Những quả táo trong sự bất hòa: Lý do của tranh chấp thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc

© AP Photo / Chiang Ying-yingTáo đường
Táo đường - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Đăng ký
Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan chuẩn bị đệ đơn kiện lên WTO về lệnh cấm nhập khẩu táo đường và quả na vào Trung Quốc Đại lục. Hòn đảo cáo buộc Đại lục theo chủ nghĩa bảo hộ vì lý do chính trị. Nhưng liệu các biện pháp kiểm soát nhập khẩu của Đài Loan có lồng tính chính trị vào đó hay không?
Trong trường hợp của táo đường và quả na, có hai quan điểm. Đầu tiên là  của Bắc Kinh:  ký sinh trùng - giun có múi - gần đây đã được tìm thấy trong sản phẩm hoa quả đến từ hòn đảo. Do đó, Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành lệnh đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm này vào Trung Quốc đại lục. Tài liệu lưu ý lý do của lệnh cấm là do các sản phẩm không tuân thủ tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật. Về phần mình, Đài Loan chỉ ra quyết định cấm nhập khẩu các sản phẩm từ hòn đảo đã được công bố vào ngày Chủ nhật một cách đơn phương, không có thông báo trước hoặc tham vấn với phía Đài Loan. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn viết trên tài khoản Facebook của mình cho biết đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế. Bà Thái nhớ lại lệnh cấm cung cấp dứa từ Đài Loan vào tháng 2 năm nay. Tổng thống Đài Loan hứa sẽ hỗ trợ nông dân Đài Loan. Và Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan dọa kiện lên WTO.
Đài Bắc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2021
Mỹ chuẩn bị lưỡi câu và mồi mới cho Đài Loan?

Sự lo ngại của Đài Loan là điều dễ hiểu

Bất chấp thực tế là Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP), do bà Thái Anh Văn lãnh đạo, theo đuổi chính sách đối đầu đối với Trung Quốc đại lục, liên tục khiêu khích Bắc Kinh bằng quan hệ với Washington và có thể nói, đang trên đà vượt qua cái gọi là "lằn ranh đỏ" theo định nghĩa của Trung Quốc. Đại lục hiện vẫn là đối tác thương mại chính của hòn đảo. Năm 2020, Trung Quốc chiếm 26,3% tổng thương mại quốc tế của Đài Loan. Để so sánh: tỷ trọng thương mại với Hoa Kỳ thấp hơn gần một nửa - 13,2%. Đồng thời, thặng dư thương mại với Trung Quốc lên tới hơn 100 tỷ USD vào năm ngoái. Trong thương mại với Hoa Kỳ, thặng dư của Đài Loan chỉ ở mức 23,1 tỷ USD - ít hơn bốn lần. Do đó, việc hạn chế cung cấp các sản phẩm Đài Loan vào đại lục có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế hòn đảo. Sự phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng gia tăng trong những năm gần đây do các nhà sản xuất điện tử Đài Loan đang dần mất vị thế trước các đối thủ từ đất liền đại lục trong chuỗi giá trị toàn cầu.

China has without warning suspended imports of wax apples & custard apples from Taiwan. While we condemn their breach of international norms, we will do all we can to support #Taiwan's agricultural sector & make sure that more people enjoy our delicious produce. pic.twitter.com/WCHWmXpOs0
Mặt khác, nếu thực sự tìm thấy ký sinh trùng trong các sản phẩm Đài Loan, thì khó trách Bắc Kinh cấm nhập khẩu các mặt hàng không đáp ứng yêu cầu an toàn. Rất khó để nói các trường hợp đã được xác định nghiêm trọng đến đâu. Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hu Xijin trong chuyên mục của mình, bình luận về lệnh cấm cung cấp trái cây, một mặt, thẳng thắn chỉ ra quyết định này chỉ do việc ký sinh trùng nhiều lần được tìm thấy trong các sản phẩm được cung cấp từ Đài Loan. Mặt khác, trong cùng một bài báo, ông viết:
“Nếu quan hệ giữa đại lục và Đài Loan đủ tốt, nhiều người Trung Quốc sẽ không coi trọng việc trái cây Đài Loan có thể chứa sâu bệnh. Nhưng với việc các nhà lãnh đạo DPP ly khai chọn đóng vai những chú chó nhỏ của Washington, không có lý do gì khiến Trung Quốc phải mua trái cây Đài Loan bị nhiễm độc”.
Chef Hung với đĩa mì bò lá dứa bên ngoài nhà hàng của anh ấy ở Đài Bắc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2021
Hãy nhấm nháp dứa: Thứ quả mà Đài Loan khuyến khích ăn còn Bắc Kinh ra lệnh cấm
Đồng thời, không nên quên bản thân Đài Loan tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật một cách rất chọn lọc, các quyết định đưa ra thường có động cơ chính trị. Ví dụ, trong khi Đài Loan có lệnh cấm nghiêm ngặt đối với việc sử dụng chất ractopamine trong thức ăn gia súc, thì chính quyền bà Thái Anh Văn lại dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò và thịt lợn Mỹ có chứa ractopamine kể từ đầu năm nay. Quyết định này được thúc đẩy bởi nhu cầu phát triển hợp tác kinh tế và thương mại song phương trong bối cảnh khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, không chỉ những người phản đối DPP - Quốc dân đảng đối lập, mà cả những người dân Đài Loan bình thường cũng tỏ ra phẫn nộ trước quyết định này. Không chỉ vậy, mức độ an toàn của việc sử dụng ractopamine vẫn chưa được chứng minh. Những phê duyệt này không áp dụng cho các nhà sản xuất địa phương Đài Loan, những người sẽ mất lợi thế cạnh tranh của họ nếu các sản phẩm của Mỹ thâm nhập vào thị trường địa phương.
Thời gian sẽ trả lời việc cuộc tranh chấp trái cây hiện tại giữa Trung Quốc và Đài Loan sẽ diễn biến như thế nào. Cơ quan quản lý nông nghiệp Đài Loan đang chờ giải thích chi tiết từ Bắc Kinh vào cuối tháng 9, nếu không, họ hứa sẽ nộp đơn kiện lên WTO. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điều này thực sự sẽ giúp ích bao nhiêu cho nông dân Đài Loan. Hiện tại, Cơ quan Phúc thẩm của WTO vẫn chưa có các trọng tài viên mới, do Hoa Kỳ đang ngăn cản việc bổ nhiệm. Tất nhiên, cơ quan chính để giải quyết các tranh chấp của WTO vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, việc thi hành các quyết định của tòa thực sự trở nên hoàn toàn không bắt buộc, vì quyết định của Tòa phúc thẩm, mà hiện đang bị vô hiệu hóa, vẫn được coi là cuối cùng. Ngay cả khi WTO đưa ra quyết định thì cũng sẽ mất nhiều thời gian. Một cuộc điều tra trong tổ chức có thể kéo dài từ 180 ngày đến hai năm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала