Ai ủng hộ loại bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam và vì sao?

© AFP 2023 / HOANG DINH Namquân đội Việt Nam
quân đội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước ngưỡng chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận về bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh - Sputnik Việt Nam
Lầu Năm Góc tán thành tháo bỏ hạn chế về vũ khí với Việt Nam
Thực ra trong đề xuất của Bộ trưởng Mỹ không có gì mới mẻ, — chuyên viên khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nhận xét. — Ý kiến tương tự đã nhiều lần được nêu lên và có sự ủng hộ của các đại diện tổ hợp quân sự-công nghiệp Mỹ, những nhân vật luôn luôn sẵn sàng bán mọi thứ cho bất cứ ai. Hòa giọng với họ còn có hàng loạt chính trị gia Mỹ, tính toán rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận sẽ khuyến khích ban lãnh đạo Việt Nam đi tới chỉnh sửa cấu trúc nề nếp xã hội-chính trị trong nước, dẫn đến sự ra đời của hệ thống đa đảng.

Trong khi kiên quyết phản bác những đòi hỏi về xã hội-chính trị từ phía Hoa Kỳ, ban lãnh đạo Việt Nam cũng tán thành khả năng dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận của Mỹ trong việc bán vũ khí, — chuyên viên Nga nhận xét.

Ông Grigory Lokshin nói:

"Tất cả các chuyến thăm gần đây của các nhà lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Kỳ đều kèm theo đòi hỏi loại bỏ tất cả các hạn chế. Đối với Việt Nam đó là vấn đề nguyên tắc. Chừng nào còn hạn chế, chừng đó chưa thể nói chuyện bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước, — quan điểm của người Việt Nam là như vậy".

Điều đó trong bất kỳ cách nào cũng không có nghĩa là Việt Nam sẽ ngay lập tức vội vàng mua các vũ khí sát thương của Mỹ. Thậm chí kể cả hồi cuối năm ngoái, sau khi diễn ra động tác nới lỏng lệnh cấm vận, vẫn không hề ghi nhận một phi vụ mua hàng nào của Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Chuyên viên Lokshin nói tiếp: "Việt Nam có một đối tác truyền thống về hợp tác quân sự-kỹ thuật, đó là Nga. Trong trang bị của Quân đội Việt Nam, 90% là vũ khí Nga. Thực chứng hiệu quả cao của vũ khí Nga thể hiện ở Việt Nam trong những năm kháng chiến chống xâm lược Mỹ cũng như trong quá trình các sự kiện gần đây ở Syria. Việt Nam đang tiếp tục nhận lô hàng máy bay chiến đấu, tàu ngầm mới do Nga cung cấp. Trung tuần tháng Tư tại nhà máy đóng tàu Ba Son đã hạ thủy tiếp hai trong số mười tàu tên lửa "Molnya", được đóng theo giấy phép của Nga. Và mới đây tại Nga cũng làm lễ hạ thủy khu trục hạm chiến đấu "Gepard" thứ ba do Nga xây dựng dành cho hải quân Việt Nam, thêm nữa, chiếc thứ tư cũng đang trong kế hoạch hạ thủy không xa. Việt Nam đã bày tỏ mong muốn đặt hàng ở Nga thêm cặp tàu thứ ba "Gepard". Trong đó đáng chú ý là những khu trục hạm mới sẽ được trang bị loại tên lửa rất giống với "Kalibr" mà tầm xa hoạt động lên đến hai nghìn cây số, như đã chứng tỏ trong các sự kiện ở Syria.  

Tôi không thấy sẽ có bất kỳ thay đổi lớn nào trong chính sách mà Việt Nam thi hành về quan hệ với Hoa Kỳ, — nhà khoa học chính trị Grigory Lokshin dự đoán. — Trong trường hợp vì lợi ích kiềm chế Trung Quốc mà Hoa Kỳ dành sự giúp đỡ công nghệ, mở thị trường, thì hẳn là Việt Nam sẵn sàng sử dụng. Nhưng sẽ không bao giờ có nhượng bộ trong những vấn đề cốt yếu. Washington chẳng nên trông đợi một liên minh quân sự nào với Hà Nội, mà cần hiểu chủ trương nguyên tắc "ba không" của Việt Nam. Đó là: không có căn cứ nước ngoài, không có khối quân sự và không liên minh với nước nào nhằm chống lại bên thứ ba".

Về vấn đề này, một chuyên viên nổi tiếng của Việt Nam là PGS-TS Vũ Quang Hiển nêu nhận xét như sau: 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала