Công tác về Trung Quốc” và kèm theo đó là sự mở rộng chiến lược “Xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương” thành “Chiến lược liên vùng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Chính quyền của tân tổng thống Mỹ Joe Biden đã không hề tiết giảm sự đối đầu của họ với Bắc Kinh mà còn gia tăng bằng cách tái khởi động một thực thể tưởng chừng đã bị lãng quên. Đó là “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia nhằm mở rộng vành đai bao vây Trung Quốc từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Mỹ cũng khởi động lại cuộc tập trận RIMPAC 2020 bị trì hoãn từ năm 2019 và tái tổ chức tập trận chung với Philippines ở vùng biển Đông Bắc nước này, Đổi lại, Philippines đã không còn đòi xét lại Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines năm 1951 (tuyên bố của Duterte năm 2017) mà còn cho phép khởi động lại các chuyến “thăm viếng quân sự” của các tàu chiến Mỹ.

© AP Photo / Hau DinhCác sĩ quan Mỹ trên tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Các sĩ quan Mỹ trên tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam

Theo sau các cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ như Theodore Roosevelt, Carl Vinson, George Washington tiến hành tuần tra trên Biển Đông cùng với sự hiện diện của các máy bay chiến lược B-52H, B-1B, B-2B là các chuyến tuần tra của các chiến hạm của Anh, Pháp và Đức.

“Những động thái kể trên đã tác động đến tổng thống Philippines và giới chức ở Manila, khiến họ tỉnh ngộ ra và nhìn nhận những tác dụng không thể phủ nhận từ phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa PCA. Vấn đề còn lại là người Philippines có nhìn nhận ra hay không những tác dụng của các phán quyết ấy đối với toàn khu vực và đối với tiến trình đàm phán COC với Trung Quốc đang rất khó khăn cũng như lợi ích của cả khối ASEAN nói chung chứ không chỉ là lợi ích riêng của Manila trên Biển Đông”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Vì sao Biển Đông ngày càng được các nước lớn quan tâm?

Việc các quốc gia hàng đầu thế giới ngày càng quan tâm đến vấn đề Biển Đông minh chứng rằng, trước hết, xu hướng toàn cầu hóa, hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển là xu hướng không thể đảo ngược.

“Địa Trung Hải có vai trò quan trọng như thế nào đối với Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi và thế giới, Biển Caribbean có vai trò quan trọng như thế nào đối với Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và thế giới thì Biển Đông cũng có vai trò quan trọng như vậy đối với toàn cầu”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
© Ảnh : U.S. Navy/Joe BishopBiển Đông
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Biển Đông
“Biển Đông là tuyến giao thông huyết mạch nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới, nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng Biển Đông lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hong Kong”, - Tiến sỹ Hoàng Giang phân tích về tầm quan trọng của Biển Đông với Sputnik.
© Flickr / Jamie GrantTàu chở dầu
Mỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Tàu chở dầu
“Mỗi ngày có tới hơn 15 triệu thùng dầu mỏ (quy đổi TOE) được vận chuyển qua Biển Đông. Trong đó có 6,3 triệu thùng/ngày tới Trung Quốc, 2,7 triệu thùng/ngày tới Hàn Quốc, 2,9 triệu thùng/ngày tới Nhật Bản... Và mỗi ngày cũng có tới 11 triệu USD giá trị hàng hóa (ngoài dầu mỏ) được vận chuyển qua Biển Đông. Trong đó có 5,4 triệu USD trao đổi với Trung Quốc, 12,4 triệu USD trao đổi với Hàn Quốc, 3,3 triệu USD trao đổi với Nhật Bản. Và không ai khác, chính Châu Âu và Trung Đông là hai địa bàn có kim ngạch trao đổi hàng hóa lớn nhất với các quốc gia nói trên, bao gồm cả dầu mỏ. Vì vậy, nếu vì chiến tranh mà Biển Đông bị đóng cửa thì thiệt hại cho các quốc gia Đông Bắc Á (kể cả Trung Quốc), Đông Nam Á nói riêng và toàn cầu nói chung sẽ khó mà lường hết được được. Đơn giản là vì Biển Đông chiếm vị trí thứ hai trong chuỗi cung ứng Logistic toàn cầu. Đây là lý do quan trọng nhất khiến nhiều cường quốc ngày càng quan tâm hơn đến Biển Đông”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm chia sẻ thông tin với Sputnik.

Theo các chuyên gia quan hệ quốc tế trả lời phỏng vấn cho Sputnik, bên cạnh lý do kinh tế là các lý do cạnh tranh chiến lược toàn cầu về chính trị, quân sự và cả về văn hóa, xã hội; là cuộc cạnh tranh vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa liên kết vừa công kích lẫn nhau giữa các nước lớn. Tuy nhiên, tất cả vẫn không nằm ngoài cái mà người ta vẫn gọi là “lợi ích cốt lõi” mà suy cho cùng “lợi ích cốt lõi” ấy vẫn không có gì khác ngoài “giá trị thặng dư” vốn là quy luật cốt lõi của chủ nghĩa tư bản.

Việt Nam luôn giương cao “ngọn đuốc hòa bình”

Cần phải nhấn mạnh rằng, Việt nam, trên tất cả mọi diễn đàn có thể tham gia, đều luôn giương cao “ngọn đuốc hòa bình”, luôn kêu gọi tất cả các bên liên quan, dù gián tiếp hay trực tiếp, ngồi vào bàn đàm phán, sử dụng các biện pháp đối thoại, ngoại giao và cùng lắm là pháp lý để thay cho họng súng và lưỡi lê.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2019
Philippines muốn tham vấn Việt Nam về vấn đề Biển Đông và COC, Trung Quốc sẽ tìm cách cản

Quan điểm trước sau như một của Việt Nam là kiềm chế tối đa, hết sức tránh dùng vũ lực ở Biển Đông và không làm phức tạp thêm tình hình. Người Việt Nam luôn cho rằng vũ khí không bao giờ đem lại công lý cũng như việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế không bao giờ đem đến hòa bình. Với vai trò hiện tại đang là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẽ bằng thực lực của mình cố gắng “làm nguội” bớt những “cái đầu nóng” và quyết tâm hướng tới mục tiêu có được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với các nội dung công bằng, bình đẳng, phù hợp với các quy định của UNCLOS-1982 và đặc biệt là phải có sự tham gia bảo trợ của Liên Hợp Quốc cũng như các nước lớn bằng một định ước quốc tế xác nhận sự ràng buộc pháp lý quốc tế đối với COC.

“Việt Nam luôn coi pháp lý quốc tế là sự bảo đảm hữu hiệu trước hết đối với hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Còn súng đạn, vũ khí là thứ cần thiết để bảo đảm thực thi pháp lý quốc tế, vạn bất đắc dĩ mới phải sử dụng chứ không phải là giải pháp hàng đầu”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала