Chiến hạm của Hải quân Đức được gửi đến Thái Bình Dương hàm ý gì?

© AFP 2023 / Michael KappelerKhinh hạm Đức "Bavaria"
Khinh hạm Đức Bavaria - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2021
Đăng ký
Chiến hạm của Hải quân Đức - khinh hạm Bayern (Bavaria) đã lên đường tới Châu Á, thực hiện hành trình dài, mục tiêu cuối cùng là Thái Bình Dương, nói đúng hơn là Biển Đông và các khu vực gần bờ biển Trung Quốc. Tại sao Berlin muốn điều tàu chiến đến vùng xa xôi trên Đại dương Thế giới cách bờ biển Đức hơn 5.000 hải lý?

Phô trương sức mạnh hải quân

Vào ngày 2 tháng 8, khinh hạm của Hải quân Đức Bayern đã xuất phát từ cảng Wilhelmshaven bắt đầu chuyến hành trình kéo dài 7 tháng. Mục tiêu ban đầu là hỗ trợ sứ mệnh “Người gác biển” (Sea Guardian) của NATO nhằm tăng cường an ninh hàng hải khu vực Địa Trung Hải. Mục tiêu này là dễ hiểu: Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương, tức là vùng biển này có thể được coi là "khu vực trách nhiệm" của Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, sau đó khinh hạm Đức hướng tới khu vực phía tây của Thái Bình Dương, nơi mà xét về mặt địa lý NATO không chịu trách nhiệm bảo vệ nó. Tại đó có những “tay chơi” khác: Hạm đội 7 của Mỹ, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, Hải quân Trung Quốc, Hải quân Nhật Bản, cũng như lực lượng hải quân của cả hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên, các nước ASEAN và Australia.
Tàu khu trục Bayern. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tàu khu trục Bayern.
Trên hành trình thực hiện nhiệm vụ ở Thái Bình Dương, khinh hạm Bayern sẽ ghé thăm nhiều cảng tại các nước Australia, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mục tiêu được tuyên bố của chuyến hành trình này là giám sát việc thi hành các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên. Nhưng, một trong những điểm chính trên hành trình này là - Biển Đông - làm dấy lên lo ngại.

Submarino Tridente inicia missão internacional

Largou hoje da Base Naval de Lisboa o NRP Tridente para participar, durante dois meses, na Operação “Sea Guardian” da NATO e dar apoio à Operação Irini, da União Europeia.

Votos de boa missão. pic.twitter.com/kKoRXaHtZJ
Mặc dù các quan chức ở Berlin nhấn mạnh rằng, khinh hạm Bayern sẽ bám sát các tuyến đường thương mại quốc tế, nhưng, họ không che giấu nội dung chính trị của chuyến đi này. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer tuyên bố, chiến hạm Bayern nên "giương cao ngọn cờ để bảo vệ các giá trị và lợi ích của chúng tôi, cùng với các đối tác và đồng minh của chúng tôi". Và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas nói thẳng ra rằng, số phận của trật tự thế giới tương lai sẽ được quyết định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và Đức muốn tham gia vào quá trình này. Thế thì, theo quan điểm của phương Tây, ai là “kẻ gây rối” trong khu vực này của Đại dương Thế giới?
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2021
“Thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở Biển Đông
Để hiểu rõ Đức phô trương sức mạnh hải quân để gây sức ép với ai nên xem kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Cornwall (11-13/6/2021) và Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Brussels (14-15/6/2021). Tại hai hội nghị này các bên tham gia đã bày tỏ sự lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và ảnh hưởng của nước này đối với các khu vực lân cận. Và cùng ngày, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đã vào Biển Đông. Ở vùng biển này cũng đã xuất hiện nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh. Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông, tàu chiến của Anh không muốn làm phiền Bắc Kinh và nhanh chóng tiến sang Biển Philippines sau vài ngày đi qua Biển Đông. Giờ đây, ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ tổ chức một trong những giai đoạn của cuộc tập trận Large Scale Exercise 2021 (LSE 2021). Chỉ có người Mỹ tham gia LSE, các nước NATO khác không được mời. Large Scale Exercise 2021 diễn ra với trọng tâm là chống Trung Quốc và chống Nga.
Cuối năm, một “vị khách” từ Đức cũng sẽ đến đây. Khinh hạm Bayern không có kế hoạch đi qua eo biển Đài Loan để không làm phiền Trung Quốc. Hơn nữa, Berlin bổ sung điểm dừng chân tại Thượng Hải vào lịch trình của Bayern. Tuy nhiên, theo Hong Kong South China Morning Post, Bắc Kinh có thể cho phép ghé thăm Thượng Hải chỉ sau khi Đức làm rõ ý định khi điều một tàu chiến đến Biển Đông.
CC BY 2.0 / Dave Jenkins - InfoGibraltar / HMS Queen ElizabethTàu sân bay HMS Queen Elizabeth
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth

Trang bị kỹ thuật và vũ khí của khinh hạm Đức

Chiếc khinh hạm mang tên lửa dẫn đường không phải là siêu hiện đại và cũng không phải là lỗi thời. Nó đã gia nhập hạm đội vào tháng 6 năm 1996. Theo dữ liệu từ các nguồn mở, đây là một trong bốn khinh hạm lớp F123 Brandenburg.
Tàu có lượng choán nước 5400 tấn, chiều dài 127 m; chiều rộng 16,5 m; mớn nước - 6,3 m, có thể di chuyển độc lập trên biển trong vòng 21 ngày. Thủy thủ đoàn - 229 người. Tàu được trang bị các máy phát điện diesel. Tàu khu trục mang vũ khí tiêu chuẩn cho các tàu chiến của NATO: tên lửa chống hạm Exocet, hệ thống phòng không Sea Sparrow với 16 tên lửa và Mk 49 RAM với 21 tên lửa, hai ống phóng ngư lôi 324mm (cơ số đạn - 9 ngư lôi). Pháo binh - một khẩu pháo chính Oto Melara nòng 76 mm theo tiêu chuẩn NATO và hai khẩu pháo phụ 20 mm Rh-202 (theo các nguồn tin khác – hai khẩu pháo 27 mm Mauser MLG27). Đương nhiên, trên tàu có radar, trạm thủy âm, thiết bị tác chiến điện tử. Bên cạnh đó, tàu Bayern được trang bị hai trực thăng Sea Lynx Mk 88.
Thủy quân lục chiến Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận hải quân toàn cầu lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh

Ý kiến ​​chuyên gia

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vladimir Karnozov lưu ý rằng, chuyến hành trình của khinh hạm Đức mang tính biểu tượng.
“Chuyến hành trình của chiến hạm Đức ở Thái Bình Dương là một hành động mang tính biểu tượng nhằm phô trương sức mạnh hải quân và hỗ trợ về mặt đạo đức cho hai nước đồng minh - Hoa Kỳ và Anh - để gây sức ép lên Trung Quốc. Chuyến đi của tàu Bayern sẽ không tạo ra bất kỳ tác động mạnh mẽ nào đến tình hình. Nhìn chung, Hải quân Đức hiện nay chủ yếu là lực lượng bảo vệ bờ biển với thành phần tàu chiến tương đối nhỏ. Điểm mạnh nhất của Hải quân Đức (Deutsche Marine) là các tàu ngầm phi hạt nhân Type 212, nhưng chúng không phù hợp cho các chuyến đi biển dài ngày - từ Biển Baltic hoặc Bắc Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Thủy thủ đoàn trên các tàu ngầm này tương đối nhỏ, không phù hợp cho một nhiệm vụ như vậy, vì thế Hải quân Đức đã lựa chọn một chiếc tàu nổi. Theo tôi, chuyến hành trình của chiến hạm Bayern có cả mục tiêu kinh tế thiết thực. Đức là nhà sản xuất thiết bị kỹ thuật chất lượng cao được công nhận trên  thế giới. Chủ yếu là thiết bị dân sự, nhưng cũng có thể là thiết bị quân sự. Có lẽ người Đức muốn giải quyết một số vấn đề, muốn tăng cường quảng bá vũ khí của họ trên các thị trường trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bằng cách trưng bày tàu chiến của họ”, - chuyên gia Vladimir Karnozov nhận xét.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала