Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc “ngồi xổm” lên chữ ký của chính mình

© AP Photo / CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe Quần đảo Trường Sa. Biển Đông
Quần đảo Trường Sa. Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Đăng ký
Phản ứng về Luật An toàn giao thông hàng hải Trung Quốc (sửa đổi), Việt Nam không hề “nhắc khéo” mà đã tuyên bố về vấn đề nguyên tắc chủ quyền. Đồng thời, không sa vào tranh cãi vụn vặt.
Trong những ngày gần đây, dư luận và truyền thông thảo luận rất nóng Luật An toàn giao thông hàng hải Trung Quốc (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/9/2021. Theo Luật này, các tàu thuyền nước ngoài đi vào “lãnh hải” Trung Quốc phải báo cáo thông tin về phương tiện và hàng hóa cho cơ quan quản lý hàng hải nước này. Yêu cầu khai báo được áp dụng với tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt, các chất độc hại và những tàu được coi là mối đe dọa với an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc.
Quy định về báo cáo thông tin về phương tiện và hàng hóa cho cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng UNCLOS-1982.
“Hệ thống khai báo cho các tàu đã được Trung Quốc đưa vào Luật An toàn Giao thông Hàng hải được sửa đổi hồi tháng 4. Giới chức Trung Quốc cho biết thêm các tàu sẽ phải thông báo tên, hô hiệu, vị trí và bất cứ loại “hàng hóa nguy hiểm” nào trên tàu. Nếu các tàu không khai báo theo yêu cầu, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc sẽ áp dụng các điều luật, quy định, quy tắc và những điều khoản liên quan để xử lý. Quy định về báo cáo thông tin về phương tiện và hàng hóa cho cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về luật biển UNCLOS-1982”, -Chuyên gia Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Trước hết, đối với quy định về lãnh hải: Trung Quốc không có quyền quy định lãnh hải của họ vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở của họ mà đảo Hải Nam, điểm cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là một trong các điểm để thiết lập đường cơ sở thẳng của Trung Quốc. Trung Quốc cũng không có quyền coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những điểm để thiết lập lãnh hải vì đó là lãnh thổ của Việt Nam. Trung Quốc cũng không có quyền thiết lập lãnh hải theo “đường 9 đoạn” mà họ tự vạch vẽ ra và nó đã bị Tòa Trọng tài quốc tế thường trực (PCA) tại La Haye, Hà Lan bác bỏ tại phiên xử ngày 12/7/2016.
Đảo ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2019
Biển Đông
UNCLOS 1982: 25 năm bảo đảm hòa bình trên Biển Đông
“Vì Trung Quốc là một trong số các quốc gia đã tham gia ký kết UNCLOS-1982 nên Luật An toàn giao thông hàng hải (sửa đổi) của Trung Quốc chỉ có hiệu lực đối với vùng lãnh hải rộng 12 hải lý mà UNCLOS-1982 quy định cho họ mà thôi. Trung Quốc không thể và không được phép áp dụng luật lệ của mình đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng như vùng Biển Đông nằm trong “đường lưỡi bò”, đã bị Tòa thường trực PCA phủ nhận. Nếu Trung Quốc áp dụng luật này ngoài phạm vi lãnh hải mà UNCLOS-1982 quy định cho họ thì có nghĩa là họ đã vi phạm Công ước quốc tế có chữ ký của chính mình, hay nói cách khác là “ngồi xổm” lên chữ ký của chính mình”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
Điểm tiếp theo, xét về luật pháp quốc tế đối với quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển đối với lãnh hải. Trong các quy định của UNCLOS-1982 về lãnh hải, không có điều luật nào cho phép quốc gia ven biển có quyền buộc các tàu bè của nước khác “đi qua không gây hại” trên lãnh hải phải báo cáo về các loại hàng hóa mà họ chở theo. Trừ quy định đối với các phương tiện sử dụng động cơ hạt nhân hoặc chuyên chở các chất phóng xạ hay các loại chất độc hại. Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 23 của UNCLOS-1982, các chủ tàu chỉ cần chuẩn bị mang theo đầy đủ các tài liệu và áp dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của các điều ước quốc tế đối với loại tàu thuyền đó.
© Ảnh : Phan Sáu – Sỹ Tuyên – Thắng Trung/TTXVNChiến sĩ trên đảo Đá Thị, quần đảo Trường Sa trong ca trực canh gác biển đảo Tổ quốc thiêng liêng
Chiến sĩ trên đảo Đá Thị, quần đảo Trường Sa trong ca trực canh gác biển đảo Tổ quốc thiêng liêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chiến sĩ trên đảo Đá Thị, quần đảo Trường Sa trong ca trực canh gác biển đảo Tổ quốc thiêng liêng
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh rằng, điều 21 của UNCLOS-1982 cho phép các quốc gia ven biển có thể ban hành các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình nhưng phải phù hợp với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế và phải giới hạn phạm vi áp dụng trong 12 trường hợp sau đây:
  • An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển;
  • Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác;
  • Bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn;
  • Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
  • Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đánh bắt;
  • Gìn giữ môi trường của quốc gia ven biển và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường;
  • Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
  • Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư của quốc gia ven biển;
“Đối chiếu các quy định nói trên của UNCLOS-1982 cho thấy Luật An toàn giao thông hàng hải (sửa đổi) của Trung Quốc đã có các quy định vượt ra ngoài giới hạn phạm vi các lĩnh vực được UNCLOS-1982 quy định; hay nói cách khác là Trung Quốc đã “bịa luật” để rồi “lấy luật của Trung Quốc đè lên luật Quốc tế”, - nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
Cần nói thêm rằng, Khoản 1, Điều 24 của UNCLOS-1982 còn quy định:
Tàu  016 Quang Trung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Việt Nam cử tàu chiến ra Trường Sa: Khẳng định chủ quyền trước Trung Quốc?
1. Quốc gia ven biển không được cản trở quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định. Đặc biệt khi áp dụng Công ước, quốc gia ven biển không được:
a) Áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền này;
b) Phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với các tàu thuyền chở hàng từ một quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định.
“Đối chiếu UNCLOS-1982 cho có thấy Luật An toàn giao thông hàng hải (sửa đổi) của Trung Quốc đã vi phạm rất nghiêm trọng Điểm a, Khoản 1, Điều 24 của UNCLOS-1982 khi tự cho mình quyền áp đặt các biện pháp gây cản trở quyền đi qua không gây hại. Và nói đầy đủ hơn là gây cản trở đối với tự do hàng hải quốc tế”, - Chuyên gia Hồng Long bình luận, trả lời phỏng vấn của Sputnik.
“Trung Quốc muốn mở rộng kiểm soát không gian biển, biến những khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, khi ra Luật An toàn giao thông hàng hải Trung Quốc (sửa đổi). Bằng cách này Trung Quốc đang tạo nguy cơ gây xung đột trên biển Đông, làm vùng biển này trở nên không an toàn cho hàng hải”, - Tiến sỹ sử Hoàng Giang nói với Sputnik .
Các chuyên gia Việt Nam cho rằng, chính vì sự vi phạm pháp luật quốc tế nói trên của Trung Quốc khi ban hành Luật An toàn giao thông hàng hải (sửa đổi) mà nhiều quốc gia khác đã coi luật này là vô giá trị tại các vùng biển quốc tế cũng như ngay tại lãnh hải Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc khó mà thực thi các quy định trái phép này. Nếu Trung Quốc sẽ thực hiện trên thực tế, họ sẽ phải đối đầu với cả thế giới.
Việt Nam không sa vào tranh cãi vụn vặt, tuyên bố rõ ràng về chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Các chuyên gia Việt Nam nhận định, khi đưa ra các quy định mà Sputnik đã đề cập ở trên, Trung Quốc đã vượt quá thẩm quyền của một quốc gia ven biển do UNCLOS-1982 quy định. Trung Quốc đã tùy tiện giải thích UNCLOS-1982 theo ý mình để thiết lập những sự kiểm soát trái phép. Và do đó, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng UNCLOS-1982, gây cản trở tự do giao thông hàng hải quốc tế và tạo ra nguy cơ đe dọa an ninh, an toàn hàng hải quốc tế.
Phản ứng lần này, Việt Nam vẫn giữ vững lập trường như trước đây. Việt Nam nhất quán, kiên trì bảo vệ pháp lý quốc tế; đồng thời chỉ đưa ra những tuyên bố có tính nguyên tắc mà không đề cập đến những vấn đề cụ thể để không sa vào vòng xoáy của những sự suy diễn, tô đậm của dư luận cũng như những tranh cãi vụn vặt. Trong cuộc họp báo ngày 1/9/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khuyến cáo:
“Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển. Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS”.
“Việt Nam không hề “nhắc khéo” mà đã tuyên bố về vấn đề nguyên tắc chủ quyền; đồng thời, không sa vào tranh cãi vụn vặt”, - Chuyên gia Hồng Long nói với Sputnik.
Giống như tuyên bố đối với sự phi pháp của Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về Luật An toàn giao thông hàng hải (sửa đổi) của Trung Quốc cho thấy dù họ có đặt ra luật lệ nào đi chăng nữa thì luật lệ đó vẫn cứ vô hiệu trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cũng như các khu vực khác của Biển Đông nằm ngoài lãnh hải mà UNCLOS-1982 quy định cho họ.
“Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam còn có giá trị như một lời cảnh báo về việc Trung Quốc đang tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Những sự “tùy tiện” của Trung Quốc khi ban hành Luật An toàn giao thông hàng hải (sửa đổi) vi phạm UNCLOS-1982 còn có thể trở thành “tấm gương xấu” để một số quốc gia khác làm theo, dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng khác đối với UNCLOS-1982, tạo ra nguy cơ đe dọa làm giảm  hiệu lực của văn bản pháp lý quốc tế đặc biệt quan trọng đã được ví như “Hiến pháp của Nhân loại về Biển và Đại dương:” này”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала