Ông Ban Ki-moon đến Matxcơva: Thế giới được bài học đạo đức

© AP Photo / Mohammad HannonBan Ki-moon
Ban Ki-moon - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon sẽ tới Matxcơva để tham dự lễ hội kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng

Loan báo về quyết định kể trên, đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" ​​không thể không lưu ý rằng thông tin này xuất hiện "trong bối cảnh những tuyên bố chấn động rằng sau sự sáp nhập Crưm vào Nga, Matxcơva không xứng nhận được sự ủng hộ ở tầm cỡ như vậy".

Quyết định của ông Ban Ki-moon đến Matxcơva đã gây sự bất mãn ở Kiev và Litva.  Đại sứ Litva tại LHQ Raymond Murmokayte trong tháng này là Chủ tịch Hội đồng Bảo an đã tuyên bố với các phóng viên rằng Litva "có thái độ hiểu biết với mối quan ngại mà phía Ukraina thể hiện", trong chừng mực "Ukraina đã sa vào cuộc chiến mà Kiev không mong muốn". Những lời lẽ này ám chỉ đến cuộc chiến tranh mà Kiev đang tiến hành dường như để "bảo vệ chống lại sự xâm lăng của Nga". Thực ra đây là luận điệu dối trá trắng trợn: ở miền đông-nam, quân đội Ukraina  và các đơn vị dân tộc chủ nghĩa của Kiev không giao chiến với quân đội Nga mà là đánh nhau với chính các cư dân của nước mình, những người không tán thành cuộc đảo chính bất hợp hiến ở Kiev. Sự dối trá bao trùm tất cả những gì gắn với lễ kỷ niệm Chiến thắng phát-xít Đức, — ông Andrei Ivanov chuyên gia hàng đầu của Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc MGIMO nêu ý kiến.

Ban Ki-moon - Sputnik Việt Nam
Tổng thư ký LHQ gọi việc chiến binh IS phá hủy những di tích văn hóa là tội ác chiến tranh

"Hòng làm bẽ mặt Nga, một số lãnh đạo phương Tây đã thỏa thuận sẽ kỷ niệm mốc Chiến thắng lần thứ 70 không ở Matxcơva mà là ở Kiev. Nhưng lực lượng chống Đức Quốc xã là Liên Xô, với thủ đô là Matxcơva.  Và chính ở Matxcơva chứ không phải là Kiev, sau khi kết thúc chiến tranh đã diễn ra cuộc duyệt binh Chiến thắng lịch sử, trong đó trước Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ chất đống những lá cờ và kỳ hiệu của các đơn vị Đức Quốc xã bị quân đội Xô-viết đánh bại tan tành.  2/3 toàn bộ tổn thất của quân đội Đức là ở mặt trận phía Đông. Nhưng phương Tây ngày càng lớn tiếng nói rằng Liên Xô thực ra chỉ giúp Mỹ, cường quốc đóng góp nhiều nhất trong việc đánh tan nước Đức phát-xit. Không cần bàn cãi gì, quả là Hoa Kỳ đã giúp Liên Xô thông qua việc cung cấp vũ khí và đạn dược, thế nhưng cuộc chiến đấu với quân Đức trên lãnh thổ châu Âu chỉ diễn ra vào năm 1944. Mà liền sau đó lực lượng Mỹ và Anh bị bao vây ở Ardennes, rồi chắc chắn sẽ bị tiêu diệt nếu quân đội Liên Xô không ngay lập tức bắt đầu đòn tấn công như vũ bão".

Mali - Sputnik Việt Nam
Nhân viên LHQ và EU thiệt mạng trong vụ khủng bố tại Mali

Nhân tiện cần nói thêm, sau đó, Liên Xô đã một lần nữa giúp người Mỹ  tránh được tổn thất lớn, khi Hồng quân tham gia cuộc chiến chống Nhật Bản, — chuyên viên Andrei Ivanov nhắc nhở. Quân đội Xô-viết đã đánh tan và buộc đội quân Quan Đông hàng triệu binh sĩ Nhật phải đầu hàng, giải phóng một nửa Triều Tiên. Nhưng chỉ có thể đạt được kết quả như vậy bởi tháng Năm 1945 nước Đức phát-xit đã bị thua trận.  Và bây giờ việc Tổng thống Hàn Quốc Park Gheun-hee từ chối đến Matxcơva có thể bị xem như biểu hiện của thái độ vô ơn bất kính đối với những ân nhân đã giúp người Triều Tiên thoát khỏi ách chiếm đóng của quân phiệt Nhật Bản, — chuyên viên Nga nhận định.

Chiến binh Shiite tại Yemen - Sputnik Việt Nam
LHQ di tản nhân viên khỏi thủ đô Yemen

Tuy nhiên, — ông Andrei Ivanov nói tiếp —, chuyến đi của ông Ban Ki-moon đến Matxcơva, ở  mức độ nhất định sẽ sửa chữa sự bất tiện lúng túng của tình huống trong khi nhà lãnh đạo Hàn Quốc và một số nước khác thẳng thừng tẩy chay lễ kỷ niệm ở Matxcơva. Không nên quên rằng ông Ban Ki-moon là người Triều Tiên và bằng hành động của mình, ông nhắc nhở tất cả rằng trên đời này có những thứ  còn quan trọng hơn cả chính trị. Đó là ký ức vĩnh cửu và lòng biết ơn chân thành.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала