Mỹ coi Việt Nam như một chỗ dựa trong chính sách kiềm chế Trung Quốc

© Flickr / Maurice KoopQuốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong những ngày này cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đang có mặt ở Hà Nội.

Còn sắp tới, Tổng Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thực hiện chuyến thăm Mỹ đầu tiên trong lịch sử quan hệ của hai nước. Những sự kiện này đánh dấu kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ. Trong những năm qua, hợp tác giữa hai nước đạt được những thành tựu ấn tượng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Kể từ năm 2013, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được nâng lên cấp độ "đối tác toàn diện". Điều này có nghĩa, các bên đạt được tiến bộ về lòng tin và tạo dựng cơ sở đáng kể mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.

Các chiến binh “Nhà nước Hồi giáo” - Sputnik Việt Nam
Chuyên viên quân sự Việt Nam: Hoa Kỳ dung dưỡng kẻ thù
Tháng 10 năm 2014, Washington tuyên bố gỡ bỏ một phần lệnh cấm cung cấp vũ khí phi sát thương cho Việt Nam, với triển vọng phổ biến quyết định lên tất cả các loại vũ khí. Đây là quyết định không hề ngẫu nhiên. Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là một phần quan trọng của chính sách kiềm chế Trung Quốc. Chính sách đã được chính quyền Tổng thống Obama thông qua vào năm 2010, — ông Valery Fenenko, chuyên gia về Mỹ từ Đại học tổng hợp quốc gia Moskva (MGU) đề cập điều này tại Hội thảo quốc tế do Viện phương Đông học tổ chức ngày 18 tháng 6 tại Matxcơva: “Năm 2009, có hai nhiệm vụ đối ngoại ưu tiên của chính quyền ông Obama ở Thái Bình Dương đã thất bại: tạo vùng thương mại tự do ở châu Á – Thái Bình Dương và cùng Trung Quốc lập "bộ đôi" thống trị khu vực. Khi đó, Hoa Kỳ quyết định chuyển sang chính sách "kiềm chế Trung Quốc." Những nhân tố chính của chính sách này: khôi phục các khối với Australia và New Zealand, tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á và mở rộng độc lập quân sự-chính trị cho Nhật Bản. Việc Bắc Kinh tuyên bốn khu vực lợi ích ở Biển Đông là mở cơ hội để Mỹ gia tăng sự hiện diện tại Đông Nam Á. Thỏa thuận với Philippines đã cho phép Mỹ bố trí tại nước này các căn cứ quân sự, với Singapore – triển khai tàu sân bay nhằm kiểm soát eo biển Malacca. Với người Mỹ, các xung đột ở Biển Đông là một phần của chiến lược kiềm chế Trung Quốc và không thể chỉ là các xung đột mang tính cục bộ. Đây không hề là sự bảo vệ quyền lợi các nước nhỏ, trái lại là những cơ hội để Mỹ nâng cấp hệ thống hiện diện tại khu vực.”

 Để thực hiện thành công chiến lược của mình ở châu Á, Washington cần mở rộng mạng lưới đối tác, lập một kiểu "đội cảnh vệ" chống Trung Quốc. Các đối tác sẽ hỗ trợ đường lối của Washington, đồng thời giảm bớt nguy cơ thu hút quân đội Mỹ vào các xung đột không mong muốn. Washington cũng nhìn nhận Hà Nội là một đối tác như vậy, — chuyên gia Daniel Schaeffer, Trung tâm Nghiên cứu “Asie 21” của Pháp nêu nhận xét:  “Nhưng đó sẽ là mối quan hệ đối tác đặc biệt. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã nhắc nhở điều này với đồng nghiệp của ông là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong phiên họp Đại hội đồng LHQ hồi tháng 9 năm 2014. Ông Phạm Bình Minh nêu lên "ba không" của chính sách đối ngoại Việt Nam: không tham gia các liên minh quân sự, không cho phép nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và  không dựa vào ai để chống lại bên thứ ba.”

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала