Chuyên gia: Liệu có cần nhóm liên minh mới để đối trọng với «bộ tứ kim cương»?

© AP Photo / Elizabeth DalzielSCO
SCO - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Đăng ký
Ý tưởng thành lập một nhóm với sự tham gia của Trung Quốc, Nga, Pakistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đối trọng với «bộ tứ kim cương» Ấn Độ - Thái Bình Dương là phi thực tế và viển vông. Đó chỉ là suy đoán và tưởng tượng, - các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn cho biết như vậy.
Các chuyên gia này cho  rằng cần phải củng cố SCO, chứ không phải là tạo ra loại cơ chế khu vực nào đó chống lại các tổ chức của phương Tây.

Trung Quốc và Nga không cần đến nhóm mới về bảo vệ an ninh khu vực

Việc tăng cường vai trò của «bộ tứ kim cương» Ấn Độ - Thái Bình Dương với sự tham gia của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia trong khu vực và xa hơn nữa, đã khơi lên những cuộc thảo luận về một sơ đồ năm cạnh đặc biệt thú vị. Mới đây, điều đó được công bố trên kênh Thời sự tiếng Anh CNN News18 của Ấn Độ. Nguồn tin này nói về một thỏa thuận tiềm năng giữa Trung Quốc, Nga, Pakistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, liên quan đến sự hợp tác trong an ninh khu vực.
Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2021
Đại diện thường trực LB Nga: ASEAN mất vai trò ở Thái Bình Dương vì nhường bước cho các nước phương Tây
Kênh truyền hình nhắc rằng Trung Quốc tiếp tục có phản ứng «tiêu cực và không an toàn» đối với «bộ tứ kim cương» Ở mức này mức khác, có một số nước tán đồng với quan điểm như vậy, - kênh truyền hình lưu ý, dẫn ra lập trường của Nga như là ví dụ điển hình. Theo cách dẫn giải của kênh truyền hình này, Nga khẳng định rằng các nước phương Tây đang tham gia vào «trò chơi chống Trung Quốc» bằng cách thúc đẩy «Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương» và cái gọi là «khối vuông».
CNN News18 giả thiết rằng một nhóm với sự tham gia của Trung Quốc, Nga, Pakistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ chắc hẳn chỉ nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng mạnh của «bộ tứ kim cương» nhưng các biện pháp phản công chống lại do Trung Quốc dẫn đầu sẽ không đi quá xa.
Thay vì vội vàng công bố thành lập một cơ chế khu vực nào đó chống lại tổ chức của phương Tây, phải thấy điều quan trọng hơn là tăng cường tiềm lực của SCO, - chuyên gia Châu Vĩ Lạc từ Viện Trung Đông thuộc Đại hoc Ngoại ngữ Thượng Hải nhận xét. Học giả Châu tuyên bố điều này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, bình luận về bài đăng trên trang web của kênh truyền hình Ấn Độ.
Câu chuyện về khả năng hình thành nhóm khu vực gồm 5 bên, hơn nữa là với tuyên bố tham vọng như trong trường hợp với «khối vuông» là tạo lập một liên minh quân sự, hiện đang giống như tin hão huyền đồn thổi. Bà Maria Pakhomova, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề Chung của Phương Đông Hiện đại thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), đã cho ý kiến về chuyện này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Bà nhận xét:
«Không thể có liên minh quân sự thuần tuý ở đây. Chỉ có thể tổ chức các cuộc tham vấn với nhiều hình thức khác nhau trong lĩnh vực an ninh, về duy trì ổn định khu vực, về giải quyết một số vấn đề toàn cầu nào đó, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể là một liên minh quân sự. «Khối vuông» đang phát triển, ở mức độ nào đó đang tăng cường, nhưng chẳng hề có căn cứ nào để nói rằng Trung Quốc và Nga cùng với Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ tạo ra thứ gì đó đối lập với «bộ tứ kim cương» này. Điều đó là không cần thiết. Công việc khác là các cơ chế bảo vệ an ninh mà chúng ta đang tham gia sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển. Nhưng điều đó sẽ được thực hiện không phải để đối trọng với «bộ tứ kim cương» mà là để giảm thiểu các mối đe dọa đối với lợi ích của mình và để duy trì sự ổn định trong khu vực. Nghĩa là, không chống lại các thành viên tham gia «bộ tứ kim cương» không đối đầu với họ, mà nhằm giải quyết các vấn đề đang đặt ra trước chúng ta, với chỗ dựa là sự hỗ trợ từ quan hệ đối tác song phương và trong khuôn khổ của các cơ chế như SCO chẳng hạn. Cơ chế như vậy được tạo ra không phải để đối lập với các nhóm khu vực khác, mà là để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trước các thành viên của tổ chức».
Một chuyên gia nổi tiếng khác là Giáo sư Oleg Matveychev từ Học viện Tài chính trực thuộc chính quyền Matxcơva đã cho đánh giá khá hoài nghi về ý tưởng thành lập một nhóm khu vực với sự tham gia của Trung Quốc, Nga, Pakistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Khai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Bộ Tứ QUAD có ý định thách thức Trung Quốc trên thị trường đất hiếm
«Hiện thời tình hình với chuyện thành lập một liên minh như vậy khá là viển vông. Có vẻ giống như việc vẽ ra những tuyến đường phân chia nào đó, và thêm nữa là nỗ lực giả tạo nhằm chống lại một số nước đã và đang hợp tác cũng như trong tương lai sẽ phát triển hợp tác vì lợi ích ổn định khu vực. Tại sao trong trường hợp như vậy, người ta lại đẩy những nước này về phía bên kia chiến luỹ? Ví dụ, tôi không nghĩ rằng Nga có ý đánh mất quan hệ hữu nghị với Ấn Độ chỉ để tạo ra một loại liên minh quân sự nào đó; tốt hơn là nên củng cố quan hệ và gắn bó chặt chẽ hơn với lợi ích của mình. Nga đã có các đồng minh quân sự rồi. Có CSTO, còn tốt hơn cả một liên minh quân sự. Nga giúp đỡ Tajikistan trên bình diện quân sự, tích cực xây dựng hợp tác quân sự-kỹ thuật với Trung Quốc và Việt Nam, Pakistan, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong trường hợp như vậy, liệu Nga có cần phải tham gia vào khối 5 bên với một nước này mà phân tách với nước khác, cụ thể là với Ấn Độ hay chăng? Thực ra, làm việc theo quan điểm như vậy chỉ dấy lên sự hoài nghi. Thêm nữa, tôi nghĩ,  cả Nga và Trung Quốc đều có vũ khí của riêng mình và phần còn lại của tiềm năng quốc phòng đủ sức bảo vệ an ninh cho đất nước và chống lại bất kỳ kẻ thù nào. Trong một số trường hợp, liệu chúng ta có cần phải gánh vác trách nhiệm vì những chuyện gì đó mà Pakistan hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Iran sẽ gặp? Hầu như không cần đến thỏa thuận lớn, còn ở cấp độ song phương thì chúng ta sẵn sàng xem xét từng xung đột cụ thể, nếu như nó đe dọa lợi ích khu vực của chúng ta và an ninh của các đối tác từ «bộ ngũ» giả định này»».
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала