Tại sao nhiều công ty nước ngoài vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc

© Depositphotos.com / Bonandbon Tháp CITIC ở Bắc Kinh
Tháp CITIC ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Đăng ký
Các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khiếu kiện về sở hữu trí tuệ. Năm ngoái, ở Trung Quốc số hồ sơ kiện các công ty nước ngoài về vi phạm sở hữu trí tuệ đã đến mức nhiều gấp ba lần so với năm 2016.
Suổt thời gian dài Trung Quốc đã phải hứng chỉ trích của cộng đồng quốc tế vì sự bất cập trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, giờ đây đất nước ngày càng thường xuyên trở thành động lực khai sinh những thành tựu trí tuệ của chính mình.

Những khiếu kiện cơ bản gắn với cái gì?

Chẳng hạn, năm ngoái, có tổng cộng 28.528 đơn kiện về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được trình lên các tòa án sơ thẩm của Trung Quốc. Như vậy là nhiều hơn 1/3 so với một năm trước đó. Phần lớn các khiếu kiện gắn với sự vi phạm về bản quyền, thương hiệu cũng như bằng sáng chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Theo thông báo của Nikkei Asia, công ty Nhật Bản Mujirushi Ryohin vẫn đang phải bận tâm phân giải với phía Trung Quốc trong hơn chục vụ kiện về quyền sở hữu trí tuệ. Các công ty Trung Quốc bắt đầu khởi kiện các nhà sản xuất tầm cỡ của thế giới. Ví dụ, Apple đang phải tham gia vụ kiện kéo dài với một công ty trí tuệ nhân tạo nhỏ của Trung Quốc là Xiao-i. Công ty «nhóc con» này đã đệ đơn kiện «người khổng lồ» Apple trị giá 1,4 tỷ USD vì cho rằng trợ lý giọng nói Siri trong các thiết bị của tập đoàn Mỹ đã sử dụng bất hợp pháp công nghệ mà Xiao-i phát minh.
Samsung Electronics Co. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2021
Samsung sẽ mở rộng nhà máy ở Việt Nam, tăng sản lượng để đối đầu với Apple và Xiaomi

Cỗ máy photocopy khủng

Suốt trong mấy thập kỷ, Trung Quốc «dính chặt» hình mẫu tai tiếng là một «cỗ máy photocopy khổng lồ». Bởi công nghệ của riêng Trung Quốc còn ít ỏi, mà luật pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng chưa phát triển, nhiều người «táo bạo» ở nước này không hề thấy lương tâm cắn rứt khi cứ sao chép các sản phẩm và thương hiệu nước ngoài một cách «vô tư». Chuyện ở đây nói về quần áo «nhái», rồi đồ điện tử, ô tô… - nói cách khác thì trong gần như toàn bộ phạm vi các sản phẩm hàng hiệu, đều có thể bắt gặp hàng giả của Trung Quốc.
Qua thời gian, tình hình có sự thay đổi. Trước hết, Trung Quốc bắt đầu tự sáng chế công nghệ và trong những năm gần đây, đất nước này đã vươn lên vị thế dẫn đầu thế giới về số lượng bằng phát minh. Ví dụ, năm 2020, Trung Quốc đã nộp 69.000 hồ sơ trong khuôn khổ Hiệp ước về Hợp tác Sáng chế, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác. Trong xếp hạng Chỉ số Đổi mới Toàn cầu do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization – WIPO) xác lập, CHND Trung Hoa đứng thứ 14 trong số 131 nước, hơn Nhật Bản hai bậc. Trung Quốc đang trở thành cầu thủ đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống đổi mới toàn cầu và đã vượt mặt hàng loạt nước phát triển về kỹ thuật số then chốt. Chẳng hạn, về 5G, Trung Quốc sở hữu số lượng bằng sáng chế lớn nhất. Tỷ trọng nền kinh tế kỹ thuật số trong GDP của CHND Trung Hoa là 36% và chiếm hơn 2/3 tổng mức tăng trưởng GDP. Năm trước, chính quyền CHND Trung Hoa bắt đầu coi dữ liệu như là một yếu tố sản xuất mới song hành với lao động truyền thống, đất đai và vốn tư bản, cần tạo ra các cơ chế hiệu quả để bảo vệ và quản lý yếu tố đó.

Thực hiện nhiều công việc theo hướng này

Trung Quốc đã tăng cường đáng kể luật pháp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Năm 2019, đã xét lại Luật về Thương hiệu, cụ thể là cấm đăng ký hồ sơ hư cấu cho thương hiệu mà sau đó công ty không định sử dụng thực sự. Luật về Cạnh tranh không lành mạnh đã quy kết trách nhiệm pháp lý đối với những cá nhân thúc đẩy hoặc dung túng cho việc làm rò rỉ bí mật thương mại. Luật về Bản quyền được hiệu chỉnh vào năm 2020 đã nâng mức bồi thường thiệt hại tối đa lên gấp chục lần.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Ngân hàng Nhà nước nói gì về triển khai thí điểm Mobile money ở Việt Nam?
Như vậy, khung pháp lý đã được cải thiện trong những năm gần đây hiện đang tạo điều kiện để Trung Quốc bảo vệ quyền của mình tốt hơn, - chuyên gia Dịch Vĩ đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Luật và Cạnh tranh thuộc Đại học Chính trị và Luật Hoa Đông (Thượng Hải) nói với Sputnik.
Khi hoạt động của các công ty Trung Quốc đạt đến quy mô tương đương với những «gã khổng lồ» công nghệ lớn của thế giới, họ cần có hỗ trợ pháp lý để bảo vệ khoản có tài sản của mình, trong đó có tài sản trí tuệ. Đồng thời, hệ thống luật pháp Trung Quốc, theo thông lệ, vẫn có ưu ái tạo điều kiện cho các công ty của nước nhà. Tòa án Trung Quốc theo yêu cầu của một trong các bên sẽ áp dụng biện pháp tạm thời, cấm nộp hồ sơ kiện tương tự ở cơ quan tài phán khác (anti-suit injunction). Ví dụ, theo quyết định của tòa án Vũ Hán, công ty InterDigital của Mỹ bị cấm nộp đơn kiện nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc Xiaomi ở bất kỳ khu vực tài phán nào khác. Nếu không chấp hành, công ty Mỹ sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt tương đương 1 triệu USD mỗi tuần. Như thông báo của WSJ, tòa án Trung Quốc đã tuyên phán quyết tương tự chống lại Huawei, BBK Electronics, cũng như Samsung của Hàn Quốc khi đang có kiện tụng với tập đoàn Ericsson của Thụy Điển. Bằng cách như vậy, ngày càng nhiều công ty Trung Quốc muốn bảo vệ quyền lợi của họ một cách chặt chẽ trên bình diện pháp lý, - chuyên gia Dịch Vĩ giải thích.
© AFP 2023 / Greg BakerMọi người đi dạo qua cửa hàng Xiaomi ở Bắc Kinh
Mọi người đi dạo qua cửa hàng Xiaomi ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Mọi người đi dạo qua cửa hàng Xiaomi ở Bắc Kinh
Trong Kế hoạch 5 năm mới quy định rằng Trung Quốc cần duy trì tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong GDP ở mức ổn định. Và thậm chí nâng cao lợi thế cạnh tranh của nó. Trong bối cảnh quan hệ xấu đi với các nước phương Tây, vốn trong nhiều năm vẫn là nguồn cung cấp công nghệ quan trọng cho Trung Quốc, Bắc Kinh đã nhận thức được rằng phải dựa vào sức mạnh của chính mình, đạt độc lập về công nghệ và sản xuất công nghiệp.
Nhiều chương trình mục tiêu phục vụ sự phát triển của Trung Quốc, bao gồm chương trình «Sản xuất tại Trung Quốc – 2025», «Tiêu chuẩn Trung Quốc – 2035» hướng tới tăng cường tiềm năng đổi mới sáng tạo ứng nghiệm và sản xuất của đất nước. Như thực tiễn cho thấy, càng tiến sâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, thì càng có nhiều nước muốn kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, hoặc tối thiểu là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nước này. Nhưng trò chơi cũng đáng giá. Những năm gần đây, trong môi trường kinh doanh Trung Quốc xuất hiện câu ngạn ngữ mới thậm chí còn trở thành trào lưu mốt: công ty cấp III sản xuất sản phẩm, công ty cấp II sáng chế công nghệ còn các công ty cấp I đặt ra tiêu chí chuẩn mực.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала