Hoa Kỳ và Trung Quốc khó có thể giải quyết thành công vấn đề biến đổi khí hậu

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhJohn Kerry
John Kerry - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2021
Đăng ký
Trung Quốc đang cố gắng giúp Mỹ gạt bỏ một ảo tưởng rằng, họ có thể hợp tác thành công trong những lĩnh vực có lợi cho họ, đồng thời đương đầu với Bắc Kinh trong những lĩnh vực khác.
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vấn đề biến đổi khí hậu John Kerry sẽ mang về nhà thông điệp chính của Trung Quốc: hợp tác để hạn chế biến đổi khí hậu không thể che lấp những vấn đề cơ bản trong quan hệ song phương. Hãy sửa chữa những sai lầm của bạn và sau đó mới có thể nói chuyện, Bắc Kinh gợi ý.
Hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất cho hai siêu cường. Nhưng, Mỹ đã phạm những sai lầm chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Giờ đây, Washington cho rằng, vấn đề biến đổi khí hậu là một ốc đảo xanh giữa mênh mông sa mạc trong quan hệ song phương đang xấu đi, vấn đề này sẽ giúp thiết lập sự tương tác mang tính xây dựng. Nhưng, nếu sa mạc đến từ mọi phía, thì ốc đảo khó mà duy trì được.
Ống khói ở thành phố Cát Lâm, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
Liệu Trung Quốc có thể đưa lượng khí thải CO2 về bằng 0 được hay không?
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã cố gắng truyền đạt ý tưởng này cho ông John Kerry khi trao đổi trực tuyến với quan chức Mỹ. Đặc phái viên Hoa Kỳ về Khí hậu John Kerry đến Thiên Tân. Trong chương trình nghị sự có cuộc hội đàm với các đồng nghiệp Trung Quốc. Ông Kerry đã có cuộc trao đổi với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính (Han Zheng). Và cuộc hội đàm với Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách chính sách đối ngoại Trung Quốc, Dương Khiết Trì được lên kế hoạch. Phần lớn các cuộc trao đổi với những quan chức hàng đầu của Trung Quốc đều là các cuộc gặp trực tuyến. Nhưng, với người đồng cấp Trung Quốc - đặc phái viên về biến đổi khí hậu Giải Chấn Hoa (Xie Zhenhua), ông Kerry có thể sẽ giao tiếp trực tiếp.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc thứ hai của ông Kerry trong năm nay

Bằng cách này Washington muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề biến đổi khí hậu trong sự tương tác với Trung Quốc. Mặc dù lần này trong phát biểu của ông Kerry có những lưu ý phê phán - “chúng tôi muốn để Trung Quốc tham gia tích cực hơn vào việc giảm khí thải cacbon” - nhưng, chuyến thăm Trung Quốc thứ hai của ông nói lên tầm quan trọng của chủ đề này. Hoa Kỳ hy vọng rằng, hợp tác về vấn đề biến đổi khí hậu sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc, nếu không phải là quan hệ tin cậy thì ít nhất là xây dựng tương tác hiệu quả.

Wang Yi told John Kerry in a virtual meeting that China has shown its sincerity, but climate cooperation cannot be isolated from the worsening China-U.S. relations.

Kerry said the U.S. is willing to respect China and improve communications. pic.twitter.com/WLv073ofVZ
Nhưng, nhà ngoại giao Mỹ tới Trung Quốc nhận được sự tiếp đón lạnh nhạt. Với các đại diện của Taliban*, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã có cuộc gặp trực tiếp, nhưng, với John Kerry, ông Vương Nghị chỉ giao tiếp trực tuyến và giải thích thêm: sau cuộc gặp với Kerry, ông sẽ phải cách ly trong hai tuần. Nhưng, phía Trung Quốc sẵn sàng hy sinh nếu cần thiết để thúc đẩy sự nghiệp chung chống biến đổi khí hậu. Quan trọng nhất, nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng giúp Hoa Kỳ gạt bỏ ảo tưởng rằng, một mặt, có thể theo đuổi chiến lược kiềm chế Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng nhất, mặt khác nói về sự hợp tác trong các lĩnh vực có lợi cho Mỹ. Nếu không có sự cải thiện chung trong quan hệ giữa hai nước, thì không thể xây dựng sự hợp tác hiệu quả trong vấn đề biến đổi khí hậu, ông Vương Nghị nói.
© REUTERS / Saul LoebNgoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh
Một mặt, rõ ràng là khó có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nếu không có sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Xét cho cùng, hai quốc gia này là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Mặt khác, vấn đề biến đổi khí hậu là một vấn đề phức tạp bao gồm các khía cạnh chính trị, ngoại giao, kinh tế, công nghệ và xã hội. Do đó, trong bối cảnh quan hệ chính trị ngày càng xấu đi, rất khó để nói về sự hợp tác thành công trong lĩnh vực này, chuyên gia Xu Qinhua, Phó giám đốc Viện Chiến lược và Phát triển thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Chiến lược Năng lượng và Môi trường, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Đồng thời, theo chuyên gia Xu Qinhua, Trung Quốc và Mỹ sẽ phải vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ và tìm ra ngôn ngữ chung để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vì đây là một báo động đỏ đối với nhân loại. Xét cho cùng, cả hai nước đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nhờ đó, sự hợp tác giữa hai nước sẽ làm tăng hiệu quả của những nỗ lực toàn cầu, chuyên gia kỳ vọng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16 tháng 5 năm 2015 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Liệu vấn đề khí hậu có giúp Trung Quốc và Mỹ làm lành với nhau?
Tuy nhiên, Trung Quốc nói rõ lập trường của mình: chính Hoa Kỳ là nước chịu trách nhiệm về việc mối quan hệ song phương đã xấu đi. Điều này có nghĩa là Washington phải có những bước đi cụ thể đối với Bắc Kinh để tình hình thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Vào tháng 7, trong thời gian chuyến thăm Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, Bắc Kinh đã chuyển giao cho Washington ba văn bản: các điều kiện cơ bản để duy trì quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, danh sách các sai lầm mà Hoa Kỳ cần sửa chữa, và danh sách các vấn đề gây sự quan ngại của Bắc Kinh. Chỉ có ba điều kiện cơ bản: không cố gắng thay đổi chế độ chính trị Trung Quốc từ bên ngoài, không can thiệp vào vấn đề Đài Loan, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt được cho là “vì vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc”. Tuy niên, các danh sách khác - ví dụ, danh sách các sai lầm của Hoa Kỳ, là dài hơn. Bắc Kinh muốn để Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối với sinh viên Trung Quốc, nới lỏng hạn chế thị thực, chấm dứt áp lực đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, để Mỹ có chính sách thân thiện hơn đối với các học viện Khổng Tử, v.v. Đến nay Mỹ vẫn chưa thực hiện bất kỳ bước nào để giải quyết các vấn đề trong danh sách này. Do đó, các cuộc đàm phán về khí hậu nên được coi là cơ hội để Trung Quốc một lần nữa nhắc nhở phía Mỹ về những mối quan ngại sâu sắc nhất của họ.
*Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала