Không phổ biến vũ khí hạt nhân và không cho phép chế tạo vũ khí hạt nhân

© Flickr / The Official CTBTO PhotostreamVụ nổ hạt nhân
Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hiện nay tròn 45 năm kể từ khi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) có hiệu lực. Hiệp ước này có 190 quốc gia ký kết.

 Trong khi đó, các nước như Ấn Độ, Pakistan, Israel không tham gia và Bắc Triều Tiên đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước.

Cuối những năm 60 của thế kỷ trước, tài liệu này đã được soạn thảo bởi Ủy ban Liên hợp quốc về giải trừ quân bị và được sự chấp thuận của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Nội dung chủ yếu của Hiệp ước là ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và tạo cơ hội thuận lợi cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình. Các quốc gia ký kết hiệp ước có nghĩa vụ trao đổi đầy đủ mọi vật liệu, thiết bị, và thông tin khoa học kỹ thuật. Đặc biệt có điều khoản quy định rằng những nước không sở hữu vũ khí hạt nhân không được nhận từ các nước khác, không tự sản xuất và không giúp nước khác phát triển vũ khí hạt nhân. Có lẽ đây chính là quy định khó chấp nhận nhất đối với những quốc gia có tiềm năng hạt nhân, nhưng không muốn ký Hiệp ước. Nhà phân tích chính trị Vladimir Yevseyev cho biết:

“Israel, Ấn Độ và Pakistan không ký Hiệp định không phố biến hạt nhân bởi họ cho rằng hiệp ước không bình đẳng. Theo Hiệp ước này, các quốc gia hạt nhân chính thức có lợi thế hơn so với những quốc gia phi hạt nhân.  Một số người thậm chí còn gọi đây là "phân biệt chủng tộc hạt nhân."

Tiện thể nói thêm, vấn đề không phổ biến hạt nhân ở các quốc gia này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, và điều đó không thể đáp ứng đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Giám đốc chương trình "Nga và vấn đề không phổ biến hạt nhân" Andrei Baklitsky cho biết:

“Tất cả các nước này tuyên bố và cố gắng thực hiện mọi nỗ lực để công nghệ hạt nhân của họ không ra khỏi phạm vị đất nước. Ấn Độ và Israel thực hiện tốt việc này, nhưng trong trường hợp Pakistan thì không hẳn thế. Trong những năm gần đây, Pakistan cũng tuyên bố rằng nước này đang nỗ lực làm mọi việc để đảm bảo rằng công nghệ hạt nhân của mình vẫn chỉ ở trong phạm vi đất nước và không được chuyển giao cho nước khác.”

Đồng thời, các chuyên gia không loại trừ rằng, gần như tất cả các quốc gia này có thể ký Hiệp định bất cứ lúc nào. Và đó chính là con đường mà Ấn Độ bắt đầu dấn thân vào. Cho đến nay, Ấn Độ đã chuyển nhiều doanh nghiệp khu vực dân sự sang lĩnh vực hạt nhân dưới sự kiểm soát của IAEA. Xin nhắc lại rằng Hiệp ước kiểm soát không phổ biến được thực hiện với sự hỗ trợ của IAEA. Nhưng mỗi nước thành viên NPT không sở hữu vũ khí hạt nhân phải ký thỏa thuận với IAEA. Các chuyên gia không loại trừ rằng Pakistan có thể đi theo con đường này. Với Israel, vấn đề phức tạp hơn: tại thời điểm này họ không có các cơ sở có thể đặt dưới sự kiểm soát của IAEA.

Mỹ thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1952 - Sputnik Việt Nam
Một người Mỹ thu thập chữ ký ủng hộ tấn công hạt nhân vào Nga
Theo ông Andrei Baklitsky, một vấn đề phức tạp hơn đe dọa thế giới hiện đại là "bom bẩn".:

“Bom bẩn là loại vũ khí phóng xạ đơn giản nhất. Nó không phải là vũ khí hạt nhân. Lấy bất kỳ vật liệu phân hạch phóng xạ nào và gắn nó vào một chất nổ thông thường. Khi thuốc nổ thông thường đó phát nổ, vật liệu hạt nhân sẽ tung ra trong một khu vực nhất định, gây ô nhiễm phóng xạ. Vật liệu đó không tạo ra công suất bổ sung nào cho thuốc nổ. Nhưng nó tạo ra sự hoảng loạn, tạo ra khu vực bị ảnh hưởng. Và trong bối cảnh này, điều đó rất hấp dẫn đối với những kẻ khủng bố.”

Ngày nay, thực tế những kẻ khủng bố có thể sử dụng bất kỳ chất thải hạt nhân nào chính là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại. Có nghĩa là tất cả các nước sở hữu công nghệ hạt nhân cần chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc bảo vệ chất thải hạt nhân, sao cho nguồn phóng xạ không lọt vào tay bọn khủng bố.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала