Quảng trường Manezh: Nơi giao nhau của các thời đại

© Sputnik / Ramil SitdikovQuảng trường Manezh
Quảng trường Manezh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quảng trường Manezh là sự pha trộn kỳ lạ của nhiều di tích kiến trúc các giai đoạn khác nhau với những công trình hiện đại.

Từ đây bạn có thể nhìn thấy bức tường điện Kremlin cổ kính, tòa nhà trường Đại học Quốc gia Moskva thế kỷ XVIII, khách sạn "National" đầu thế kỷ XX và Trung tâm thương mại ngầm dưới lòng đất được xây dựng vào giữa những năm 90 thế kỷ trước.

Sau hỏa hoạn năm 1812, gần như thiêu hủy toàn bộ thành phố, Moskva đã phải xây dựng lại từ đầu. Năm 1817, trên nền cũ những ngôi nhà bị cháy rụi đã mọc lên một quảng trường mới. Quảng trường được đặt tên là Manezh vì gần đấy có tòa nhà lớn Manezh được thiết kế để huấn luyện kỵ sĩ cận vệ. Chẳng bao lâu sau giới nghệ sĩ và nhạc sĩ đã đẩy lùi các kỵ sĩ. Năm 1867, tại quảng trường đã tổ chức một buổi hòa nhạc lớn: dàn hợp xướng 500 người biểu diễn trước 12.000 khán giả. Từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày nay, Manezh cũng là nơi tổ chức triển lãm tranh mỹ thuật và các hội chợ lớn.

Năm 1962, một vụ xì-căng-đan đã nổ ra tại Manezh khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đến thăm triển lãm tác phẩm của các họa sĩ tiền phong. Sự đổi mới và thử nghiệm sáng tạo trừu tượng của họ khiến ông ta nổi cơn thịnh nộ. "Nhân dân Liên Xô không cần thứ nghệ thuật như thế này!" — Khrushchev giận dữ nói và yêu cầu "ngăn chặn sự thối tha" đó. Ngày hôm sau, cả nước bắt đầu chiến dịch chống "chủ nghĩa hình thức và trừu tượng." Nghệ thuật tiên phong của Liên Xô trong nhiều thập kỷ đã bị cấm và chỉ được hợp pháp hóa trong năm 80. Chẳng bao lâu sau, ban lãnh đạo đảng đưa Khrushchev ra khỏi chính quyền, ông ta qua đời năm 1971. Trớ trêu thay, tác giả bia mộ vị lãnh đạo thất sủng lại do nhà điêu khắc tiên phong Ernst Neizvestnyi — một trong những người mà nhà lãnh đạo Khrushchev đã lớn tiếng phê phán trong cuộc triển lãm ở Manezh.

Năm 2004, sau một vụ hỏa hoạn, tòa nhà Manezh bị đã phải xây dựng lại. Cuộc phục chế công phu đã cho phép tăng diện tích triển lãm của tòa nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do những cải tiến đó mà Manezh bị bị mất đi một số giá trị lịch sử.

Giữa bức tường điện Kremlin và Manezh là Vườn Alexander. Khu vườn này được xây dựng vào năm 1823 và trở thành một trong những địa điểm vui chơi giải trí yêu thích của người dân Moskva. Năm 1914, trong khu vườn đã dựng đài tưởng niệm để kỷ niệm 300 năm triều đại Romanov. Tượng đài khắc tên tất cả các vị hoàng đế Nga. Nhưng ba năm sau, cuộc Cách mạng tháng Mười nổ ra và chế độ quân chủ sụp đổ. Chính phủ Liên Xô ra lệnh xóa tên các "bạo chúa". Tên tuổi các vị Nga Hoàng được thay thế bằng tên của các nhà lý luận Mác-xít. Năm 2013, nhân kỷ niệm 400 năm triều đại Romanov, đài tưởng niệm được trở lại hình thức ban đầu, với tên tuổi các vị Hoàng đế Nga.

Năm 1966, Mộ Chiến sĩ Vô danh xuất hiện trong Vườn Alexander. Đây là tượng đài cho hàng triệu người lính đã hy sinh vì đất nước trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chống phát xít Đức. Hàng triệu người đến đây đặt những đóa hoa tươi thắm trước Ngọn lửa bất diệt và nghiêng mình trước vong linh các liệt sĩ.

Khi đến Moskva, nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ, ngôi sao ca nhạc hoặc tài tử Hollywood thường dừng chân trong khách sạn năm sao "National" trên Quảng trường Manezh, đối diện với điện Kremlin. Từ khi được xây dựng vào năm 1903, khách sạn này là một trong những khách sạn sang trọng bậc nhất ở Moskva. Ngày nay "National" được liệt vào danh sách di tích kiến trúc của thủ đô Nga.

Vào giữa những năm 90, chính quyền Moskva đã quyết định cải tạo Quảng trường Manezh. Nơi đây xuất hiện một trung tâm thương mại khổng lồ xây ngầm dưới lòng đất, với mái vòm thủy tinh, với đài phun nước có nhiều tác phẩm trang trí và điêu khắc.

Không phải tất cả người dân Moskva đều hoan nghênh diện mạo mới của Quảng trường Manezh. Chính quyền Moskva đã bị chỉ trích nặng nề. Cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra dai dẳng mãi rồi cũng đến hồi kết.

Mỗi thời đại lịch sử đều để lại dấu ấn kiến trúc riêng tại Quảng trường này. Thử hỏi, liệu có nên tranh luận với Thời gian?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала